3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp phổ hồng ngoại FT-IR
Phương pháp phổ hồng ngoại (IR) được sử dụng để phân tích định tính hoặc định lượng mẫu. Để phân tích định tính, phổ của mẫu được so sánh với mẫu chuẩn, từ kết quả phân tích phổ dự đoán được các nhóm chức dựa vào các tần số đặc trưng trên phổ của các nhóm chức có trong màng cần nghiên cứu. Để phân tích định lượng, người ta dựa vào định luật hấp thụ ánh sáng Bouguer - Lambert – Beer: Khi chiếu một chùm tia đơn sắc có bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại (50 - 10.000 cm-1) qua chất phân tích, một phần năng lượng bị hấp thụ làm giảm cường độ tia tới.
0 ln I . . D l C I (2.15) Trong đó : D là mật độ quang ;
l là chiều dày cuvet (cm);
C là nồng độ chất phân tích (mol/L); là hệ số hấp thụ phân tử;
I0, I: cường độ ánh sáng trước và sau khi ra khỏi chất phân tích. Một trong những ưu điểm quan trọng của phổ hồng ngoại là phương pháp này cung cấp thông tin về cấu trúc nhanh, không đòi hỏi các phương pháp tính phức tạp. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc: các hợp chất hóa học có khả năng hấp thu chọn lọc bức xạ hồng ngoại. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử của các hợp chất dao động với nhiều vận tốc và xuất hiện dải phổ hấp thu gọi là phổ hấp thu bức xạ hồng ngoại. Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tương ứng với các nhóm chức đặc trưng và các liên kết trong có trong phân tử hợp chất hóa học. Mỗi nhóm chức hoặc liên kết có một tần số (hoặc bước sóng) đặc trưng bằng các peak (đỉnh hấp thụ cực đại) trên phổ hồng ngoại.
Thực nghiệm: Phổ hồng ngoại được ghi trên phổ kế IRPrestige-21 (Shimadzu) trong khoảng 400 đến 4000 cm-1. Trước khi đo, mẫu được nghiền và ép viên với KBr. Mẫu được đo tại Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn.