3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Cellulose acetate (CA)
Cellulose acetate (CA) là một trong những dẫn xuất chính của cellulose. Do có mặt của các nhóm hydroxyl hoạt hóa, cellulose và các dẫn xuất của nó có thể được biến đổi hóa học với các nhóm chức liên quan khác như quá trình oxy hóa, ester hóa, ether hóa, thủy phân,… và được ứng dụng
rộng rãi. Tùy thuộc vào quá trình hình thành, có thể sử dụng CA cho các mục đích khác nhau như trong dệt may; trong bộ lọc thuốc lá để hấp phụ những thành phần khói và hơi thuốc lá; hay làm chất phụ gia cho lớp phủ bề mặt… và cũng có thể được sử dụng chủ yếu ở màng, sợi, thiết bị lọc,… như một thành phần trong chất kết dính hoặc dược phẩm.
Qua một số ứng dụng trên, có thể thấy rằng CA khá phổ biến trong công nghiệp bởi những ưu điểm: chúng được hình thành từ nguồn có khả năng tái tạo, dễ phân hủy sinh học, không độc hại, giá thành thấp và khó cháy [8, 9].
Hình 1.4. Cấu trúc của phân tử CA
CA được tổng hợp bởi phản ứng của cellulose với acid acetic và một lượng dư của anhydride acetic, trong sự có mặt của sulfuric acid là chất xúc tác. Phản ứng được thực hiện trong quá trình hai bước acetyl hóa, cuối cùng là phản ứng thủy phân để tạo ra CA với mức độ thay thế tùy thuộc vào điều kiên thực nghiệm. Việc xác định DS rất cần thiết vì thông số này có thể ảnh hưởng đến đặc trưng về hình thái, cơ học, tính chất vật lý, hóa học của CA [10, 11]. Cellulose triacetate không tan trong nước và kỵ nước, trong khi cellulose monoacetate hòa tan trong nước.