Thời gian sinh trưởng của các dòng dưa chuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 5 dòng giống dưa chuột thơm trồng vụ đông xuân tại tỉnh bình định (Trang 62 - 66)

Đơn vị tính: ngày Dòng/ giống Gieo - mọc Mọc trồng Sau trồng (ngày) Ra tua cuống Ra hoa đực đầu tiên Ra hoa cái đầu tiên Thu hoạch Tổng thời gian sinh trưởng Cho quả đầu (50 %) Quả cuối 70% 50% 50% HMT 356 4 9 22 27 35 42 66 75 T-75 3 7 18 21 28 35 58 65 T-4345 3 6 18 20 26 34 59 66 T-35 3 6 18 21 27 34 57 64 T-754 4 7 19 20 27 35 57 64 T-785 4 7 19 20 26 33 61 68

- Thời gian từ gieo – mọc: Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc

gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm. Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm. Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào

từng dòng, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất. Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con. Nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các dòng thí nghiệm và giống đối chứng có thời gian nảy mầm tính từ khi gieo là 3 – 4 ngày. Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các dòng/giống tham gia thí nghiệm. Các dòng T-75, T- 4345, T-35, trải qua thời gian này trong 3 ngày. Giống đối chứng F1 HMT 356 và các dòng T-754, T-785 trải qua giai đoạn này trong 4 ngày. Điều này được giải thích trong điều kiện về thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt. Bên cạnh đó các dòng và giống đối chứng đều có sức nảy mầm tốt. Sau 4 ngày toàn bộ các dòng và giống đối chứng tham gia thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm.

- Thời gian mọc mầm – trồng (ra lá thật): Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng. Các dòng có thời gian xuất hiện lá thật sớm nhất là: T-4345, T-35 (6 ngày sau mọc mầm) sớm hơn so với thời gian xuất hiện lá thật của dòng T-75; T-754 và T- 785 (7ngày sau mọc mầm) là 01 ngày. Giống đối chứng có thời gian xuất hiện lá thật muộn nhất (9 ngày sau mọc mầm) .

- Thời gian từ trồng đến ra tua cuốn 70%: Ra tua cuốn là giai đoạn

sinh trưởng sinh dưỡng gần như cuối cùng giúp cây leo bám tốt hơn để tăng khả năng neo đậu thân, trái và vươn xa, đảm bảo sự chắc chắn của thân cây sau này. Qua theo dõi cho thấy thời gian này diễn ra của các dòng T-75; T- 4345 và T-35 là 18 ngày sớm hơn các dòng T-754, T-785 là 01 ngày, trong khi đó giống đối chứng HMT 356 có thời gian ra tua cuống muộn nhất là 22 ngày). Yếu tố này liên quan nhiều đến đặc điểm di truyền của từng

dòng/giống.

- Thời gian từ trồng – ra hoa cái đầu: thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa và kết thúc bằng sự ra hoa của cây. Theo quan điểm nông sinh học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của từng dòng. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao, thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn. Nghiên cứu thời gian ra hoa cái đầu giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của từng dòng. Ở thời kỳ này sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng.

Kết quả theo dõi bảng 3.1 cho thấy: 2 dòng T–785, T–4345 có thời gian từ khi trồng đến thời gian ra hoa cái sớm nhất là 26 ngày. Dòng T-35 và T- 754 có thời gian này là 27 ngày, dòng T-75 tương ứng 28 ngày. Riêng giống đối chứng HMT 356 có thời gian ra hoa cái đầu muộn nhất là là 35 ngày.

- Thời gian từ trồng – thu quả: Sau khi thụ phấn, thụ tinh và đậu quả, quá trình lớn của quả luôn diễn ra mạnh mẽ. Quả tích luỹ các chất dinh dưỡng, không ngừng biết đổi về sinh lý, sinh hoá, kích thước quả tăng và đạt tối đa. Quá trình lớn của quả phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm di truyền của từng giống và chịu tác động của các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ… Khi nhiệt độ cao, các quá trình sinh lý trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn, tăng nhanh quá trình vận chuyển các chất dự trữ về quả. Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa. Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của mỗi dòng. Dòng sớm sau gieo 35 – 40 ngày thì được thu hái quả, dòng trung

và dòng muộn sau gieo 50 – 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên. Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhược điểm của một số dòng, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp. Vì vậy nghiên cứu thời gian cho quả đợt 01 giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng như tiêu thụ.

Thời gian từ trồng đến thu quả đợt đầu (10%): Thời gian từ trồng đền thu quả đợt đầu của 5 dòng khảo sát từ 33- 35 ngày, sớm nhất là dòng T-785 (33 ngày), tiếp theo là dòng T-4345 và T-35 (34 ngày), với dòng T-754 có thời gian này là 35 ngày. Giống đối chứng có thời gian cho quả đầu muộn nhất 42 ngày. Từ lúc thu quả đợt đầu đến thu quả rộ cách nhau từ 9-10 ngày. Thời gian từ thu quả đợt đầu đến kết thúc thu quả ở vụ đông xuân là 22 – 28 ngày, dòng có thời gian thu quả dài nhất là T-785 với 28 ngày. Giống đối chứng có thời gian thu quả là 24 ngày.

Thời gian sinh trưởng là đặc điểm phản ánh đặc tính di truyền của giống, và phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Dựa vào thời gian sinh trưởng giúp chúng ta xác định thời điểm thu hoạch thích hợp cho từng giống khác nhau, cũng như bố trí cơ cấu luân canh hợp lý.

- Tổng thời gian sinh trưởng: Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả đợt cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào đó là dòng ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày.

Các dòng/giống sử dụng trong thí nghiệm thì trung bình có tổng thời gian sinh trưởng từ 64 – 68 ngày nên có thể được xem là ngắn ngày. Dòng có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất 68 ngày là: T-785, dòng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là T-35 và T-754 với thời gian tương ứng là 64 ngày, hai dòng T-75 và T-4345 lần lượt là 65 và 66 ngày. Giống đối chứng HMT 356

có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 75 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 5 dòng giống dưa chuột thơm trồng vụ đông xuân tại tỉnh bình định (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)