3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.3.1.1. Kết quả hiển vi điện tử quét SEM
Qua ảnh SEM bề mặt được thể hiện trong Hình 3.4 đã giải thích cho màng pha trộn và sự ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng DA:MPD đến hình thái của màng.
Hình 3.7. Ảnh SEM bề mặt của các màng (A): CA; (B): CA/PU; (C), (D), (E), (F) màng CA-PDA:MPD với tỉ lệ DA:MPD lần lượt là 0,025:1; 0,05:1 và 0,1:1.
Trên các ảnh SEM bề mặt của các màng CA và CA/PU ta thấy so với màng CA, màng pha trộn PU hình thành càng nhiều lỗ xốp trên bề mặt. Sự pha trộn với PU không phá hủy cấu trúc bất đối xứng của màng mà còn tăng cường tính đồng nhất của các lỗ xốp. Khi phủ lớp vật liệu lên bề mặt, bề mặt
C D
B
E A
màng xuất hiện các đốm trắng là do lượng dư của PDA hoặc MPD vẫn còn đọng lại trên màng [44].
Với các tỉ lệ DA:MPD khác nhau có ảnh hưởng đến hình thái bề mặt màng. Với tỉ lệ DA:MPD 0,1:1 lớp vật liệu PA hình thành trên bề mặt màng tương đối đồng đều. Các đốm trắng cũng không xuất hiện nhiều trên màng, chứng tỏ tỉ lệ trên khá tối ưu trong quá trình phủ vật liệu. Ngoài ra, tất cả các hình ảnh SEM cho thấy một lớp hoạt động mỏng phủ đều trên bề mặt màng nền. Điều này cho thấy các màng CA/PU sau khi phủ vật liệu đã hình thành lớp PA trên bề mặt.
Hình F là màng CA-PDA:MPD 0,1:1 ở độ phóng đại lớn hơn, lớp PA phủ trên bề mặt màng khá đồng đều. Sự kết dính chặt chẽ của PDA lên chất nền xốp được gán cho nhiều liên kết π - π và liên kết hydro. Trong công việc hiện tại, một phần nhỏ của các phân tử PDA đã tham gia vào quá trình tự trùng hợp và các phân tử khác cùng với một lượng lớn MPD tham gia trùng hợp bề mặt. Các đặc tính bám dính của PDA tạo ra một số liên kết mạnh mẽ giữa các lớp hoạt động và chất nền CA.