Triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng (Trang 37 - 45)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG

2.2.2. Triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ

Bên cạnh việc phát hiện những nét đẹp có tính khách quan, Văn Công Hùng cũng thường nhận ra và bàn luận về những thiên chức của người nghệ sĩ. Đó là những cái thuộc về bản năng trời phú riêng cho giới làm nghệ thuật. Nhà thơ luận về nó khá sắc sảo.

2.2.2.1. Nghệ sĩ là người luôn trắc ẩn, chất vấn bản thân và cuộc đời

Trong hành trình nhận thức hướng đến cuộc sống - con người, nhà thơ bộc lộ một tâm thức nhiều trăn trở. Nó sinh động, ngẫu nhiên như một lời tự thú trước bản thân trước cuộc đời. Nghệ sĩ là người luôn để tâm hồn mình bị lay động. Nhưng hơn nữa nghệ sĩ còn tự thôi thúc mình hãy đi tìm những rung động, nhất là trước những gì mong manh, bé nhỏ, khó nhận biết trong đời. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến tính chủ động đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ. Vì chủ động tìm kiếm những rung động nên tâm hồn nghệ sĩ vốn không yên lại thêm nhiều lần không yên, thêm nhiều lần trắc ẩn.

Nhà thơ khẳng định dứt khoát: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt/ Dù không còn gì để khóc với nhau (Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt).

Có lúc tác giả lại đi đến bộc bạch: Những nhà thơ suốt đời mơ mộng…/ Kẻ rót lửa vào thơ, người rót thơ vào lửa/ Chỉ nỗi buồn cứ mãi chung nhau (tự bạch của một thời).

Đến cách diễn đạt bất ngờ, thú vị: Thơ cho đời cho bạn cho tôi/ có chút đắng khé lòng nổi trôi thân phận/ có tí ti ngọt ngào nụ hôn tình ái/ có vầng trăng bạc phếch ở trên đầu (Thơ trong chiếu rượu).

Những câu thơ như thế, nếu liên kết lại sẽ thấy được tâm thức thi ca của Văn Công Hùng. “Đó phải chăng là sự vắt cạn sinh lực trong từng niềm vui, nỗi buồn của nhân gian mới mong góp nhặt đem về cho thơ những gì đồng nghĩa với lửa, với nỗi khắc khoải đê mê trong đau đáu phận mình, phận đời? Và như thế thơ mới trở thành có ích” [28].

Bằng cái tôi chiêm nghiệm, chất vấn, Văn Công Hùng độc thoại trước hết với chính mình và hướng đến được cùng giãi bày với người đọc qua những ảnh hình của cuộc sống. Bởi vậy, thơ ông đi vào lòng người nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nó như thuộc về bản năng của người nghệ sĩ có trái tim lớn, chứa đựng nhiều tâm trạng, cảm xúc, nhà thơ phải phân thân thành nhiều người để bộc lộ các sắc thái, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của nhiều số phận:

có những lúc ta là ta xa lạ ta như là phiên bản của ta thôi ấy là lúc soi vào ảo ảnh

thấy ta là ai của ngày xưa… (Có những lúc)

Nhiều lúc nhà thơ lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mình chiêm cảm, thổn thức cùng nỗi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơi vãi, từ đó ông chất vấn cuộc đời. Ông không né tránh cái tôi thực của mình, tự tâm để nó bơi giữa dòng nước ngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò nó với những cảm xúc lạ hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp trái tim nhà thơ. Với Văn Công Hùng, trạng thái tình cảm đó được dồn nén vào từng câu chữ, quy tụ được triết luận về cuộc sống mà nhà thơ gửi gắm:

những con chữ xếp hàng chạy trốn gã tiều phu ngơ ngác cửa rừng chân trời muộn quả sim già chát ôi trời nào xanh mắt đa đoan

(luận đề chữ)

Những triết lý này có sức khái quát khá cao. Nó chính là sự thật ở đời mà đôi khi người thường chúng ta dễ dàng bỏ qua hoặc nhận ra nhưng không nói được thành lời và chẳng để ý mấy. Văn Công Hùng còn có những vần thơ gửi cuộc đời, gửi con người:

đã rằng người ở miền đêm

như con sóng trắng vỗ mềm nỗi đau đời là một trắng bông lau

gió mạnh thì nát, gió nhàu thì xơ (Thả gió vào chùa)

Và rồi, ông nghiệm ra, thơ vẫn là những gì lắng lại sau tất cả, dù vinh hoa phú quý hay những bức bối thường nhật của cuộc đời. Văn Công Hùng đi đến triết luận nỗi buồn rồi sẽ qua, niềm vui rồi sẽ đến:

Thì ra cuộc đời Không thôi xáo trộn Tưởng gặp niềm vui Nỗi buồn lại tới Và khi không đợi

Niềm vui lại về

(Không đề)

Cuộc đời không chỉ có trật tự. Cuộc đời còn đầy rẫy những biến động đến bất ngờ. Nỗi buồn, niềm vui có khi vụt đến khiến ta bất ngờ không sao hiểu được. Và đó là cái bí ẩn của cuộc đời, là cái thú vị của cuộc đời.

Tăng cường tính triết luận vào thơ đã tạo được nét riêng biệt làm nên phong cách thơ Văn Công Hùng. Nhà thơ cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người trong dòng chảy không cùng của thời gian. Sự sống con người ngỡ ra là thoáng chênh vênh, mơ hồ. Cũng từ đó, nhà thơ ngộ được giới hạn của đời người. Đọc thơ ông, ta nghe trong đó thời gian lưu chuyển có cả niềm tiếc nhớ cái đã qua:

cứ tưởng chỉ còn mười ba năm tro bụi nụ hôn xưa

mãi mãi là dĩ vãng

trong ngọt ngào chua xót của cuộc đời

(dĩ vãng)

Không chỉ triết lý về “dĩ vãng”, tác giả đầy khắc khoải khi đặt giá trị niềm tin trước đời sống. Làm thế nào để đủ niềm tin? Là câu hỏi trở đi trở lại, ông loay hoay đi tìm lời giải. Bước vào bức tranh xã hội muôn màu trong thơ ông, ta thấy cái tôi thế sự rát bỏng ước vọng, niềm tin nhưng nhiều nỗi boăn khoăn muốn đi tìm lời đáp: Sẽ đi về đâu hàng chục nghìn linh hồn vô tội/ những cặp đang yêu nhau/ những đôi vợ chồng đang ngủ/ những cuộc làm tình dang dở/ những thiếu nữ tròn căng ánh sáng/ những đứa bé lẫm chẫm tới trường / tất cả đang chung một chiếc cầu mỏng mảnh/ thiên đường đấy ư? (Viết cho bóng tối).

Đọc thơ Văn Công Hùng ta thấy, những điều nhỏ bé tầm thường nhất trong cuộc sống cũng được ông viết thành thơ, khái quát thành một triết lý, qua đó bày tỏ quan điểm của người cầm bút. Đó là trạng thái chông chênh, nhức nhối của nhà thơ về niềm tin khi đứng trước các giá trị chuẩn mực bị “đổ ngã” hay vẫn chưa được xác tín khi con người chưa thích ứng với đời sống cơ chế mới của cuộc sống hiện đại:

giá mà nói được đói

giá mà kêu được đau

giá mà cựa được nặng

con chuồn chuồn xệ cánh đám cỏ non mịt mù rối tấm phơ hoa dâm bụt vòi vòi

mình kêu lên mình kêu lên mình kêu lên…

(Vô ngôn)

Nhà thơ để những cảnh tượng thường ngày len lỏi vào cuộc sống của những người nghệ sĩ để người đọc nhận ra những trớ trêu, ngược ngạo không thể nào tránh được ở trong đời. Chỉ kể ra vậy thôi, nhưng chúng ta hiểu sự day dứt, xót lòng của một người thường trực gắn bó với đời. Càng nghĩ về sự ưu tư của Văn Công Hùng, chúng tôi càng thấy ông sao đa mang thế. Những âu đó là mối bận tâm thường trực, cái nết của một đời người, khó mà sống cho khác được. Huống chi đó là những ưu tư nặng nợ và hữu ích với đời.

Mặc dù tự chiêm nghiệm về bản thân, phô diễn mọi góc khuất của cái tôi bản thể, song cái tôi trữ tình trong thơ Văn Công Hùng rất tinh tế, nhạy cảm, tha thiết niềm lạc quan tin tưởng cuộc đời. Thơ ông hé lộ cho độc giả thấy một mầm sống rất mạnh mẽ đang trỗi dậy, hướng đến tình yêu, tình đời và tình người. Mầm sống ấy tuy mỏng manh, nhỏ bé nhưng mang trong mình nội lực sống bền bỉ và mãnh liệt:

Giọt sầu rồi sẽ vơi Giọt vui rồi sẽ tới

Duỗi chân chờ ngày mai Một thoáng trần thư thái

(Bất chợt chiều)

Nói chung, càng đi sâu vào thế giới thơ Văn Công Hùng, người đọc càng khám phá thêm những miền tâm trạng mới, làm phong phú thêm chất lượng tâm hồn người:

từ trái tim không bao giờ hoang phế âm thầm lưu một ngọn thông già bâng bấc gió

thả hy vọng về nhau…

(Nào những hy vọng về nhau)

Với Văn Công Hùng, thơ có lẽ được xem là bức chân dung tự họa đầy đủ và sinh động nhất về một người thơ “hát rong”, phiêu lưu cùng trời đất gió trăng, nhưng chất đầy trong tim những mối suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm về đời tư thế sự. Thơ ông không hoa mỹ, không gây hấn, không ồn ào, đặt biệt không chảy tràn xúc cảm mà thường là những ưu tư. Nhưng sau những ưu tư là niềm mong mỏi được bình yên, được thấy đời nhẹ nhàng và thanh thản. Vậy nên cả hai đồng hiện trong thơ ông là một điều tất yếu. Điều đó khiến ta thêm trân trọng và yêu thương những vần thơ đa mang, nặng nợ với đời của nhà thơ.

2.2.2.2. Nghệ sĩ là người mãi dấn thân trên con đường dung hòa giữa hiện đại và truyền thống

Người nghệ sỹ khác với người bình thường ở khả năng thiên bẩm trong quan sát, tái hiện và sáng tạo. Trong đó, sự cảm thụ, rung động, nắm bắt để đi đến sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ là một sự thai nghén, cất giấu âm thầm để đến một lúc nào đó bừng tỉnh. Nghĩa là ở mọi lúc, mọi nơi nghệ sĩ luôn mang trong mình sự “day dưa” thầm kín với thế giới xung quanh. Sự “day dưa” đạt đến một mức độ nào đó sẽ tạo ra một nhận thức bất chợt giúp nghệ sĩ cảm thụ hoàn hảo thế giới dựa trên việc khám phá chiều sâu bản thể của nó. Điều đó giống như một phép màu trong hành trình chiếm lĩnh thế giới một cách trọn vẹn, có chiều sâu và đầy cá tính của người nghệ sĩ. Đó là con đường sáng tạo nghệ thuật.

Có thể nói yếu tố sáng tạo, đổi mới là một trong những yếu tố quyết định sự tồn vong của nghệ thuật. Những nỗ lực cách tân, đổi mới của các nhà văn, nhà thơ là điều đáng trân trọng, đáng được ghi nhận. Đó là ý hướng, khát khao của của những người thực sự muốn đưa văn chương Việt Nam bứt phá khỏi những vòng quay cũ kỹ, gia nhập vào nhịp sống văn chương hiện đại của thế giới. Trong nỗ lực cách tân, đổi mới thơ Việt sau 1975, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi hết sức đa dạng, phong phú từ phong cách đến giọng điệu. Văn

Công Hùng là một trong những nhà thơ đang nỗ lực với sự cách tân ấy. Ông đã mang đến những vần thơ vừa truyền thống vừa hiện đại. Không giống các nhà thơ khác như: Dương Tường, Lê Đạt, Hoàng Hưng... họ làm mới thơ mình bằng những chuỗi hình ảnh tân kỳ, bằng những thủ pháp đồng hiện, cắt dán, biểu tượng xa lạ tiếp nhận từ phương Tây, Văn Công Hùng lại chọn cho mình một hướng cách tân khác: cách tân trên chính cái nền truyền thống, cách tân nhưng vẫn lưu giữ cái chất “chân quê”. Có thể cảm thấu những vần thơ song hành truyền thống - hiện đại ấy qua những khía cạnh: Hiện đại trong cái nhìn, cảm xúc, tư duy. Miên Di đã nhận xét về thơ Văn Công Hùng: “Anh lựa chọn giữ lại những cái cũ linh diệu chỉ ở mức độ “ôn cố” và chủ động kiềm chế cái chất đương đại vừa vặn ở mức độ “tri tân” ”[09]. Thật vậy, chúng ta dễ thấy được thơ ông vẫn là nơi nương mình của những đề tài quen thuộc, của những vấn đề đã bao lần khắc chạm vào tâm trí của người tiếp nhận: là thiên nhiên, là tình yêu, là nỗi buồn, là trống vắng,… Song, sự cảm thụ của người đọc sẽ không trải mình trên một lối mòn nhàm chán bởi thơ ông vẫn mang đến những cái nhìn, những xúc cảm mới mẻ. Ông viết về thiên nhiên và thổi vào nó một ngọn gió mới: Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi/ thổi thăm thẳm xa xưa miền cổ tích/ miên man cao nguyên xanh màu u tịch/ sắc vàng nào lưu luyến cỏ bazan…(Gió dã quỳ).

Đó là sự chuyển tải tinh tế những suy nghĩ, tâm tính, cách nhìn nhận của người hiện đại trước những vấn đề tựa như đã cũ. Khi viết về thời gian, vần thơ ông xuất phát từ chính cái nhìn vào sâu thẳm bên trong, từ sự lắng nghe những âm vọng của đời sống qua những nhịp gõ thổn thức rất riêng nơi cái tôi nhà thơ:

Hoang sơ

chiều rót tràn vai ché và chiêng

và đầy vơi rượu cần

nằm đây một nắm xương tàn

đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu chiều ơi chiều

chiều ơi chiều

(tượng mồ)

Tứ của bài thơ thật lạ. Đó không còn là cái tình vội vàng, gấp gáp, cái khát khao mạnh mẽ trước bước chuyển của thời gian trong thơ Xuân Diệu, không là những màu sắc biểu trưng, hỗn độn, phức tạp của thời gian trong thơ Đoàn Phú Tứ mà là ước vọng hòa vào thời gian của một cái tôi. Thời gian vẫn cứ lưu chảy, vẫn dồn hết sức mạnh của mình để “rót” đi những ngày cũ, những nét đẹp xưa, những nỗi niềm quá vãng. Tôi vẫn cứ thản nhiên, vẫn cứ hân hoan “cho tôi cùng hát tình yêu một đời”. Tôi dấn mình, chủ động hóa thân vào chính thời gian để cảm nhận tất thảy, để làm mới chính mình, hồn mình.

Không là sự mãnh liệt, là khát cháy, cũng chẳng phải là tiếng lời giản đơn, mộc mạc mà đó là một câu chuyện tình yêu được diễn đạt bằng một khoảnh khắc của những con chữ. Ngòi bút tỉnh táo, trí tuệ của ông khi hướng đến tình yêu, nó lại mang đến cho người đọc những xúc cảm mới lạ:

Bất chợt hồn ngây ngất Rưng rưng bông cúc tím Bất chợt em lại đến Mà vĩnh hằng tình yêu

(Bất chợt em)

Hay: ta uống vào mình cơn khát ngày xưa/ để yêu em vạn năm không đợi tuổi (Cao Nguyên tháng ba).

Tình yêu luôn là địa vực khuấy động trí nghĩ, xúc cảm của muôn thuở con người, là vỉa tầng cảm hứng kêu gọi ngòi viết khai mở của biết bao nhà văn, nhà thơ.Với tác giả, tất cả mọi thứ rồi sẽ trôi đi, qua đi nhưng tình yêu thì còn mãi. Vì thế ông đi đến triết luận: Mà vĩnh hằng tình yêu; để yêu em vạn năm không đợi tuổi. Những gì người nghệ sĩ viết ra có để lại được ấn tượng đối với người thưởng thức hay không, điều đó phụ thuộc vào sự sáng tạo, nét riêng độc đáo trong cách cảm, cách nhìn của người viết. Văn Công Hùng đã làm mới thứ tình cảm muôn thuở ấy.

Nói thơ Văn Công Hùng cách tân trên nền truyền thống không có nghĩa mọi hình tượng, điểm nhìn đều thiên vị với cái rõ ràng, cái chân thật, cái chất quê của truyền thống mà thơ ông còn dung chứa những phần mở ảo tâm linh, còn sử dụng cả màu sắc tượng trưng, siêu thực:

nam mô sóng vỗ mạn thuyền

lá răm cay xuống cửu tuyền vẫn cay nhón về một vẻ cầu may

thấy con nhện bạc lăn quay giữa trời (gió đưa cải ngồng lên chùa)

Thơ ông khai mở con đường đi vào vùng mờ tâm linh nhưng ngòi bút của ông không bị vô thức xoay vần mà đó là điểm tựa để khơi sâu, để mở rộng không gian thơ, để triết lý một cách trọn vẹn hơn cuộc đời, cõi người:

Tôi vay của đất một giờ

tôi vay của gió một tờ thiên thu trả tôi về giữa sương mù

chồn chân ngựa đá âm u ráng tà ta bà ta bà ta bà

A Di Đà Phật tôi và bóng tôi…

(Vay và trả)

Có thể thấy những vần thơ của Văn Công Hùng vẫn không xa lạ khi bút thơ ông đã ít nhiều ghé đến địa vực siêu thực bởi: “nếu có đọc thơ Tây cũng là một cách mở rộng, tham bác cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại” [58, 8]. Nhà thơ đã đáp ứng được “nhu cầu hiện đại” của người thưởng thức bởi trong quá trình sáng tạo, ông đã cảm bằng tâm hồn, đã nhìn bằng đôi mắt của những con người đương thời.

Văn Công Hùng đã kết hợp hiện thực và lãng mạn, giữa tính dân tộc và hiện đại làm cho thơ của ông vừa gần gũi, thân quen vừa mới lạ, hấp dẫn. Thơ ông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)