Triết luận về đời sống qua các biểu tượng thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng (Trang 51 - 61)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG

2.3.1. Triết luận về đời sống qua các biểu tượng thơ

Biểu tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo với ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn biểu tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Biểu tượng trong tác phẩm văn học vừa mang tính chất cảm tính cụ thể, vừa có tính tượng trưng, tính ký hiệu, vừa có giá tri thẩm mĩ. Biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để người đọc phát hiện ra những tầng nghĩa, đi vào mạch ngầm sáng tạo của người nghệ sĩ. Biểu tượng và hình tượng trong tác phẩm văn học có tính thống nhất với nhau. Có một số hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng. Bản thân chúng mang tính thẩm mĩ, tính tượng trưng, là sản phẩm của người nghệ sĩ. Nhưng không phải hình tượng văn học nào cũng là biểu tượng. Như vậy hình tượng và biểu tượng trong văn học thống nhất nhưng không đồng nhất.

Các biểu tượng, trong thơ không không phải là ngẫu nhiên. Nó trải qua quá trình được gọt giũa, trau chuốt, chọn lọc theo những yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Trong sáng tạo nghệ thuật, các biểu tượng được xem là

hồn cốt của tác phẩm. Người nghệ sĩ dùng biểu tượng để diễn tả cảm xúc của mình. Vì thế, nó bộc lộ được kiểu tư duy của cá nhân người sáng tạo. Đọc thơ Văn Công Hùng, chúng ta bắt gặp một hệ thống các biểu tượng thú vị và độc đáo. Nó vừa hiện thực vừa tượng trưng, vừa cụ thể vừa khái quát, vừa bình dị vừa triết lý.Ông dùng nhiều biểu tượng khác nhau để biểu thị những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người. Chúng tôi chọn lựa những biểu tượng cơ bản, có tính lặp đi lặp lại, hoặc đặc sắc và nổi bật để biểu đạt những nỗi niềm, tâm trạng thường trực trong thơ Văn Công Hùng.

2.3.1.1. Những biểu tượng của nỗi niềm, tâm trạng con người

Biểu tượng Gió

Không chỉ đem vào trong thơ hình ảnh của trăng, của sao, của cỏ cây hoa lá, mà trong thơ Văn Công Hùng cũng xuất hiên những biểu tượng độc đáo có sức khái quát khá cao, giàu sức lôi cuốn. Đó là biểu tượng gió. Ông từng ví thơ như gió mơn man da thịt, không thể nhìn thấy, cũng chẳng thể buộc gió lại mà chỉ có thể cảm nhận được gió qua. Hình ảnh gió trong thơ ông cũng có cái gì đó như nồng nàn, như muốn tỏ tình với mây trời, trăng sao, như muốn tỏ tình với cuộc đời cỏ cây hoa lá:

Bỗng như cơn gió lang thang ấy em ập vào tôi trận bão lòng

chiều nghiêng ngả vỡ tan tành nắng tôi thành hạt cát giữa mênh mang (Em đến)

Cách diễn giải của nhà thơ mang tính lạ hoá, cụm từ “cơn gió lang thang” gợi cái mênh mang, dàn trải đáng yêu. Vì hồn vẫn say mà thơ nồng hơi tình, nồng hơi đời, vì hồn vẫn gió nên thơ cứ bay mãi, bay mãi trong cõi nhân gian... Gió cũng là một hình tượng thiên nhiên được nhà thơ xây đắp bằng hồn, bằng tình. Gió vô hình, vô thức, suốt đời bay không ai nắm bắt được mà Văn Công Hùng lại nhìn thấy được, cảm nhận được rồi thầm thì những điều sâu kín. Nếu như hoa lá cỏ cây là một thiên nhiên có thực thể, có hình hài, màu sắc, sự sống và cái chết thì gió là gì? Văn Công Hùng không trả lời về gió theo cách diễn giải của vật lý là hình vuông hay hình tròn? Nên gió vô hình mà trở nên hữu ý:

thiêm thiếp mùa lơ lửng trái xoan non…

(giấc mơ mùa đông)

Ông cho gió đôi chân, cho gió cánh tay để gió chạy, gió ôm ấp con người, cho gió hơi thở:

Và mùa đông

Gió ngập bước chân xuôi về con đường ngày cũ

(Giao thừa trắng)

Gió vào thơ mang theo linh hồn vào thơ với bao đồng cảm, chia sẻ con người trong cuộc sống, trong tình yêu:

mùa xuân dã quỳ và gió

ngơ ngẩn cả chiều cao nguyên em mặc áo vàng nắng phố lá mềm mươn mướt mắt em (Mùa xuân dã quỳ và gió)

Có khi gió mang nỗi nhớ tha thiết, đem theo hoài niệm về một tình yêu đã qua: vẫn là gió của ngàn xưa/ mà giờ nhân đôi nỗi nhớ/ dã quỳ miên man tỏa nắng/ cao nguyên chiều trôi như mây (Và mơ…)

Nhà thơ cho gió hình hài, giọng nói riêng mà chỉ riêng Văn Công Hùng mới tỏ tường, am hiểu:

Đã rằng người ở miền đêm

như con sóng trắng vỗ mềm nỗi đau đời là một trắng bông lau

gió mạnh thì nát, gió nhàu thì xơ (Thả gió vào chùa)

Cũng có khi gió là một khách thể vô tình, một yếu tố khách quan chứng kiến cuộc sống của con người, không hề thay đổi bản chất của nó:

ba mươi năm hoa Păngchéo vẫn vàng vẫn liêu xiêu gốc sim già cuối dốc vẫn nôn nao màu ve ran trưa nắng

ngọn gió nào hanh trong tâm tưởng của em

(Ba mươi năm xiêu xiêu nỗi nhớ)

nó vuốt ve cho thơ, cho thơ những cảm hứng mới. Gió trong thơ ông rất lạ, rất mới, khi lạnh lùng, khi dữ dội, khi dịu dàng, khi lại như một người bạn đồng hành:

ngày mai ngọn cỏ có mềm

con sông còn chảy nỗi niềm vẫn tươi gió mùa thổi suốt cuộc chơi

đứt giêng hai giữa bời bời lá khô cõi người trộn cõi bơ vơ

dắt nhau vào một mơ hồ trong veo (Và rồi mây gió với ta)

Tất cả trạng thái này của gió suy cho cùng chính là tâm hồn của nhà thơ đang khát khao giao hòa với cảnh, với người. Xây dựng biểu tượng gió, ông đã thi vị hoá không gian vũ trụ, khiến cho nó trở nên gần gũi và hòa nhập một cách lạ thường.

Biểu tượng Mùa thu

Mùa thu là biểu tượng của những cảm xúc thanh cao, nhưng đặc biệt trong thơ Văn Công Hùng, mùa thu còn là biểu tượng của những nỗi lòng khó diễn tả, bộc lộ. Có lẽ, đó là tâm trạng sợ những gì trong trẻo như mùa thu sẽ mau chóng phai tàn. Đây chính là tâm trạng điển hình của một con người đa cảm, giàu trắc ẩn, thích suy tư:

Tôi với em với sông Hương

với bông lựu đỏ với vấn vương chiều với nhành cỏ tím phiêu diêu

với mây thành nội với điều vu vơ với mùa phượng cháy tình cờ

mùa thu như thể nắng vừa trôi qua…

(mùa thu như thể nắng vừa trôi qua)

Với mùa thu, tác giả luôn trông đợi và chào đón hân hoan. Mùa thu luôn mang đến cho nhà thơ những điều bình yên và dịu nhẹ nhất. Nhưng kèm theo đó luôn là những lo âu, những ngập ngừng khó hiểu: Về phía anh một vầng trăng lẻ/ Mùa thu tít tắp chân trời/ Em mang sương ướp vào hương cốm/ Hoa sữa nôn nao suốt dọc đường về (Ngày không bình yên nữa).

lảng tảng bên thềm/ như thấm được một Kon Tum huyền bí/ cổ tích rêu ngờm ngợp mắt mơ vàng (Chợt thu với Kon Tum).

Mùa thu đã thực sự vực dậy trong tiềm thức của nhà thơ những kỷ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ. Một chiếc lá rơi, những khung cửa sổ chiều…Tất cả đi vào thơ Văn Công Hùng như một ám ảnh đối với tác giả:

ngày ấy mùa thu ta ngỡ đã xa vời lá bàng tím sân trường rêu cổ tích nhặt chuỗi cười trong veo tinh nghịch ta ép thành thương nhớ gửi mùa sau

(Mùa thu gửi lá)

Có lẽ cảm xúc mùa ùa về trong mỗi người đậm nét nhất vẫn là lúc chớm mùa. Mùa thu với hơi may lạnh như đem về vẻ trầm tư cho không gian và lòng người. Trong mỗi người, ai cũng có những cảm thức về thời gian. Càng nhiều tuổi, người ta càng hay nghĩ về sự trôi chảy của thời gian, tuổi đời ngày càng nhiều thêm, mà những gì đã qua đã qua thì sẽ không bao giờ trở lại.

Biểu tượng Con đường

Trải qua những chặng đường lưu lạc của mình, hình ảnh con đường đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Văn Công Hùng. Hình ảnh những con đường khá nhiều trong thơ ông. Biểu tượng con đường xuất hiện trong thơ ông giản dị, chân thật và bình lặng, nó trở thành công cụ để nhà thơ bộc lộ khát vọng, hoài bão ước mơ của mình về cuộc sống, về sự đổi mới thơ ca.

Mượn biểu tượng con đường, nhà thơ đã gửi những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình. Con đường trong thơ ông là con đường đời đầy trắc trở bão giông với những ngã rẽ đầy chông gai, gợi nên niềm bâng khuâng phân vân vô định: Thì là về con đường hun hút kia/ âu là một kiếp người dang dở/ đi, đi, đi mãi/ mưa hòa cơn đau mồ côi (Đoàn xe tang đi dọc phố).

Đó là con đường của thơ ca trên hành trình đi đào sâu, tìm tòi và đổi mới. Đó là đường tình của một người ham chơi, đa mang, đa tình và lưu lạc. Giữa phố xá cuộc đời, ông nhận ra mình là kẻ đơn độc, dường như đang bị thế gian này lãng quên. Với nhà thơ, niềm khát khao nhất chính là hạnh phúc, nhưng trên hành trình dông dài của cuộc đời, ông cũng để hạnh phúc rơi vào quên lãng: Đường phố chiều hay đã vào đêm/ tiếng đàn tài hoa âm thanh số mệnh/

dửng dung ơi dửng dung đau khổ/ ngôi sao rạch trời chớp ở phía hư không

(Tiếng đàn ).

Đó là con đường để bộc lộ bản lĩnh, tài năng của một tài tử văn nhân khí phách giang hồ, lang thang trong cuộc đời nhưng vẫn da diết nhớ quê hương:

Những đêm lang thang đường Lê Lợi Huế cô đơn bởi chỉ hai người

chiếc hôn non tơ tán dừa Thiên Hữu

vấn vít Phú Cam chuông vọng thuở xanh mùa

(Và ngày ấy sông Hương mười tám tuổi )

Những con đường ấy là nơi in dấu cái tôi trữ tình Văn Công Hùng, qua biểu tượng này người đọc như có dịp được hiểu hết những ngõ sâu kín ẩn giấu sau khuôn mặt tưởng như chai sạn, thích bông đùa của ông một niềm cô đơn thiên cổ: những con đường lầm bụi/ những con đường sấp ngửa chân trâu/ ta sấp ngửa nơi góc trời lận đận/ vị ngọt ngào treo ở ngọn roi dâu (Trở về).

Con đường vốn là một biểu tượng không hề mới trong thơ ca nói riêng và trong văn chương nhệ thuật nói chung. Các nhà nghệ sĩ thường sử dụng hình ảnh con đường làm biểu tượng cho hành trình cuộc đời. Con đường trong thơ Văn Công Hùng có khi chỉ là một khu phố, có lúc lại là con đường thôn quê, có khi lại là con đường xuân non, con đường mưa,con đường cỏ cây,… Dù những con đường trong thơ ông được gọi theo những cách khác nhau, nhưng tựu chung lại nhà thơ đã mượn biểu tượng con đường để qua đó bộc lộ tâm tư, suy nghĩ của một nhà thơ luôn mang trắc ẩn với cuộc đời: Những cơn gió thổi từ phía cánh rừng ẩm ướt/ nhắc ta nhớ những con đường thăm thẳm bàn chân/ những cơn mưa, những vệt chân trời sáng tối/ năm tháng vẹn nguyên, năm tháng chảy qua đời (gửi K’bang).

Con đường đã trở thành biểu tượng cho mục đích, cho khát vọng, cho niềm hạnh phúc của con người:

sương phố mỏng con đường khuya thao thức chập chờn thu lảng tảng bên thềm

như thấm được một Kon Tum huyền bí cổ tích rêu ngờm ngợp mắt mơ vàng (Chợt thu với Kon Tum)

Như vậy, Văn Công Hùng đã sử dụng một biểu tượng thường thấy trong thơ ca xưa nay, nhưng trong thơ ông biểu tượng ấy không hề xưa cũ. Biểu tượng con đường thực sự là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, với nhiều ý nghĩa mới mẻ, thể hiện một trí tuệ sắc sảo.

2.3.1.2. Những biểu tượng của tình yêu

Biểu tượng Cỏ - Hoa

Đi vào nghiên cứu thơ Văn Công Hùng, ta thấy hình ảnh cỏ cây, hoa lá thiên nhiên được ông lặp đi, lặp lại khá nhiều trong các câu thơ, các bài thơ, trở thành một biểu tượng đặc sắc trong thơ ông. Cỏ là biểu tượng xuất hiện nhiều nhất trong thơ ông với tần số khá dày (gần 40 lần). Nhiều bài thơ của ông có hình ảnh ngọn cỏ xanh non mơn mởn, tràn trề sức sống, thanh khiết và dịu nhẹ:

cỏ mềm như đất ru ngủ ban trưa em gánh mùa về rơm vàng như nắng nón trắng ngập ngừng triền đê tóc rối có một ánh mắt cánh buồm xa xăm (hồi ức rơm rạ)

Cỏ dân dã, xuề xòa với ông là vậy, nhưng khi trở thành thước đo giá trị

sống của đời người thì nó chợt thăng hoa bởi sự thiêng liêng: ngày xưa cỏ xanh

như nước mắt/ tận bây giờ cỏ vẫn đương xanh (không đề).

Có lúc cỏ lại giống một tình nhân mang vẻ đẹp trẻ trung, thanh thoát, bình dị. Hay là một lời tâm sự cô đơn, trống trải:

Có một ngày cỏ hoa chờ đợi

em thiên thu thành quách rực nan vàng sâm sẩm gió phương trời lơ lửng nắng nốt nhạc nào âm ỉ thinh không

(Rồi có thể)

Cỏ xanh, cỏ mượt, cỏ non, cỏ biếc, cỏ may…miên man trong thơ Văn Công Hùng. Phải chăng ngọn cỏ ấy là mầm sống, là sức sống là khao khát của một cõi lòng luôn hướng về tình yêu sự sống trong thơ ông: Vẫn là cỏ/ chỉ ngàn đời là cỏ/ bước chân nào ướm thử ngày xưa/ nụ hôn đầu đời đã trở thành cổ tích/ nghe mang mang một chút vị buồn (Hoài niệm).

mang vẻ đẹp rực rỡ cũng được nhà thơ xây dựng thành biểu tượng xuất hiện khá nhiều trong thơ. Hoa tường vi, hoa đào, hoa bưởi, hoa mai, hoa hồng… cả thế giới hoa cứ thế xuất hiện trong thơ ông: Nhấp nhô thung lũng sương mù/ hoa tường vi dẫn phố về lối mưa/ người thì đã của ngày xưa/ cơn mưa lỗi hẹn như vừa hôm qua (Ta về Đà Lạt).

Thơ ông không chỉ có những loài hoa kiêu sa, thanh cao như: đào, mai, lan, cúc…mà còn xuất hiện những bông hoa thơm ngát một miền nhớ về cuộc sống mộc mạc dân giã nơi thôn quê. Đó là những loài hoa gắn với bao câu chuyện tình yêu của đôi trai - gái ngày xưa, những kỷ niệm của tuổi thơ: Những hàng xoan đã tím tự thuở nào/ hoa ngâu trắng đến không còn sắc trắng/ cỏ gà xước triền đê thuở ấy/ bỗng bắt đầu nhơ nhớ một người dưng (Ký ức của mùa thu).

Trong những hình tượng này, cỏ - hoa chính là hình tượng nhân hóa đặc biệt mà tác giả gửi vào đó bao tâm sự tha thiết về tình yêu. Cỏ mỏng manh, yếu mềm, hoa kiêu sa, quyến rũ hơn trong thơ Văn Công Hùng là có lý do riêng của nó. Hoa chính là tình yêu, cỏ là nhân chứng của tình yêu. Cỏ - hoa cũng như là nhân chứng cho nỗi buồn trong tình yêu: Em trả nỗi buồn lại cho tôi/ xiêm áo mỏng tang lượn lờ giữa cỏ/ tìm đâu vết hài/ chấp chới hoa đồng nội (Đoản khúc buồn).

Hoa cũng cảm thấy một nổi nhớ vây quanh mình và lan tỏa trong không gian tĩnh lặng, thêm bồi hồi, thêm khắc khoải. Cỏ - hoa còn mang theo bao tâm sự về cuộc sống, về sự tan vỡ hay chia lìa, về sự cô đơn hay buồn chán của tác giả:

cỏ xanh chỉ một mình tôi

một mình tôi với một tôi một mình

(Về miền nguyên hạ)

Văn Công Hùng mượn các biểu tượng cỏ - hoa để diễn tả những cảm xúc dào dạt của tâm hồn, niềm vui gắn với nỗi buồn, nỗi khát khao gắn với niềm đam mê. Sự hòa nhập vào tận cùng cuộc sống tươi mới cũng được ông gởi vào những hình ảnh ấy. Điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Văn Công Hùng khi sử dụng các biểu tượng này là ở chỗ: hoa - cỏ thường gắn liền nhau tạo thành hệ thống trong thế giới hình tượng.

Mối liên kết giữa hoa - cỏ gợi ra bức tranh ngập tràn sức sống, đó là sự quyện hoà giữa thiên nhiên và con người trong một hồn thơ bay bổng, dào dạt tình tứ. Nó thực sự đã thành biểu tượng của sức sống, cho tình yêu và cho khát

vọng. Có khi, nó biểu tượng cho những cảm xúc của tình yêu, của anh và em. Đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật thơ văn công hùng (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)