Thực trạng phát triển các ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 53)

6. Cấu trúc luận văn dự kiến

2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu…, nhƣng 10 năm qua (2010-2019) tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc (theo giá so sánh năm 2010) tăng trƣởng khá, với tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm (tỉnh 6,2%/năm); trong đó: Nông nghiệp (nông, lâm và thủy sản) tăng 4,1%/năm (tỉnh 5,7%/năm), công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%/năm (tỉnh 9,6%/năm), dịch vụ - thƣơng mại tăng 11,2%/năm (tỉnh 5,5%/năm).

Cơ cấu giá trị sản xuất của Tuy Phƣớc năm 2010 với nông nghiệp chiếm 48,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,3%, dịch vụ và thƣơng mại chiếm 21,4%. So với năm 2019, nông nghiệp chiếm 31,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,3%, dịch vụ và thƣơng mại chiếm 21,7%. Có thể thấy, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hƣớng tích cực và theo định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện đạt 187.465 triệu đồng. Trong đó, vốn Trung ƣơng, tỉnh hỗ trợ 43.705 triệu đồng; vốn của huyện 143.760 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 2019 đạt 47,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện là 405.592 triệu đồng, đạt 172,6% kế hoạch của tỉnh, đạt 106,75% so với kế hoạch của huyện; tổng chi ngân sách 661.742 triệu đồng. Huyện có 55/63 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 87,3% tổng số trƣờng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,66%, giảm 1,14% so với cùng kỳ (kế hoạch giảm từ 1-1,5%). Huyện đã tạo việc làm cho 1.879 lao động, đạt 187,9% so với kế hoạch. Đồng thời, tỷ lệ dân cƣ đô thị sử dụng nƣớc sạch 60%; tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 98,1%. Có 10/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 90,9%. Độ che phủ rừng 13,6% (kế hoạch 11,53%).

Trong sản xuất dịch vụ thƣơng mại có nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời trên địa bàn huyện có các di tích lịch sử đƣợc xếp hạng nhƣ tháp Bánh Ít, mộ Lê Công Miễn, tháp Bình Lâm, khu chứng tích Tân Giản, mộ Đào Tấn, khu chứng tích Nho Lâm, nhà Văn Chỉ Tuy Phƣớc, đây là lợi thế để phát triển du lịch trong thời gian tới [23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)