Đánh giá chung về tình hình suy thoái đất ở huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 75)

2. 3.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội tác động đến thoái hóa đất

3.1.5. Đánh giá chung về tình hình suy thoái đất ở huyện Tuy Phƣớc

3.1.5.1. Đất bị suy giảm độ phì: Diện tích đất không bị suy giảm độ phì có 11037.45 ha (chiếm tổng 80,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện), phân bố chủ yếu trên nhóm đất phù sa và phân bổ đều trên địa bàn huyện; tập trung trên hiện trạng cây trồng có diện tích lớn nhƣ cây lúa, rừng trồng, rừng tự nhiên, cây hàng năm và đất nƣơng rẫy.

Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức nhẹ có 499 ha, chiếm 3,6 % tổng diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất cát và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã

Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là rừng tự nhiên, rừng trồng và cây hàng năm và cây lúa.

Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức trung bình có 509 ha, chiếm 3,7 % tổng diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất cát, đất mặn, đất phèn, đất đỏ vàng, tập trung chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Phƣớc Thành, Phƣớc An; đồng thời thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác là rừng tự nhiên, rừng trồng, cây hàng năm và đất chuyên lúa.

Diện tích đất bị suy giảm độ phì ở mức nặng có 327 ha, chiếm 2,4 % tổng diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng, phù sa và đất xám, tập trung chủ yếu ở các xã: Phƣớc Thành, Phƣớc An, Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận và phổ biến trên các hiện trạng canh tác nông nghiệp là cây hàng năm và đất chuyên lúa.

Tổng diện tích đất bị suy giảm độ phì có 1335 ha, chiếm 9,7 % tổng diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng, đất xám, đất đen, đất mặn, đất phèn và phân bổ đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là cây lúa, cây hàng năm và rừng trồng.

3.1.5.2. Đất bị nhiễm mặn: Diện tích đất không bị nhiễm mặn có 12.103,7ha (chiếm tổng 88,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện), phân bố chủ yếu trên nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng và phân bổ đều trên địa bàn huyện; tập trung trên hiện trạng cây trồng có diện tích lớn nhƣ cây lúa, rừng trồng, rừng tự nhiên, cây hàng năm và đất nƣơng rẫy.

Diện tích đất bị nhiễm mặn ở mức thấp có 856 ha, chiếm 6,24 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất cát và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Phƣớc Nghĩa, thị trấn Tuy Phƣớc; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là là đất trồng lúa.

tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất mặn, đất phèn, tập trung chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Phƣớc Nghĩa, thị trấn Tuy Phƣớc; đồng thời thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác là đất chuyên lúa.

Diện tích đất bị nhiễm mặn ở mức cao có 225,5 ha, chiếm 1,6 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất mặn, tập trung chủ yếu ở các xã: Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận và phổ biến trên các hiện trạng canh tác nông nghiệp là cây lúa.

3.1.5.3. Đất bị nhiễm phèn: Diện tích đất không bị nhiễm phèn có 12.653,5ha (chiếm tổng 92,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện), phân bố chủ yếu trên nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng và phân bổ đều trên địa bàn huyện; tập trung trên hiện trạng cây trồng có diện tích lớn nhƣ cây lúa, rừng trồng, rừng tự nhiên, cây hàng năm và đất nƣơng rẫy.

Diện tích đất bị nhiễm phèn ở mức thấp có 1057 ha, chiếm 7,7 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất mặn và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Phƣớc Nghĩa, thị trấn Tuy Phƣớc; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là là đất trồng lúa, cây hàng năm khác.

Diện tích đất bị nhiễm phèn ở mức trung bình có 701 ha, chiếm 5,1 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất mặn và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận, Phƣớc Nghĩa, thị trấn Tuy Phƣớc; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là là đất trồng lúa, cây hàng năm khác.

Diện tích đất bị nhiễm phèn ở mức cao có 160,5 ha, chiếm 1,2 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất mặn, đất phèn, tập trung chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thuận; đồng thời thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác là đất chuyên lúa.

3.1.5.4. Đất bị khô hạn: Diện tích đất không bị khô hạn có 12.653,5 ha (chiếm tổng 92,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện), phân bố chủ yếu trên nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng và phân bổ đều trên địa bàn huyện; tập trung trên hiện trạng cây trồng có diện tích lớn nhƣ cây lúa, rừng trồng, cây hàng năm và đất nƣơng rẫy.

Trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc không có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị khô hạn năng, chỉ có khô hạn ở mức độ trung bình và khô hạn ở mức độ nhẹ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị khô hạn ở mức nhẹ là 622 ha, chiếm 4,5 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất mặn, đất cát, đất phù sa và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thành, Phƣớc An; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là là đất trồng lúa, cây hàng năm khác, rừng trồng.

Diện tích đất bị khô hạn ở mức trung bình có 435 ha, chiếm 3,2 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, phân bố chủ yếu trên các nhóm đất đỏ vàng và đất đất phèn, đất mặn, đất cát, đất phù sa và phân bổ đều ở các xã, thị trấn, diện tích bị ảnh hƣởng nhiều chủ yếu ở các xã Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thành, Phƣớc An; thƣờng gặp ở các hiện trạng canh tác chiếm diện tích lớn là là đất trồng lúa, cây hàng năm khác, rừng trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)