Thoái hóa đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32)

6. Cấu trúc luận văn dự kiến

1.3.2. Thoái hóa đất ở Việt Nam

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam có trên 50% diện tích đất tự nhiên của trên cả nƣớc có dấu hiệu thoái hóa, ƣớc tính 3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi). Hiện nay, cả nƣớc có đến gần 1 triệu ha đất phèn nông cần đƣợc cải tạo cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, 2 triệu ha đất xám bạc màu, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, 0,5 triệu ha đất mặn sú vẹt đƣớc và mặn nhiều,

0,47 triệu ha đất lầy úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng vùng đồi núi. Nguyên nhân gây thoái hóa đất đƣợc đánh giá chủ yếu là do nhiễm phèn, nhiễm mặn, tƣới tiêu không hợp lý ở vùng đồng bằng và do xói mòn ở vùng đồi núi. Bên cạnh đó, nhiều nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng cũng chính là nguyên nhân gây suy thoái đất. Tuy nhiên, đến nay những nỗ lực cải tạo đất chỉ mới đạt đƣợc trong phạm vi hẹp.

Các dạng thoái hóa đất đƣợc ghi nhận ở nƣớc ta gồm:

- Đất bị xói mòn: Đa số vùng đồi núi nƣớc ta có địa hình chia cắt mạnh, mạng lƣới sông suối dày đặc, sông ngắn, tiết diện dọc dốc, lƣợng mƣa lớn lại tập trung vào mùa hè, do đó xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, xói mòn có khả năng xảy ra trên diện một diện tích tƣơng đối rộng lớn (khoảng 22,95 triệu hecta, chiếm 69,3% đất tự nhiên của cả nƣớc), xói mòn tiềm năng đất đai có thể đạt từ 50- 4500 tấn/ha/năm. Mất đất do xói mòn tiềm năng trên đất dốc ƣớc tính 10,141 tỉ tấn (trên thực tế, mất đất do xói mòn trên đất dốc ở Việt Nam ƣớc tính khoảng 2 tỉ tấn/năm). Tuy nhiên, ở những khu vực có rừng phát triển, lƣợng đất mất ở đây giảm rất nhiều so với đất trống, đồi núi trọc [16]. Đồng thời, qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ở vùng Tây Nguyên và vùng Trung du, gần 60% dòng chảy có thể hình thành quá trình xói mòn trong lúc mƣa, lúc này cƣờng độ xói mòn cũng tăng lên hàng chục lần. Trong những năm gần đây, do thảm thực vật che phủ bị suy giảm, dẫn đến xói mòn đất phát triển nhiều hơn, đặc biệt là xói mòn khe rãnh. Bên cạnh đó, hiện tƣợng sụt lở, trƣợt đất trở nên phổ biến cũng diễn ra tƣơng đối phổ biến ở nƣớc ta, vừa làm giảm diện tích đất đồi, vừa thu hẹp đất ruộng và gây suy thoái đất ở một số khu vực.

- Thoái hóa hóa học đất: Trong điều kiện nhiệt đới ẩm của nƣớc ta, cƣờng độ phong hóa đá mẹ rất mạnh, tác động rửa trôi mạnh. Đa số đất đồi núi trở nên nghèo, chua, khô, rắn. Mùn ít không đủ để bảo vệ keo đất nên bị phá hủy, tiếp tục giải phóng nhôm di động làm cho đất ngày càng chua. Lân dễ tiêu đã ít lại bị giữ chặt. Kali dễ tiêu rất nghèo. Đất đỏ vàng sau một chu kỳ nƣơng rẫy, lƣợng Al3+ đạt tới 50- 60 mg/100g đất phải bỏ hóa không trồng trọt đƣợc [9]. Sự thoái hóa thể hiện rất rõ ở các điều kiện nhƣ đất ngày càng chua hơn, các cation kiềm, độ no bazơ, dung

tích hấp thu giảm, hàm lƣợng mùn, các chất dinh dƣỡng tổng số và dễ tiêu, đa lƣợng, trung lƣợng và vi lƣợng trong đất ngày càng giảm. Cân bằng dinh dƣỡng trong hệ thống đất - cây - môi trƣờng bị phá vỡ; tăng nhiều độc tố nhƣ Fe, Mn, H2S, SO42-, lân bị cố định. Kết quả nghiên cứu nhiều năm trên đất dốc cho thấy, có đến 60% diện tích chịu tác động rửa trôi. Lƣợng đất bị mất hàng năm từ vài chục tấn/ha trên đất rừng thứ sinh và trồng cây lâu năm trƣởng thành đến vài trăm tấn/ha trên đất trống đồi núi trọc. Lƣợng đất mất hàng năm trên đất trồng cây ngắn ngày không có công trình chống xói mòn từ 50 đến 100 tấn/ha. Lƣợng đất này chứa khoảng 1 tấn chất hữu cơ, 150 kg đạm, lân, kali tổng số [9]. Hàm lƣợng các nguyên tố trung lƣợng và vi lƣợng trong đất thoái hóa rất thấp (dƣới 2 mg/kg đất). Bằng chứng có thể thấy thiếu B và Mo cho cây họ đậu, thiếu Mg cho cây ngô, dứa, hồ tiêu và thiếu Zn, B, S đối với cây cà phê năng suất cao.

- Khô hạn, sa mạc hóa: Sa mạc hóa đƣợc coi là sự thoái hóa đất trong điều kiện khô hạn, bán khô hạn hay vùng thiếu ẩm do các nguyên nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu, hoặc do hoạt động của con ngƣời. Chỉ tiêu quan trọng để xác định mức độ sa mạc hóa là tỉ lệ lƣợng mƣa hàng năm so với lƣợng bốc thoát hơi tiềm năng trong giới hạn từ 0,05 đến 0,65 (theo công ƣớc của Liên hiệp quốc về chống sa mạc hóa). Hiện tƣợng sa mạc hóa thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn lớp phủ thực vật và địa hình dốc, chia cắt, nơi có lƣợng mƣa thấp: 700 - 800 mm, 1500 mm/năm, lƣợng bốc thoát hơi tiềm năng đạt 1000 - 1800 mm/năm (Ninh Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên Châu…) [10]. Bên cạnh đó, ở nƣớc ta do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ (du canh, du cƣ, độc canh, quảng canh…) nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hƣớng sa mạc hóa ngày càng phát triển nhất ở vùng đất trống, đồi núi trọc.

- Trượt đất, xói lở bờ sông, bờ biển: Xói lở bờ sông, bờ biển thực chất là sự biến đổi môi trƣờng địa chất, có liên quan đến nhiều quá trình nội - ngoại địa động lực, tới thủy triều, các cấu trúc đƣờng bờ và đới bờ, dòng chảy sông và vùng cửa sông, tới các hoạt động nhân sinh và các dạng thiên tai kích thích khác (nhƣ bão,

lụt, động đất, sóng thần…). Trong những năm gần đây tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển là một trong những thiên tai thƣờng xuyên gây thiệt hại nghiêm trọng về diện tích đất sản xuất, về ngƣời, về của và đặc biệt gây nên nỗi lo lắng thƣờng trực cho nhân dân các vùng đồng bằng ven biển ở Việt Nam.

- Mặn hóa, phèn hoá: Quá trình phèn hóa, mặn hóa phổ biến ở vùng đồng bằng ven biển của nƣớc ta, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Duyên hải Miền Trung.

Đất mặn ở nƣớc ta chủ yếu đƣợc hình thành do bị ngập nƣớc mặn thủy triều hoặc bị mặn do nƣớc mạch mặn di chuyển từ dƣới lên trên mặt đất. Vào mùa khô, khi nƣớc biển xâm nhập sâu vào đất liền làm tăng diện tích đất mặn. Việc đào kênh, mƣơng dẫn nƣớc mặn vào đồng, khoét sâu mặt ruộng để trồng thủy hải sản cũng góp phần làm tăng diện tích đất mặn và mức độ mặn trong đất. Một số vùng chỉ bị ảnh hƣởng do mạch nƣớc mặn gần mặt đất, nhƣng việc thay cây trồng nƣớc bằng cây trồng cạn đã tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình bốc thoát hơi nƣớc và đất tầng mặt bị mặn hơn. Một số nơi do thiếu nƣớc ngọt đã dùng nƣớc mặn hoặc nƣớc lợ để tƣới cho vùng đất không bị mặn đã làm lây lan và mở rộng diện tích đất mặn. Đối với đất bị phèn, thƣờng nằm ở địa hình thấp, trũng và sâu trong đất liền hơn vùng đất mặn, hoặc nằm xen kẽ với các loại đất mặn hoặc đất không mặn.

- Lầy hóa, ngập lũ và ngập úng: Quá trình lầy hóa thƣờng phát triển ở các ô trũng hoặc đồng lầy vùng đồng bằng và ven biển và ở các thung lũng khép kín vùng trung du, miền núi. Ở Việt Nam đất lầy có diện tích khoảng 1.967.123 ha (trong đó chiếm diện tích lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng 218.700 ha) [10]. Quá trình ngập lũ, ngập úng cũng rất phổ biến và xảy ra thƣờng xuyên ở nƣớc ta vào mùa mƣa bão. Do mƣa bão tập trung vào mùa hè với cƣờng độ trên 200mm/ngày, nƣớc từ vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thƣa thớt chảy ào ạt xuống các dòng sông, dòng suối. Ở đồng bằng nƣớc mƣa cũng chảy tràn từ yếu tố địa hình cao xuống địa hình thấp và đổ xuống sông. Nƣớc sông, suối dâng cao chảy tràn vào đồng ruộng, do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng hàng triệu ha.

ngày càng nhiều và con ngƣời phải áp dụng những biện pháp để tăng cƣờng khai thác độ phì đất, mở rộng mạng lƣới tƣới, tiêu, phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa trong điều kiện đầu tƣ có hạn và thiếu quy hoạch quản lý môi trƣờng là những tác nhân chủ yếu đã gây ô nhiễm đất. Theo nghiên cứu, ô nhiễm đất của Việt Nam chủ yếu là do 4 tác nhân chủ yếu: Sử dụng phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và ô nhiễm đất do chất thải và nƣớc thải đô thị và khu công nghiệp, do chất độc hóa học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1:

Thoái hóa đất là quá trình đất bị suy giảm các đặc tính về độ phì của đất, về khả năng sản xuất, về cảnh quan sinh thái, làm thay đổi các khu hệ sinh vật hay làm thay đổi môi trƣờng sống của con ngƣời. Có nhiều nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa nhƣ nhiễm mặn, hạn hán, suy giảm độ phì nhiêu,… làm cho chất lƣợng đất trong sản xuất nông nghiệp ngày một giảm sút. Hiện nay, quá trình thoái đất cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi, với quy mô và cƣờng độ khác nhau, gây ra hiện tƣợng bạc màu đất, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng, thậm chí có đôi nơi dẫn đến tàn phá môi trƣờng. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng thoái hóa đất, nhằm thấy đƣợc thực trạng, tìm ra đƣợc nguyên nhân thoái hóa đất, từ đó đề xuất các giải pháp phục hồi, bảo vệ đất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân là một việc làm cần thiết.

Tỷ lệ 1:40.000

Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, tiếp giáp với thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phƣớc có tọa độ địa lí là 108000’ đến 108015’ độ kinh Đông, 13040’ đến 13055’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía Nam giáp huyện Vân Canh và thành phố Quy Nhơn, phía Tây giáp huyện Vân Canh và An Nhơn, tỉnh Bình Định và phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn (hình 2.1)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng Tuy Phƣớc

Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km về phía Đông, với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 21.987,2 ha, huyện Tuy huyện có 13 đơn vị đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn và 11 xã.

Với vị trí địa lý trên, huyện Tuy Phƣớc nằm ngay trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ Bắc - Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua Quốc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19C. Do vậy, nên trong mối quan hệ vùng miền Trung, huyện Tuy Phƣớc đƣợc xem là nơi có vị trí địa kinh tế quan trọng. Tuyến đƣờng sắt thống nhất Bắc- Nam đi qua dài 12 km, với ga Diêu Trì là ga lớn của miền Trung và 3 tỉnh lộ 638 và 640 xuyên suốt địa bàn là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lƣu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện. Đồng thời, vị trí địa lý đã mang lại cho huyện Tuy Phƣớc điều kiện tự nhiên đa dạng, với địa hình đồi, đồng bằng ven biển,…, tạo cho nơi đây một tiềm năng lớn phát triển để trở thành vùng phát triển kinh tế nông nghiệp đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, vị trí địa lý này cũng khiến cho huyện gặp không ít khó khăn, do thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai nhƣ bão tố, lũ lụt,..., ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên đất, gây tác động lớn đến đời sống của dân cƣ và khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế, đặt biệt là kinh tế nông nghiệp.

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.2.1. Địa chất

Là một bộ phận thuộc rìa phía Đông trong phần nâng của địa khối Kon Tum, huyện Tuy Phƣớc có cấu trúc địa chất thay đổi tƣơng đối phức tạp. Với số liệu phân tích cho thấy nguồn gốc đá mẹ gồm 2 loại chính là đá macma axit và tích bở rời đệ tứ thuộc phức hệ Vân Canh, Phú Tài, Hệ tầng Mang Yang và các đá trầm thuộc Holocen thƣợng, trung – thƣợng. Cụ thể:

- Đá macma axit thuộc phức hệ Vân Canh, Phú Tài và hệ tầng Mang Yang điển hình là đá Granite, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra còn có Mica. Đất hình thành trên đá granite thƣờng có thành phần cơ giới nhẹ.

thạch, phiến thạch. Do vậy, đất hình thành trên đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch có kết cấu rời rạc, giữ nƣớc kém, nên dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi xuyên thấm, làm cho tầng đất mặt mất chất dinh dƣỡng, dễ gây thoái hóa đất.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Tuy Phước))

Hình 2.2. Bản đồ địa chất huyện Tuy Phƣớc

Tỷ lệ 1/40.000

2.2.2. Địa hình

Huyện Tuy Phƣớc có địa hình tƣơng đối đa dạng, vừa có địa hình đồi, trung du và đồng bằng xen kẽ nhau. Địa hình của huyện có chiều hƣớng nghiêng dần từ Tây sang Đông, có hình thể phình to ở phía Bắc và thu hẹp dần ở phía Nam, độ dốc phổ biến từ 1o– 4o

, đƣợc phân hóa thành 3 dạng địa hình chủ yếu sau:

- Vùng đồi gò ở trung du: Phân bố rải rác khắp huyện, nhƣng tập trung nhất vẫn

là ở phía Tây Nam, bao gồm các xã gồm Phƣớc Thành, Phƣớc An giáp với huyện Vân Canh và thị xã An Nhơn. Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này từ 10O - 15O.

- Vùng đồng bằng ven biển: Là vùng đất bằng phẳng thuộc các xã khu Đông

nhƣ Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn và các xã khu trung tâm, có cao độ từ 2,5m đến 10,0m và vùng ven đầm Thị Nại là vùng đất bằng phẳng và thấp trũng, bao bọc hạ lƣu các nhánh ra của sông Kôn ở phía Đông, có cao độ từ 0,5m đến 2,0m.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước)

Hình 2.3. Mô hình số độ cao (DEM) huyện Tuy Phƣớc

Tỷ lệ 1:40.000

- Vùng ven biển: Vùng có các cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển. Vùng này có

nhiều đầm, vịnh, cửa biển, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tổng hợp biển. Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này từ 0o - 10o.

Phần lớn trên toàn huyện, địa hình tƣơng đối bằng phẳng chiếm tỷ lệ lớn, nên thuận tiện cho việc canh tác lƣơng thực cũng nhƣ giảm đƣợc kinh phí để xây dựng hệ thống thủy lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất. Tuy nhiên, với điều kiện địa hình nhƣ vậy, khiến cho Tuy Phƣớc đƣợc cho là vùng “rốn lũ” của tỉnh Bình Định, nên có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đất hàng năm.

2.2.3. Khí hậu

Tuy Phƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ với 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, với đặc điểm của các yếu tố khí hậu:

- Bức xạ và chế độ nhiệt: Tuy Phƣớc nằm trong vùng có cƣờng độ bức xạ lớn,

số giờ nắng nhiều, trung bình hàng năm có số giờ nắng hơn 2.368,6 giờ. Thời kỳ nhiều nắng từ tháng 3 đến tháng 9 và các tháng ít nắng là tháng 11 và tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm đo đƣợc tại Tuy Phƣớc khoảng 26oC. Nhiệt độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)