Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột thơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 5 dòng giống dưa chuột thơm trồng vụ đông xuân tại tỉnh bình định (Trang 58 - 62)

- Thời vụ trồng: Thí nghiệm được bố trí ở vụ đông xuân. + Ngày gieo: 08/12/2018

+ Vườn ươm:

Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm ở 35 đến 40°C khoảng từ 1 đến 2 giờ, ủ nứt nanh thì đem gieo trong khay nhựa có chứa hỗn hợp đất bột trộn phân hoai mục và trấu hun đã được xử lý phòng trừ sâu bệnh theo tỷ lệ 1,0 : 0,7 : 0,3. Gieo 1 hạt vào 1 ô khay, gieo xong phủ kín hạt, tưới nước đủ ẩm cho hạt nẩy mầm. Khi cây con có từ 1 đến 2 lá thật (sau mọc từ 7 đến 10 ngày) thì đem trồng.

Lượng phân bón (tính cho 1 ha): Phân hữu cơ hoai mục 25 - 30 tấn hoặc lượng phân hữu cơ khác tương đương, vôi bột 800 kg nếu đất chua (pH<5,5). Phân vô cơ: 140-150 kg N + 60-90 kg P2O5 + 120 -140 kg K2O.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi bột vào rạch (hốc) theo hai hàng trồng, đảo đều phân với đất, lấp kín rạch (hốc) trước khi trồng từ 1 đến 2 ngày. Tỷ lệ bón theo Bảng 2.1. Bảng 2.1 Tỷ lệ bón đạm và kali (% tổng số) Thời điểm N K2O Bón lót 20 20 Bón thúc 1 (sau mọc 15 – 20 ngày) 25 25 Bón thúc 2 (sau mọc 30 – 35 ngày) 30 30 Bón thúc 3 (sau mọc 45 – 50 ngày) 25 25

Giữ độ ẩm đất thường xuyên từ 70 đến 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Khi xuất hiện tua cuốn tiến hành cắm giàn. Giàn cắm kiểu chữ A. Thường xuyên buộc cây vào giàn băng dây mềm theo kiểu hình số 8, mối buộc đầu tiên cách mặt luống từ 35 đến 40 cm.

Theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật.

Thu hoạch quả đúng lứa (7 – 10 ngày tuổi). Tiến hành thu 2 – 3 ngày một đợt.

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột

Mọi cây trồng từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định. Sự phát triển này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh tác động (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, lượng mưa, sâu bệnh hại…). Để đánh giá một giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có biên độ thích ứng rộng với sự thay đổi về thời tiết khí hậu, hơn nữa giống phải có tiềm năng năng suất cao.

Khả năng sinh trưởng phát triển của các mẫu giống được phản ảnh tính thích ứng thông qua các chỉ tiêu được nghiên cứu về sinh trưởng phát triển của các giống dưa chuột tham gia trong thí nghiệm. Thời gian hoàn thiện các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn ra được dòng triển vọng. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của dòng chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng dòng. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của mỗi dòng giúp chúng ta nắm bắt được những ưu và nhược điểm của mỗi dòng từ đó chọn ra được dòng triển vọng để có thể phục vụ cho công tác chọn tạo giống ưu thế lai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột thơm và giống đối chứng, vụ Đông Xuân năm 2018 - 2019 tại Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 5 dòng giống dưa chuột thơm trồng vụ đông xuân tại tỉnh bình định (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)