PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LUẬN VỀ CÁI ĐẸP VÀ ĐỜI SỐNG
2.2.3. Triết luận về vẻ đẹp của tâm hồn tri ân
Tâm hồn tri ân là một biểu hiện của cái đẹp mà Văn Công Hùng nhắc nhiều ở trong thơ. Ông tri ân người yêu, tri ân người làm nghệ thuật, tri ân với cả bản thân và cuộc đời. Những dòng thơ là lời cảm ơn chân thành và sâu sắc với những gì đã qua và chưa tới. Tri ân là lẽ sống của nhà thơ.
Văn Công Hùng là người hay nghĩ nên thơ ông cũng giàu chất ưu tư. Ông chẳng mấy khi để cho tâm trí được rảnh rang, dù có những lúc ta thấy nhà thơ vui nhưng cũng là niềm vui của sự ưu tư, trắc ẩn.
Tác giả viết về một bông hoa, một cơn mưa, một mùa thu, một thành phố, một người thân quen,… tất cả đều mang dấu ấn của sự nghĩ suy, chiêm nghiệm. Đọc thơ ông không dễ dàng gì nhưng đã đọc được rồi thì thường thấy thấm thía. Trần Thị Vân Dung nói về điều này: “Thơ Văn Công Hùng là hành trình chiêm nghiệm, triết lý có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện một sự nhạy bén trong tầm nhìn…”[12, 69].
Đất nước đau thương khi bóng đen của kẻ thù xuất hiện, đó cũng là khi tâm trạng của người chiến sĩ có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc chiến tranh. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ, hình ảnh Tổ quốc luôn thôi thúc và trở thành niềm tin để họ ý thức về vai trò của cá nhân mình, về nền độc lập của nhân dân. Trong thơ Chế Lan Viên, Tổ quốc được khẳng định qua những hình ảnh thơ mang tính biểu tượng đậm chất trí tuệ: Tên Tổ quốc vang xa ngoài bờ cõi/ Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng/ Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại/ Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng (Thời sự hè 72 – Bình luận).
Góc nhìn cá nhân khiến cho những vần thơ về Tổ quốc của nà thơ như một mảnh hồn ông và cũng vì thế nặng trĩu tâm tư và suy tưởng. Vốn là người nhiều suy nghĩ, trầm lặng, tác giả viết về Tổ quốc bằng giọng thơ thiết tha sâu lắng. Nhà thơ cảm nhận về đất nước khi trải qua chiến tranh theo cách của riêng mình, đất nước được nhìn từ số phận, từ trải nghiệm cá nhân, nhân danh mỗi con người:
chiến tranh là trò máu xương rẻ nhất chúng ta cố tránh như đang tránh dịch sởi nhưng nếu chúng ta không còn cách nào khác nếu không có con đường nào khác…
(Tổ quốc của tôi)
Là thế hệ trưởng thành trong chiến tranh, bằng một giọng thơ không khoa trương, nhà thơ đã viết lên bằng tất cả lòng chân thành của một con người, Văn Công Hùng hiểu và thấm thía những đau thương, mất mát không gì có thể bù đắp được. Cảm xúc về đất nước trong chiến tranh, thơ ông hướng về những số
phận buồn đau, đó là cuộc đời mỗi con người. Tác giả bị ám ảnh bởi những cảnh ngộ đau lòng:
hàng vạn người mẹ còng lưng bên bếp lửa hàng triệu mái đầu trắng xóa khăn tang
những con đom đóm đêm gió bấc vẽ lên khuôn mặt thần chết xóm làng xác xơ vẳng những tiếng khóc hờ…
(Tổ quốc của tôi)
Nhà thơ không chỉ nhìn cuộc chiến tranh đơn nhất ở góc độ cái hùng. Chất bi tráng đã đi vào thơ với sự hy sinh xương máu của đồng đội đồng bào. Trong thơ Cách mạng nói chung và thơ trẻ chống Mỹ nói riêng, ở mỗi nhà thơ, nỗi đau mất mát đều cất thành lời. Hoàng Nhuận Cầm khóc bạn: Thôi cho mình thắp nén nhang này/ Khóc Văn nước mắt đã đầy quả tim. (Nhớ Vũ Đình Văn); Nguyễn Đức Mậu gửi nỗi niềm thương tiếc xót xa vào hương trầm bên mộ người ngã xuống; Nguyễn Duy đắp cho bạn nấm mộ trong rừng đước. Nguyễn Khoa Điềm, khi người bạn thân ngã xuống, trong tâm tưởng nhà thơ dội về những kỉ niệm: Mình nhớ một trang Kiều hai đứa đọc/ Mình nhớ bếp lửa rừng đốt ngày gặp lại/ Mình nhớ chúng ta vẫn thầm lựa bao điều để nói (Chúng ta vẫn sẵn sàng cho bài giảng đầu tiên).
Còn với Văn Công Hùng, tình cảm với đồng đội là tiếng lòng của một trái tim rưng rức nỗi tiếc thương:
Mộ bạn nằm xanh mãi cánh rừng ơi Bóng chiều lặng trên tấm bia màu nắng Tôi nâng trên tay một chùm hoa trắng Ngược lối mòn viếng đồng đội của tôi (Tháng ba)
Những con người đó, những cuộc đời đó khiến nhà thơ cứ mãi suy tư, trăn trở. Tất cả những số phận, mỗi cuộc đời, mỗi con người được hiện lên trong thơ ông giản dị và chân thật. Mỗi cuộc đời ấy là một minh chứng cho sự thật tàn khốc của chiến tranh. Họ nhân danh cho con người đứng lên đòi quyền được sống, được tự do và hòa bình. Nguồn cảm hứng trên được bắt nguồn từ sự từng trải qua gian nan thử thách và sự trở về với quê hương, đồng chí, đồng bào. Nỗi đau của họ nhắc nhở ông hiểu hơn về lẽ sống còn, trân trọng hơn những niềm
hạnh phúc đang có để rồi chọn lựa cách sống sao cho xứng với những gì thế hệ trước đã hy sinh.
2.2.3.2. Tình yêu là sự tri ân với bạn bè và gia đình
Trong men say tình, say rượu, say thơ, Văn Công Hùng vẫn dành riêng những vần thơ tươi nguyên nhất để tặng cho những bạn thơ của mình. Cái tôi trữ tình trong thơ Văn Công Hùng là bản thể của một con người dung dị, biết trân quý những điều đẹp đẽ trong mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là mối quan hệ đồng cảm giữa những thi sĩ với nhau. Thơ ông viết dành cho những người bạn thơ bằng tất cả niềm yêu quý và ngưỡng mộ. Đọc bài thơ Tự bạch của một thời, ta nhận ra cái tôi chân tình hòa đồng của ông với bạn thơ: Những nhà thơ suốt đời mơ mộng/ tụ bạ nhau rượu đắng quên ngày/ kẻ rót lửa vào thơ người ném thơ vào lửa/ chỉ nỗi buồn cứ mãi chung nhau.
Sự ưu tư của nhà thơ còn xoay xung quanh những vấn đề rất đời thường, gắn với những sinh hoạt hằng ngày với bạn bè. Thơ Văn Công Hùng đi cùng với những cố gắng của thơ nói chung trong việc đi tìm một giọng thơ mới, khác đi để nói đến mọi điều bình thường, đụng chạm đến mọi vui buồn của đời sống và tâm trạng. Bằng một giọng nói thật, không hoa mỹ, không thiên về những cảm xúc màu hồng, nhà thơ đã diễn đạt rất thật những năm tháng gian khổ cùng bạn bè. Với ông, có những năm tháng đó mới có một Văn Công Hùng của ngày hôm nay: Vũ trụ là mười hai mét vuông/ nhân loại là vợ con và bầy heo lai kinh tế/ tính nhân văn suốt đời chê bia rằng đắng/ bản ngã chai lỳ nhưng khóc nếu heo đau (Tự bạch của một thời).
Cái tôi trữ tình hòa đồng với bạn thơ trong thơ ông là cái tôi am hiểu cuộc đời, am hiểu về thơ ca, trân trọng tình bạn đáng quý của thi sĩ mang nặng tơ vương với cuộc đời. Đó là cái tôi biết lắng nghe, biết chia sẻ và biết nhớ nhung. Văn Công Hùng, viết nhiều bài thơ dưới hình thức là những bức thư tâm sự gửi những bạn thơ của mình như gửi: T. Đ. C, gửi bạn thơ Tạ Văn Sĩ… lăm le làm thi sĩ/ lại vướng kiếp xe ôm/ thơ mình và rượu bạn/ ngất ngưỡng trên đường đời. Chỉ qua vài câu thơ ngắn gọn mà tác giả đã khái quát được nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của các bạn thơ:
Ngày ấy bây giờ bạn nhé đừng quên phía xa ấy còn mờ sương ít chữ
vẫn thắc thỏm những trái tim giữ lửa bao mái chèo lặng lẽ giữa mênh mông
(Có một ngày như thế sẽ)
Không câu nệ dài dòng, tác giả đã nói thẳng, đi trực tiếp vào vấn đề, thậm chí ông còn sử dụng những câu thơ có chiều sâu triết luận, trong bài thơ Người mang tên dòng sông ông viết tặng nhà thơ Thu Bồn: gói cõi nhân tình vào chén ngọc/ gieo hoa cau nhặt hoa gạo mang về/ giá được làm mắt em gửi miền thăm thẳm ấy/ để Thu Bồn uống rượu và làm thơ…
Những câu thơ cho thấy cái tôi trữ tình tha thiết với tình đời, tình người, ông nhận ra bản chất sâu xa của loài người đó chính là tình yêu thương, chỉ có tình yêu thương mới thanh lọc được tâm hồn, kéo con người gần lại với nhau hơn, xoa dịu những nỗi đau, làm sáng lên vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống. Thơ Văn Công Hùng đa dạng trong cách biểu hiện, nhưng dù thể hiện mình ở khía cạnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn nhận ra bản chất của một nhà thơ, thi sĩ say mê với cuộc đời, khao khát tình yêu, tha thiết với bạn bè.
Vì quá ưu tư, vì ưa suy nghĩ nên Văn Công Hùng thường nhận ra những bất trắc, những mặt xấu xa, những điều hệ lụy trong đời. Cho nên ông cần thật nhiều những bình yên để che chở tâm hồn mình, vực dậy niềm tin và nghị lực để ông vững chãi bước đi. Những lúc như thế tác giả tìm về bên gia đình và đầu tiên ông nghĩ về mẹ:
chúng con trưởng thành từ tuổi già của mẹ hình như mẹ chưa bao giờ có tuổi
tuổi của mẹ trong công binh xưởng trong giao thông hào, bên những hố bom tình yêu của mẹ là chập chờn pháo sáng là vội vàng những cuộc đi xa
(mẹ tám tư tuổi)
Những câu thơ dung dị mà chân chất, thật đến bất ngờ đã tạo ra được cái nét duyên dáng, mang lại cho câu thơ một điệu tâm hồn độc đáo. Cái riêng của Văn Công Hùng nằm ở chỗ ông biết cách đổi giọng để tạo ra sự hài hòa giữa vần điệu và cảm xúc, khiến cho mỗi hình ảnh thơ của ông hiện lên chân thật và sinh động như đang tồn tại ngay trước mắt người đọc.
Giữa bộn bề cuộc sống, giữa lo toan xuôi ngược, giữa nhiều bất trắc tai ương, bất kì một con người nào nào cũng cần một bến bờ để neo đậu, chia sẻ. Văn Công Hùng luận về điều này khá sắc sảo. Những lúc như thế tác giả suy nghĩ về em, tìm về bên em: em/ chỉ còn em là không suy suyễn/ những cơn bão lòng luôn sóng sánh từ em…(sáng mai rồi mồng một).
Ông nhận ra rằng, chỉ trong giông gió, bão bùng, khi cuộc đời buồn người ta mới nhận ra tất cả, kể cả điều khó nắm bắt, khó kiếm tìm như tình yêu. Văn Công Hùng đã tìm được người ấy và tin cẩn gắn kết đời mình với vợ như một sự tri ân:
Có một mái nhà, có một tình yêu/ ta thành kẻ giàu sang và phú quý/ em như hòn đảo chìm chứa đầy châu báu/ ta để dành dự trữ lúc nguy nan (Vợ).
Thơ là tiếng nói từ trái tim đến trái tim là con đường của cảm xúc, là sự thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ cũng là sự ồn ào náo nhiệt của đời thường, là tiếng ru hời của mẹ, là khúc hát đồng dao của em thơ. Đối với Văn Công Hùng thơ phải phản ánh được những cái đời thường của cuộc sống:
Những nhà thơ ở trong nhà tập thể con bao cấp tiếng cười
vợ tem phiếu cơm ăn và nước mắt
(Tự bạch của một thời)
Văn Công Hùng cũng viết thơ tình khá nhiều. Những bài thơ tình của ông có phong vị rất riêng. Có thể nói ông yêu ngọt ngào, tình yêu của nhà thơ là tình yêu dồn nén, tình yêu cảm nhận bằng mắt, bằng trí chứ không phải bằng tai. Hơn thế nữa tình yêu trong thơ Văn Công Hùng chính là sự tri ân của tâm hồn với tâm hồn. Trải qua nhiều khoảnh khắc buồn vui, sướng khổ trong đời, tình yêu trong thơ ông lớn hơn thật nhiều và lòng biết ơn tình yêu, người yêu cũng thật sâu sắc. Tình yêu đã trở thành sự sẻ chia, an ủi, động viên. Ông đã viết để tặng cho vợ và hai con gái của mình:
Xin nhặt những mong manh cột vào sợi tóc Suốt mùa mưa hoang hoải đến run người Thương tháng sáu em về như lá ướt Nẻo thiên đường sấp ngửa chớp ran ran Cũng còn kịp hai thiên thần vụt sáng
Con sông lững lờ thao thiết chở ngày đi…
(ngày em về)
Đoạn thơ trên chính là những mong ước, niềm tin khát vọng và sự tri ân của ông với gia đình. Điều này chính là đôi cánh để nâng đỡ, xoa dịu tác giả khi chống chếnh, hụt hẫng, tìm lại sự bình an. Nhờ thế mà thơ Văn Công Hùng thuyết phục người đọc bằng lí lẽ, ngôn ngữ riêng của ông để họ không cảm thấy chơi vơi trên đường đời.
Nếu ai đó cho rằng thơ ca chỉ là thứ làm cho tâm hồn con người thoát ly khỏi hiêṇ thưc̣ cuôc ̣ sống, đắm chìm trong những mơ môṇg viển vông, bay bổng và lãng mạn trên đôi cánh thần tiên thì sẽ thấy thất vọng khi đặt thơ đối sánh với cuộc đời. Văn Công Hùng cho rằng “thơ chính là đời”, cuộc đời sẽ giúp cho thi si ̃ thăng hoa cảm xúc để làm thơ. Nếu đã đọc thơ Văn Công Hùng, cảm được cái hồn thơ thân mật, hồn hậu với chất quê đầy mặn mà và sâu lắng đó, chắc chắn bạn sẽ cảm được hơi thở và nhịp đập của một trái tim giàu men say cuộc đời, đa tình với thơ ca.