NMR, 13C NMR, SQC, MBC, NOESY) được ghi tại Phòng cộng hưởng từ hạt nhân (NM ) – Viện oá học – Viện àn lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu (Trang 44 - 47)

được ghi tại Phòng cộng hưởng từ hạt nhân (NM ) – Viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trên máy Bruker XL-500.

2.7.5. Phổ khối lượng

Phổ khối lượng của các hợp chất nghiên cứu được ghi trên máy LC-MS- Obitrap-XL tại Phòng phổ khối lượng– Khoa hóa học - Trường ĐH Khoa học tự nhiên; hoặc trên máy Aligent 6310 Ion Trap tại phòng phổ khối lượng – Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.7.6. Phổ phát xạ huỳnh quang

Phổ phát xạ huỳnh quang được đo trên Phổ kế huỳnh quang FL 3-22 do hãng Jobin – Yvon chế tạo tại Trung tâm Khoa học Vật liệu – Khoa Vật lý – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

2.7.7. Phổ nhiễu xạ đơn tinh thể tia X

Phổ nhiễu xạ tia X đơn tinh thể tia X được đo trên máy Bruker SMA T6000 ở 100K tại trường Đại học Lueven - Vương quốc Bỉ.

2.8. THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC 2.8.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định 2.8.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Các chủng vi sinh vật được chọn để thử gồm đại diện các nhóm: + Vi khuẩn:

- Gr (-): Escherichia coli; Pseudomonas aeruginosa; Salmonella enterica

- Gr (+): Bacillus subtillis, Staphylococcus aureus; Lactobacillus fermentum

+ Nấm sợi: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum

Việc thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện tại phòng Sinh học thực nghiệm, Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên– Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo phương pháp trong tài liệu [79], chủng dương tính cho vi khuẩn Gr+ là Ampicilin 50mM, cho vi khuẩn Gr- là tetracyline 10mM, cho nấm men và nấm mốc là Nystatin 0,04mM. Các mẫu có giá trị IC50 nhỏ hơn hoặc bằng 50g/ml được coi là có hoạt tính.

2.8.2. Hoạt tính chống oxi hoá

Việc thử hoạt tính chống oxi hoá được thực hiện tại phòng Hoá – Sinh ứng dụng, viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.8.3. Hoạt tính độc tế bào

Việc thử hoạt tính độc tế bào được thực hiện tại Phòng thử nghiệm hoạt tính sinh học, viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo phương pháp mô tả trong tài liệu [124]. Các mẫu có giá trị IC50 nhỏ hơn hoặc bằng 50 g/ml được coi là có hoạt tính.

Các dòng tế bào được thử gồm: KB: ung thư biểu mô; Hep G2: ung thư gan; LU: ung thư phổi; MCF-7: ung thư vú

2.8.4. Hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét

Đối với việc thử hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét, các chủng vi sinh vật được chọn để thử gồm :

Đơn dòng P.falciparum nhạy với chloroquine: K1 Chủng P.falciparum kháng với chloroquine: T96

Việc thử hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét thực hiện tại Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

Chương 3. KẾT QUẢ và THẢO LUẬN 3.1. Q: 7-CACBOXYMETOXY-6-HYDROXY-3-SUNFOQUINOLIN 3.1. Q: 7-CACBOXYMETOXY-6-HYDROXY-3-SUNFOQUINOLIN

Hợp chất Q lần đầu tiên được nhóm tác giả [12],[44] tổng hợp từ eugenol theo sơ đồ 2.2 (mục 2.2.1). Nó là chất chìa khoá mở ra hướng tổng hợp những hợp chất quinolin nhiều nhóm thế đa dạng và phong phú.

Ở sơ đồ 2.2, khi nitro hoá axit eugenoxyaxetic thì tạo thành hợp chất không bền A0 có cấu tạo mới lạ: quinon-axi. Cấu trúc của A0 đã được xác định một cách công phu ở công trình [45]. Giai đoạn khử khép vòng A0Q còn những tồn tại sau:

i) Hiệu suất phản ứng mới chỉ đạt 32%

ii) Sau khi kết tinh lại chỉ thu được sản phẩm ở dạng bột, tức là tinh thể quá nhỏ không thể phân tích được bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể (XRD).

iii) Q là hợp chất mới được tạo ra từ hợp chất A0 mới lạ theo một phản ứng mới lạ. Vì vậy việc xác định cấu trúc của Q dựa vào phổ IR, NMR và MS như ở [12] là chưa hoàn toàn thuyết phục.

iv) Chưa có dữ kiện thực nghiệm nên chưa đưa ra được cơ chế phản ứng đúng đắn cho sự tạo thành Q từ A0.

Dưới đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhằm hoàn thiện phương pháp tổng hợp, xác định cấu trúc và cơ chế tạo thành Q.

3.1.1. Hoàn thiện phương pháp tổng hợp Q

Tác giả công trình [12] cho rằng, trong phân tử A0 có hai nhóm NO2 nên đã thực hiện phản ứng A0 với Na2S2O4/ NH3 với tỷ lệ số mol , sau đó axit hoá hỗn hợp phản ứng bằng CH3COOH rồi để ngoài không khí cho sản phẩm tách ra từ từ, sau một vài tuần mới thu được hiệu suất < 32%. Nhận thấy đây là phản ứng có nhiều điểm chưa sáng tỏ, chúng tôi đặt vấn đề tiếp tục nghiên cứu phản ứng khử đóng vòng này.

Bằng cách thay đổi tỷ lệ số mol các chất phản ứng, thay đổi nhiệt độ, thời gian các giai đoạn phản ứng và thay tác nhân axit hoá trong giai đoạn 2, chúng tôi đã tìm được điều kiện cho phản ứng tổng hợp Q đạt hiệu suất cao và ổn định. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1. Lựa chọn điều kiện cho phản ứng khử A0 (Giai đoạn I)

TN Môi trường A0:Na2S2O4 (Tỉ lệ mol) T (0C) t (giờ) Kết quả Hiệu suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số dẫn xuất của quinolin trên cơ sở eugenol từ tinh dầu hương nhu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)