3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.2.5. Kết quả khảo sát điểm đẳng điện của màng CA-PDA:MPD 0,1:1
Sau khi khảo sát điểm đẳng điện của vật liệu màng, Kết quả thu được khi xác định điểm đẳng điện của vật liệu màng thu được ở Bảng 3.6 và Hình 3.14.
Bảng 3.6. Các kết quả pHi và pHf pHi pHf ΔpH 8,69 7,57 1,12 7,13 7,32 -0,19 6,31 7,20 -0,89 5,17 5,95 -0,78 4,45 4,89 -0,42 3,70 3,91 -0,21
Hình 3.14. Đồ thị điểm đẳng điện của vật liệu màng CA-PDA:MPD 0,1:1
Từ kết quả trên ta xác định được điểm đẳng điện của màng. Khi pH < 7,4 màng tích điện âm, khi pH > 7,4 màng tích điện dương. Điện tích bề mặt màng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tách theo lý thuyết loại trừ Donan. Trong quá trình IP với sự kết hợp của PDA và MPD, pH dung
dịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các phần tử không phản ứng như NH2 và COCl. Trong điều kiện pH thấp, các nhóm carboxyl (COO) tạo ra do sự thủy phân acyl clorua không phản ứng (COCl) trong TMC dẫn đến sự tích điện âm trên bề mặt màng. Khi pH cao hơn, một số ít nhóm N+ H3 được hình thành, bề mặt tích điện dương của màng được gây ra bởi các nhóm amin chính không phản ứng của MPD [17].
Chúng tôi thực hiện khảo sát khả năng tách loại của màng CA- PDA:MPD 0,1:1 với dung dịch BSA có ở pH = 7,4. Theo báo cáo, dung dịch BSA có điểm dẳng điện bằng 4,7 và tích diện âm ở pH > 4,7 [48, 49]. Ở điều kiện khảo sát, các đại phân tử protein đang mang điện tích âm, trong khi đó, màng CA-PDA:MPD 0,1:1 đang trung hòa điện nên không có tương tác tĩnh điện giữa protein với các phần tử không phản ứng của màng. Điều này làm cho thông lượng nước qua màng và khả năng kháng nghẽn của màng lại được cải thiện hơn. Màng bị nhiễm bẩn bởi tỉ lệ suy giảm thông lượng thuận nghịch và có khả năng làm sạch dễ dàng bằng nước cất.
3.4. Khảo sát khả năng tách loại của màng