PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ VĂN CÔNG HÙNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ, THỂ LOẠI, KẾT CẤU
3.1.3. Một số biện pháp tu từ
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.I Lênin). Xét về bản chất, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, mỗi kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng gồm hai mặt: âm và nghĩa. Nói như F. de Sausure, đó là mặt “cái biểu đạt” (hình ảnh âm thanh) và mặt “cái được biểu đạt” (ý niệm). Hiểu một cách nôm na ngôn ngữ phải bao gồm hai mặt: từ và nghĩa của từ hay hình thức từ và nội dung mà từ biểu đạt. Mối quan hệ giữa từ và nghĩa vì vậy là mối quan hệ biện chứng, là mối quan hệ tự nhiên, có tính võ đoán và không có nguyên do.
Tuy nhiên, từ ngữ không bao giờ đứng yên một chỗ mà luôn luôn thay đổi, phát triển. Con đường thay đổi cơ bản của từ là chuyển nghĩa thông qua các phương thức khác nhau. Những cách thức chuyển nghĩa này khiến cho vỏ ngôn ngữ tuy không thay đổi nhưng lại mở ra nhiều biểu hiện thế giới khách quan một cách hữu hiệu và tinh tế. Từ đây từ ngữ trở nên có tính đa nghĩa. Và “quan hệ giữa âm và nghĩa, tức giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không còn là quan hệ tương ứng một đối một nữa” [22, 1]. Các biện pháp nghệ thuật đóng vai trò to lớn trong sự thay đổi và phát triển của từ ngữ. Theo Lại Nguyên Ân thì: “trong thực tiễn nghiên cứu văn học, người ta thường nói đến các biện pháp nghệ thuật khi xác nhận những hình thức phát ngôn mới, hoặc khi nói đến việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đã ổn định vào mục đích mới.” [03, 57]. Vì vậy, việc sử dụng thành thạo và có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật sẽ làm nên cá tính, phong cách của một nhà văn, nhà thơ. Đồng thời, nó cũng
khẳng định được những đóng góp của nhà văn, nhà thơ trên bình diện ngôn ngữ.
3.1.3.1. Phép so sánh
So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học của người Việt. So sánh được hiểu là “đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tương kia” [35, 282]. Mô hình truyền thống của nghệ thuật so sánh là:
Cái được so sánh (vế A) Phương diện so sánh Từ so sánh Cái dùng để so sánh (Vế B)
Trong thơ ca truyền thống, so sánh được dùng như một phương tiện biểu cảm. Trong thơ hiện đại, biện pháp so sánh lại được vận dụng với nhiều sắc diện mới. Các nhà thơ hiện đại có ý thức mở rộng biên độ so sánh bằng cách mở ra nhiều trường ngữ nghĩa. Từ việc so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng, thi sĩ có thể so sánh hai cái trừu tượng với nhau. Chế Lan Viên là một ví dụ. Đặt hai cái trừu tượng cạnh nhau, nhà thơ đã làm cho câu thơ của ông được nhận thức trong chiều sâu suy tưởng. Chế Lan Viên viết về nỗi nhớ: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét. Nhớ là trạng thái cảm xúc, nó không có hình vị; rét cũng vậy, là xúc giác. Cả hai đều khó miêu tả được bằng quan sát. Nhưng trong sự sáng tạo mới mẻ của Chế Lan Viên, chúng ta đã cảm nhận sự xa cách trong tình yêu khiến lòng người trống trải, vô duyên giống như đông về mà không có cảm giác rét buốt. Cách so sánh trừu tượng mới mẻ đó đã mang lại cho cảm xúc “nhớ” dư vị đặc sắc mà chỉ có thể cảm chứ khó mà diễn đạt thành lời. Có thể thấy thi sĩ hiện đại đã đẩy phép so sánh lên thành một phương tiện đắc lực cho nhận thức và tư duy.
Văn Công Hùng cũng là một trường hợp như thế. Là người luôn muốn cảm nhận tận tường mọi biểu hiện giản dị nhất trong đời sống, Văn Công Hùng đã có trên 40 lần sử dụng biện pháp so sánh. Chúng ta dễ dàng tìm thấy hiện tượng so sánh trong thơ ông như một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủ đạo.
Trong thơ Văn Công Hùng, cấu trúc so sánh được xây dựng từ nhiều mối quan hệ ngữ nghĩa, nhưng nhà thơ chuộng sử dụng nhiều nhất là mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái cụ thể: ngày xưa cỏ xanh như nước mắt/ tận bây giờ cỏ
vẫn đương xanh (không đề), cỏ mềm như đất ru ngủ ban trưa/ em gánh mùa về rơm vàng như nắng (hồi ức rơm rạ), … Điều đặc biệt là những nét nghĩa mang thuộc tính cơ bản của hai đối tượng cụ thể đã bổ sung cho nhau giúp nâng tầm khái quát hình tượng trong thơ ông.
Thơ Văn Công Hùng có những hình ảnh mang tính ám gợi, tượng trưng cũng được tạo nên bởi hai vế so sánh cụ thể này: Chiều như lửa đốt lòng nhau
(Tượng mồ). Chiều (cái được so sánh) và lửa (cái dùng để so sánh) là những hình ảnh rất cụ thể. Cả hai đều là những hình ảnh rất gần gũi, gợi đến sự da diết, mãnh liệt có sức ám ảnh lòng người. Chiều và lửa - là khát vọng tình yêu của con người, là cái còn lại cuối cùng của con người, gửi cho con người, gửi cho chúng ta.
Qua việc sử dụng phép so sánh, ta thấy Văn Công Hùng đã mở rộng trường liên tưởng nhất là khi ông sử dụng những hình ảnh so sánh trùng điệp: em guồng vào anh cơn say bất tận/ tiếng lá buồn rơi suốt vườn đêm/ như là gió đang xào xạc đâu đó/ như là mưa đang náu giữa vai người (Ngày không bình yên nữa).
Vế được so sánh: Em guồng vào anh. Vế dùng để so sánh: tiếng lá buồn…, gió đang xào xạc…, mưa đang náu… Chỉ một hiện tượng thôi mà được đối chiếu với quá nhiều hiện tượng khác. Nhiều vế so sánh xuất hiện khiến trường liên tưởng dần mở rộng và tạo cảm giác sự chờ mong của anh trải qua nhiều sắc độ: có khi là buồn, có khi là xào xạc, khi khác lại như nương náu… tiếp nối nhau tạo hiệu ứng tăng cấp cho sắc thái tu từ. Những vế so sánh trùng điệp trong đoạn thơ tạo nên chuỗi liên tưởng bất ngờ và thú vị dẫn dắt và khơi mở xúc cảm nơi người đọc. Vì thế, tâm trạng của ông càng trở nên da diết, ám ảnh hơn.
Có thể nói, trong thơ Văn Công Hùng xuất hiện nhiều những hình ảnh so sánh mới lạ, những hình ảnh tưởng chừng như rất khác xa nhau khi được ông đặt gần nhau bỗng tạo nên sự liên tưởng đặt biệt. Chẳng hạn như: Những sắc phượng dịu dàng trong mưa/ như gió chớp lên cánh diều hư ảo (Trong mưa),
Buồn như tận thế kéo cờ quanh ta/ buồn người như thể buồn ma …Buồn như thuốc lú bùa mê/ nghe hoang vắng tận vệt mờ chân chim (Hát với nỗi buồn),
Anh nhớ em như là không thể nhớ/ chỉ một mình cui cút với mình thôi/ thế thì nhớ làm gì cho thêm nhớ/ cứ một mình tưởng tượng một mình thôi (Nhớ).
hạnh phúc hay đau khổ thì ông vẫn luôn sống hết mình cho tình yêu, tâṇ lực cả đời cho thơ. Chính cái sự chân thật trong thơ đã tạo ra sức hút từ phía độc giả , đó không phải cái mãnh liêṭ, gấp gáp như trong thơ Xuân Diệu, nhưng tiếng thơ Văn Công Hùng cũng không kém phần tha thiết, nồng nàn đắm say. Hình ảnh “nhớ như là không thể nhớ” tạo nên một tứ thơ lạ. Trường liên tưởng đi từ một tâm hồn nói nhớ mà lại “không thể nhớ”, mượn cái không khẳng định cái có để làm nên một ấn tượng rất sâu. Tác giả còn có những so sánh nặng ý vị Thiền:
Mầu Ni Mầu Ni số phận miền xa thậm xa
như chớp mắt nghìn lẻ sát na…
(Tinh sương chớp mắt)
Cảm giác mong manh mà tê tái. Hình ảnh “số phận” được ví với “chớp mắt”, “nghìn lẻ sát na” có gì đó thật mông lung, trống trải. Chúng tôi chợt nhớ đến bài ca Bên đời hiu quạnh của Trịnh Công Sơn mà nghiệm ra triết lí “vô sinh, vô diệt”, “sắc sắc, không không” trong đời. “Rồi một lần kia khăn gói đi xa. Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Giật mình nhìn tôi ngôi khóc bao giờ…”
Chính những cách tư duy so sánh mới lạ này đã đem lại nhiều nét nghĩa mới cho sự vật đồng thời thể hiện một cách mạnh mẽ, trọn vẹn xúc cảm của chủ thể trữ tình. Biện pháp tu từ so sánh trong thế giới thơ Văn Công Hùng đã góp phần không nhỏ trong sự thành công về mặt nghệ thuật cũng như tạo nên dấu ấn rất riêng của ông trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
3.1.3.2. Phép tương phản - đối lập
Dường như Văn Công Hùng có ý thức chọn biện pháp tương phản - đối lập để khách quan hóa thế giới đặc biệt là thế giới nội tâm. Đối lập - tương phản gần như đã trở thành tiêu chuẩn thẩm mỹ trong sáng tạo ngôn từ của Văn Công Hùng.
Cùng với tuổi đời và tuổi nghề, ông dần nhận ra mình là “có một lần tôi đã hát vu vơ”, “câu hát vu vơ chính là lời tự thú/ vệt mòn dấu chân đau đáu nỗi buồn” (Có một lần tôi đã hát vu vơ). Do đó càng cần phải thâu tóm trọn vẹn thế giới nội cảm đa chiều và tinh vi một cách trọn vẹn nhất. Chấp nhận quy luật hai chiều của cuộc sống như chấp nhận khuôn mặt vốn có của mình, Văn Công
Hùng nuôi dưỡng xúc cảm nồng nhiệt nhưng luôn ý thức tiết chế nó, nắm giữ ngọn lửa đam mê trong tay nhưng nhà thơ luôn tỉnh táo và rạch ròi khi nhận thức. Điều này giúp ông có một độ lùi vừa phải để nhìn thấu suốt cái giản đơn và rối ren, cái lớn lao và cạn hẹp của chính mình và của đời sống. Phép tương phản, đối lập ở nhiều cấp độ đã giúp thi sĩ chuyển tải được tâm thức đó.
- Đối lập - tương phản trong câu chữ: Váy ngắn phố dài lang thang cùng gió/ nu nú người ơi ca thánh nở tưng bừng/ em rộng rãi trong vòng tay run rẩy/ người đi, người đi đêm sâu (Không đề Noel); Dốc đổ dài ai xuống thấp lên cao/ có một kẻ lữ hành đang lạc lối (Chiều Pleiku); Em cứ vụt hiện vụt biến/ tôi ngẩn ngơ vào đứng ra ngồi/ câu hát vu vơ chính là lời tự thú/ vệt mòn dấu chân đau đáu nỗi buồn (Có một lần tôi đã hát vu vơ); thì ra mặt tôi không vuông không tròn/ không đen không trắng (Trong bóng đêm),…
- Đối lập - tương phản trong hình ảnh: Đêm mù mịt đêm u mê/ em chấp chới giữa bốn bề mưa giăng/ lóe một cửa thiên đàng/ một con chim nhỏ vội vàng bay lên…; Tháng tư như nốt nhạc trầm/ gõ vào cánh cửa thời gian mơ hồ/ ô hay mà đã sang hè/ tháng tư lấp một cõi về miên man (Tháng tư về); Chiều tưởng chừng bình yên/ mà ầm ào bão tố/ ai vừa về qua đó/ khuấy một vùng lãng quên (Ga ký ức);…
- Đối lập - tương phản trong cấu tứ, tư tưởng: Em như thể chưa bao giờ như thể/ cõi đầy vơi thấp thoáng nẻo về/ như không thể giữa những ngày đầy có thể/ em nhạt nhòa em hiện hữu, trời xanh (Ngày em về); Nào có hẹn gì đâu/ mà mong như nỗi nhớ/ đâu còn như tuổi trẻ/ mà ra vào bâng khuâng; Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt/ dù không còn gì để khóc với nhau/ vẫn phải tin vào những nụ cười thân thiện/ dù niềm tin lạc bước trên đường (Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt);…
Phép tương phản - đối lập trong thơ Văn Công Hùng xuất phát từ nhu cầu nhận thức đời sống trong chiều sâu bản chất của nó. Vậy nên sự đối lập, tương phản của từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ, tư tưởng là sự đối lập mang tính phổ quát. Cuộc đời được nhà thơ cảm nhận trong sự đa chiều, phức tạp của nó, không dễ dàng nắm bắt, không dễ dàng cầm giữ để từ đây nhà thơ đẩy lên thành triết lí. Điều này càng nhấn mạnh hơn yếu tố “duy lí”, “nội cảm”, “trí tuệ” trong thơ Văn Công Hùng. Phép tương phản - đối lập đã làm nên một nét phong cách thơ
độc đáo cho nhà thơ đồng thời nó giúp mở rộng khả năng thẩm thấu, cảm nhận thế giới trong tính khái quát, đa chiều từ phía người đọc.
3.1.3.3. Phép điệp
Phép điệp là một trong những biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng phổ biến và đắc địa trong thơ Văn Công Hùng. Không những thế, nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong sự cách tân ngôn ngữ của ông. Việc lặp lại cùng một từ, một cụm từ trong cùng một dòng thơ hay trong nhiều khổ thơ để đẩy mạnh cảm xúc, để thể hiện sự giày vò, sự xao xác không yên trong tâm hồn nhà thơ đa cảm mà nặng tư duy phân tích này. Xét trong 401 bài thơ, có rất nhiều bài tác giả sử dụng hình thức điệp (lặp): điệp âm, điệp ngữ, điệp đầu, điệp cuối, điệp phụ âm đầu, điệp thanh, điệp vần…Phép điệp góp phần rất lớn trong việc tạo nên tính nhạc, để nhấn mạnh, để gây ấn tượng và làm cho bài thơ giàu cảm xúc. Hơn nữa, việc sử dụng phép điệp cùng với việc mở rộng biên độ thơ góp phần thể hiện những tình cảm phong phú, đa dạng nhưng cũng rất phức tạp của đời sống con người.
Một số cách điệp Văn Công Hùng thường sử dụng và đã tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật đặc sắc:
- Điệp từ ở đầu mỗi câu thơ: Như là không còn chiều nữa/ như là hoa xoan tháng ba/ như là cô nàng hàng xóm/ vừa sang xin lửa nấu cơm (Nhưng còn nỗi nhớ thì sao); Ta với mùa đông mơ mãi những cánh đồng/ mơ thấy khói và mơ về miền nắng/ mơ tím hoa xoan trập trùng phương bắc/ mơ con chuồn chuồn thấp cao ký ức/ phập phồng nào em thả buổi tinh sương (Hoa hồng);…
- Điệp từ ở đầu mỗi khổ thơ: Ngày mùa đông… (Ngày mùa đông); Một mình…Chỉ một mình (Một mình); Có những lúc… (Có những lúc); Hà cớ gì….(Hà cớ gì);…
- Điệp đầu câu bằng từ nối và liệt kê: Thơ cho đời cho bạn cho tôi/ có chút đắng khé lòng nổi trôi thân phận/ có tí ti ngọt ngào nụ hôn tình ái/ có vầng trăng bạc phếch ở trên đầu (Thơ trong chiếu rượu); Cao nguyên là gió rượu cần/ là lang thang bước chân trần lãng du/ là cuồn cuộn bụi mùa khô/ là mang mang nắng giăng tơ mật vàng/ là khan, là hội, là xoang/ là em tóc rối bên hàng thông xanh (Cao Nguyên);…
+ Hai câu hoặc nhiều câu gần nhau trong cùng một khổ: Chiều nay trút lá/ Chiều nay râu lên bạc/ chiều nay cứ gió mải về/ chiều nay còn nốt phố xanh (Chợt quỳ); Ướt đẫm vòm trời/ ướt đẫm bình minh/ ướt đẫm nắng (Vòm trời khác);…
+ Một câu ở đầu hoặc ở cuối các khổ liên tiếp: Ga cuối (Ga cuối); Ngày mùa đông (Ngày mùa đông);
+ Một câu ở khổ đầu và khổ cuối: Ngủ đi em (Ru); Rồi em sẽ trở về con đường cũ (Trở về);
- Điệp cả đoạn hoặc khổ thơ: Hình như tình yêu/ mỏng như tơ nhện/ hình như nụ hôn/ mang đầy vị đắng (Hình như);
- Điệp kèm theo cấu trúc so sánh:em guồng vào anh cơn say bất tận/ tiếng lá buồn rơi suốt vườn đêm/ như là gió đang xào xạc đâu đó/ như là mưa đang náu giữa vai người…(Ngày không bình yên nữa);
- Điệp mở rộng, liên tưởng: Và một dòng sông ám ảnh cõi vô hình/ miền xa khuất trôi nhanh về xa lạ/ và em vẫn một mình, như lá/ thủa địa đàng thanh thản trái cấm rơi/ Gió dã quỳ hoang dại tuổi thơ tôi/ thổi thăm thẳm xa xưa miền cổ tích/ miên man cao nguyên xanh màu u tịch/ sắc vàng nào lưu luyến cỏ bazan (Gió dã quỳ).
Hiện tượng điệp trong thơ Văn Công Hùng rất phong phú. Mỗi hình thức điệp là một dụng ý nghệ thuật. Có khi đó là những xôn xao không thể chỉ nói