6. Cấu trúc luận văn dự kiến
1.2.3. Các nguyên gây thoái hóa đất
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đất, tuy nhiên có thể xác định có 2 nhóm nguyên nhân chính: Nhóm các nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố do tác động của con ngƣời.
a. Nhóm các nguyên nhân tự nhiên: Nhóm nguyên nhân tự nhiên gây thoái hóa đất thƣờng là đặc điểm hoặc sự biến đổi các điều kiện môi trƣờng tự nhiên dẫn đến tình trạng thoái hóa đất, cụ thể:
- Xói mòn đất do nước thƣờng xảy ra bởi 3 nguyên nhân chính: Mƣa rào với
cƣờng độ cao, độ dốc cao ở đất vùng đồi, núi và đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do nƣớc
- Xói mòn do gió thƣờng xảy ra ở các vùng có điều kiện khí hậu khô hạn đến
khô hạn; Thay đổi của mƣa rào liên quan với quy cơ bị hạn hán; Các loại đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do gió (nhƣ đất cát, ..); Lớp phủ thực vật tự nhiên thƣa thớt hoặc đất trống.
- Thoái hóa đất do suy giảm độ phì nhiêu thƣờng xảy ra do có sự rửa trôi mạnh
trong điều kiện khí hậu ẩm ƣớt hoặc các loại đất có độ chua cao hoặc có độ phì nhiêu tự nhiên thấp.
- Thoái hóa đất do do úng nước thƣờng xảy ra do sự tiêu thoát hạn chế ở các
vùng đồng bằng phù sa hoặc các vùng trũng ở sâu trong nội địa.
Thoái hóa đất do mặn hóa thƣờng xảy ra ở vùng khí hậu từ bán khô hạn đến khô hạn với cƣờng độ rửa trôi thấp hoặc các loại đất có quá trình mặn hóa tự nhiên nhẹ.
Trong một số trƣờng hợp, các thoái hóa do nguyên nhân tự nhiên gây ra đủ mạnh đến mức làm cho đất mất khả năng sản xuất mà không cần có sự can thiệp của con ngƣời. Ví dụ các đất mặn tự nhiên xuất hiện ở các đất trũng ở sâu trong nội địa của các vùng khí hậu khô hoặc các vùng bị xói mòn tãnh tự nhiên.
b. Nhóm các nguyên nhân do con người: Các nguyên nhân do tác động của con ngƣời bao gồm việc sử dụng đất đai không phù hợp và thực tiễn quản lý đất đai
không phù hợp, chẳng hạn canh tác trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ đất. Các nguyên nhân thoái hóa do tác động của con ngƣời thƣờng do các tác động:
- Phá rừng: Phá rừng vừa là một loại thoái hóa và cũng là một nguyên nhân
chủ yếu của xói mòn do nƣớc, đặc biệt trên các đất dốc của vùng khí hậu ẩm ƣớt. Việc phá rừng còn có thể là nguyên nhân góp phần gây xói mòn đất do gió, sự suy giảm độ phì nhiêu và mặn hóa.
- Đốn cắt quá mức thảm thực vật: Con ngƣời đốn cắt các rừng tự nhiên, rừng
trồng, rừng cây bụi để lấy gỗ, củi đốt và nhiều sản phẩm rừng khác, khi nó vƣợt qua tốc độ tái sinh tự nhiên của rừng là một yếu tố chủ yếu dẫn đến sự xói mòn do nƣớc và xói mòn do gió.
- Luân canh cây trồng không có thời gian bỏ hóa thích hợp và luân phiên cây trồng không thích hợp: Bỏ hóa đất đai trong một khoảng thời gian thích hợp là một
hình thức sử dụng đất đai cho đất có đủ thời gian phục hồi các đặc tính của đất. Tuy nhiên, do gia tăng dân số, nhu cầu lƣơng thực thực phẩm và các nhu cầu sống khác ngày càng tăng, nên việc gia tăng thời gian và hệ số sử dụng đất là một điều tất yếu, do vậy, thời gian bỏ hóa đất buộc phải co ngắn lại, làm cho nó trở nên kém bền vững. Bên cạnh đó, đôi khi, việc luân phiên cây trồng không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đất ở một số khu vực. Điều này là nguyên nhân góp phần làm suy giảm độ phì nhiêu của đất.
- Chăn thả quá mức: Chăn thả quá mức là chăn thả súc vật trên các đồng cỏ tự
nhiên vƣợt quá khả năng của chúng dẫn đến làm giảm trực tiếp số lƣợng và chất lƣợng của lớp cỏ che phủ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến không chỉ xói mòn do gió mà cả xói mòn do nƣớc ở các vùng đất khô. Đồng thời, việc mất lớp phủ thực vật do hoạt động chăn thả dẫn đến sự suy giảm chất hữu cơ và các đặc tính vật lý và từ đó làm suy giảm khả năng chống chịu đối với xói mòn.
- Việc sử dụng phân bón không cân đối: Sử dụng phân bón không cân đối
trong quá trình sản xuất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đất nghiêm trọng. Điển hình nhƣ khi sử dụng nhiều phân đạm, giúp cây có thể sinh trƣởng nhanh, tăng năng suất trong một thời gian ngắn, tuy nhiên do tăng lƣợng
phân đạm nên tỷ lệ của N và P cũng nhƣ tỷ lệ giữa N với các chất dinh dƣỡng khác sẽ tăng lên, đất sẽ xuất hiện sự thiếu của P và các chất dinh dƣỡng khác nhƣ S, Zn..., lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dƣỡng trong đất.
- Các vấn đề phát sinh do kế hoạch và quản lý kênh tưới: Sử dụng nƣớc tƣới
không đúng sẽ ảnh hƣởng tới mực nƣớc ngầm (sử dụng quá nhiều nƣớc tƣới làm nâng cao mực nƣớc ngầm), chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng tới tính chất của đất (nƣớc chứa muối làm đất bị mặn hóa, nƣớc tƣới chứa nhiều Na làm đất dễ bị mặn kiềm hóa...).
Bên cạnh các nguyên nhân tác động trên, thoái hóa đất xảy ra codn do một phần rất lớn con ngƣời trong quá trình canh tác, không thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ đất.