PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 75)

2. 3.4 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội tác động đến thoái hóa đất

3.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT

3.2.1. Thoái hóa đất do nhiễm mặn và nhiễm phèn:

Huyện Tuy Phƣớc là vùng đồng bằng thấp của tỉnh Bình Định nên thƣờng xuyện có hiện tƣợng nƣớc biển dâng, gây ngập mặn cho một phần diện tích ở khu vực đồng bằng ven biển. Đồng thời, trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật không thích hợp nhƣ hiện tƣợng nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn trên cao đã làm cho đất bị nhiễm mặn. Hoặc việc phát triển mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đã tạo điều kiện cho quá trình xâm nhập nƣớc mặn ở các vùng cửa sông.

lƣợng lƣu huỳnh trong đất cao, kết hợp với tàn tích hữu cơ giàu lƣu huỳnh từ xác sinh vật của thảm thực vật rừng ngập mặn, làm cho sự tích lũy lƣu hình trong đất lớn làm đất dễ nhiễm phèn. Đồng thời, trong quá trình canh tác, đặc biệt là canh tác lúa nƣớc các phế phụ phẩm hữu cơ đƣợc cày vùi và phân hủy trong điều kiện yếm khí. Đồng thời, trong nông nghiệp trồng lúa, vào vụ hè thu, nếu thiếu nƣớc, phèn tiềm tàng di chuyển lên phía trên lớp đất mặt qua những mao mạch của đất, sắt III gặp ánh sáng và không khí sẽ bị oxi hóa thành sắt II bám vào rễ lúa, đi vào bên trong và gây hại cho lúa. Nếu bị nhiễm phèn nặng gốc lúa bị thối rục và chết cây.

3.2.2. Nguyên nhân của thoái hóa đất do suy giảm độ phì

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt phân bố theo mùa. Dẫn đến các hiện tƣợng lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, lũ quét làm giảm tầng dày của đất. Sự rửa trôi các ion kim loại kiềm và kiềm thổ nhƣ Na+

, K+, Mg2+, Ca2+, các axit mùn và cả những phần tử nhỏ bé nhƣ sét và limon xuống các tầng đất sâu hơn do mƣa nhiều hơn lƣợng bốc hơi. Bố trí sử dụng đất không phù hợp với tiềm năng đất đai, khai thác đất không đi đôi với bồi bổ lại đủ chất dinh dƣỡng cho đất.

Đồng thời, trong quá trình canh tác không chú trọng đến vấn đề cân bằng dinh dƣỡng, bảo vệ đất nhƣ bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh cây họ đậu, hiện tƣợng trồng độc canh một loại cây trồng vẫn diễn ra phổ biến (chuyên canh lúa ở các huyện đồng bằng, chuyên canh mía ở các huyện miền núi). Ngƣời dân chỉ chú trọng bón phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học làm ảnh hƣởng xấu cho sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất đất làm cho đất bị chai cứng và chua hóa.

Bên cạnh đó, hiện tƣợng chặt đốt rừng làm nƣơng rẫy, trồng cây lƣơng thực ngắn ngày trên đất dốc theo phƣơng pháp truyền thống, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mƣa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất.

3.2.3. Nguyên nhân thoái hóa đất do khô hạn:

Sự phân mùa cực đoan của khí hậu: khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 kèm theo lƣợng mƣa thấp 20 - 30 % lƣợng mƣa cả năm. Ảnh hƣởng của gió Tây Nam

khô nóng. đã xuất hiện hiện tƣợng khô hạn do chịu ảnh hƣởng của gió Tây nam khô nóng. Hiện tƣợng khô hạn chỉ xuất hiện ở tiểu vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Không có hệ thống rừng chắn sóng ven biển

3.2.4. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu

Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã và đang diễn ra với tần suất và cƣờng độ ngày càng tăng làm ảnh hƣởng đến lớp thảm thực vật trên mặt đất dẫn đến đất bị hoang mạc hóa, đất trống, đồi núi trọc hoặc làm chai cứng đất, kết von - đá ong hóa.

Vùng đất phù sa ven biển bị thoái hóa do chịu ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp của nƣớc biển dâng là nguyên nhân chính gây nên mặn hóa đất.

Do biến đổi khí hậu làm nền nhiệt độ tăng dần, lƣợng mƣa hàng năm thay đổi và không ổn định làm ảnh hƣởng tới cơ cấu cây trồng và vật nuôi, các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng cũng ngày càng phát triển. Do vậy, để đảm bảo năng suất cây trồng, trong canh tác nông nghiệp việc lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân góp phần gây thoái hóa đất.

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THOÁI HÓA ĐẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.3.1. Giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất

3.3.1.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Huyện Tuy Phƣớc cần có một số các cơ chế chính sách phù hợp trong phòng, chống và giảm thiểu diện tích đất bị suy thoái, điểm hình nhƣ:

- Cần có các chính sách đảm bảo diện tích rừng nhằm tăng nhanh độ che phủ ơ một số vùng đồi, ven biển. Đồng thời, cần có chính sách đối với trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn ven biển, rừng nghèo và rừng phục hồi trong diện tích rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng nguyên liệu,….

- Thực hiện tốt chính sách dồn điền đổi thửa, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại sản xuất nông lâm kết hợp, nông nghiệp sinh thái. Có chính sách tạo điều kiện để ngƣời dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất

nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. - Cần có định hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng xã trong huyện nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý trong sử dụng đất, thích ứng với các điều kiện sản xuất bất lợi nhƣ hạn hán, thiếu nƣớc,... và biến đổi khí hậu.

Trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải gắn liền với việc phát triển bền vừng. Đồng thời, đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đất đai, nguồn nƣớc để cải tạo, nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu thoái hoá đất. Khi đề xuất các loại hình sử dụng đất cụ thể cần dựa vào kết quả đánh giá thích hợp đất đai, hiệu quả sử dụng đặc biệt quan tâm đến môi trƣờng và đánh giá tác động của thoái hóa đất đối với sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích đất thoái hóa nặng việc quy hoạch và khuyến cáo sử dụng cần ƣu tiên cho việc cải tạo và giảm thiểu thoái hóa.

Trên cơ sở kết quả thực trạng thoái hóa đất cần tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả để ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất và đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực.

3.3.1.2. Một số giải pháp chống thoái hóa đất cụ thể

a. Đối với đất suy giảm độ phì nhiêu:

- Đối với các xã có diện tích đất bị suy giảm độ phì cao nhƣ: Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thành, Phƣớc An cần áp dụng đồng bộ các biện pháp để bảo vệ nâng cao chất hữu cơ trong đất:

- Áp dụng hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa các cây trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu. Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất.

- Biện pháp canh tác:

khu vực có độ dốc >200.

+ Trồng cây phân xanh và cây họ đậu: Nguyên nhân chính làm đất bị suy thoái nhƣ hiện nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban đầu, sử dụng triệt để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ trong sản xuất mà không trả lại cho đất lƣợng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng không đủ lƣợng hữu cơ đã lấy đi của đất. Do vậy, trên các vùng đã bị thoái hóa nặng cần sử dụng các loại cây có khả năng cố định đạm để nâng cao độ phì của đất nhƣ lạc dại, đậu mèo, đậu gạo, lạc chịu hạn, đỗ tƣơng chịu hạn…

+ Bón phân: Bón phân cân đối và chú trọng cân bằng dinh dƣỡng trong đất là biện pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao độ phì đất, trong đó cần chú trọng sử dụng phân hữu cơ, đối với đất dốc cần có các biện pháp sử dụng phân bón tại chỗ bằng việc gieo trồng cây phân xanh và để lại đất những sản phẩm phụ của cây trồng. Đối với đất chua, phèn, mặn nên bón vôi.

+ Sử dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt làm vật liệu che phủ cho đất. Đây là biện pháp hữu hiệu chống xói mòn đất, làm tăng hàm lƣợng chất hữu cơ cho đất qua sự phân huỷ lớp vật liệu phủ đất, tăng dung tích hấp thụ và giữ nƣớc của đất, tăng cƣờng hoạt tính sinh học của đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đồng thời, che phủ đất cũng làm hạn chế đƣợc cỏ dại cạnh tranh với cây trồng, từ đó giảm công lao động làm cỏ và góp phần tăng năng suất cây trồng.

+ Áp dụng tổng hợp các giải pháp sinh học, công trình và đầu tƣ thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì đất có hiệu quả.

+ Cần làm đất đúng kỹ thuật để đất có điều kiện điều hoà chế độ nhiệt, không khí và nƣớc cho cây trồng và làm cho rễ cây phát triển tốt, tránh phá vỡ kết cấu đất, phá vỡ môi trƣờng thích nghi của hệ vi sinh vật đất.

+ Chế độ canh tác: Áp dụng tốt chế độ luân canh, xen canh và hệ thống cây trồng, ƣu tiên trồng cây họ đậu, cần phải chọn hệ thống cây trồng hợp lý để đạt

nhiêu của đất là biện pháp tổng hợp và đòi hỏi phải thƣờng xuyên quan tâm.

+ Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Xây dựng các mô hình gồm những cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp (cây lâu năm) và cậy lƣơng thực hoặc cây thực phẩm. Phần sƣờn đồi bố trí trồng cây công nghiệp, còn phần chân đồi bố trí trồng cây ăn quả.

- Thuỷ lợi: Áp dụng phƣơng pháp tƣới tiêu hợp lý, thau chua, rửa mặn, tƣới nƣớc phù sa cho ruộng v.v... Đối với đất đồi núi cần sử dụng các biện pháp hạn chế xói mòn, rửa trôi che phủ mặt đất giữ ẩm qua mùa khô và những nơi có điều kiện có thể tƣới ẩm cho cây vào mùa khô. Sử dụng tiết kiệm nguồn nƣớc ngọt, thực hiện quản lý lƣu vực để bảo vệ đất và nƣớc, phát triển thủy lợi.

- Đối với những xã ven đầm Thị Nại: Bố trí cây trồng hợp lý, đúng với tiềm năng đất đai đã đƣợc phân hạng, đánh giá. Canh tác đất đi đôi với bảo vệ, cải tạo bồi hoàn lại dinh dƣỡng cho đất. Tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ trên các loại hình sử dụng đất. Tăng cƣờng công tác khuyến nông, nâng cao nhận thức về sử dụng sử dụng đất hợp lý, bền vững. Dùng tàn dƣ thực vật và các vật liệu nhân tạo che phủ bề mặt đất kết hợp trồng cây phân xanh và cây họ đậu

Do vậy, trong canh tác nông nghiệp, áp dụng tổng hợp các biện pháp nhƣ sinh học, thâm canh bền vừng, thuỷ lợi... để đầu tƣ thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp, tránh thiên tai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện độ phì của đất và giảm thiểu thoái hóa đất. Cải tạo thành phần cơ giới, tăng tỷ lệ cấp hạt sét, tăng chất hữu cơ trong đất, sử dụng các loại khoáng cải tạo đất nhƣ zeolite, bentonite… và cải tạo độ chua của đất. Đảm bảo bề mặt đất luôn đƣợc che phủ, bón phân hữu cơ, vùi phế phụ phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, quản lý tốt cân bằng dinh dƣỡng, áp dụng các biện pháp canh tác, làm đất phù hợp và tiến bộ, áp dụng công nghệ làm đất thích hợp, hạn chế sử dụng cơ giới hóa hạng nặng.

b. Đối với đất bị khô hạn và hoang mạc hóa

trồng, sử dụng các giống chịu hạn, sinh trƣởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông lâm kết hợp, thực hiện các biện pháp che phủ đất.

- Xây dựng hệ thống các hồ chứa, hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu đảm bảo hiệu quả khai thác và sử dụng các công trình.

- Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc.

- Phát triển các mô hình cây lạc, cây mỳ, cây ớt trên những vùng đất thiếu nƣớc tƣới cây lúa; thực hiện xen canh các loại cây trồng nhằm tiết kiệm nƣớc, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác trên đất khô hạn. Ứng dụng các mô hình sử dụng đất cho vùng khô hạn đã đƣợc triển khai thành công trên địa bàn huyện cũng nhƣ trên địa bàn tỉnh. Chuyển hƣớng sang phát triển du lịch dịch vụ đối với các khu vực ven đầm thị Nại để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc: thực hiện biện pháp kiên cố hóa kênh mƣơng nhằm giảm thiểu lƣợng nƣớc thất thoát, áp dụng công nghệ tƣới nƣớc tiết kiệm, tƣới luân phiên trên các hệ thống và nâng cao khả năng trữ nƣớc của các hồ chứa.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng giảm diện tích đất sản xuất lúa nƣớc, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và ít sử dụng nƣớc.

- Tăng cƣờng dự báo, cảnh báo và tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về sử dụng các biện pháp để tiết kiệm nƣớc tối đa.

- Quản lý chặt chẽ, tìm thêm các nguồn nƣớc, điều hành, phân phối nguồn nƣớc, sử dụng hợp lý, tiết kiệm.

c. Đối với đất bị mặn hóa và phèn hóa

Cần có quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất diêm nghiệp. Trồng rừng ở khu vực đệm để ngăn xâm nhập mặn.

Cải thiện và nâng cao năng suất đáp ứng của hệ thống thủy lợi. Phát triển thủy sản theo mô hình Rừng - Thủy sản.

Sử dụng loại cây trồng, giống cây trồng có khả năng chịu mặn và chịu phèn; Sử dụng biện pháp cạo muối để loại bỏ lớp muối tích lũy trên mặt đất; rửa mặn bằng nƣớc mƣa hay nƣớc tƣới không bị nhiễm mặn.

Đặc biệt đối với đất bị nhiễm phèn:

Có hai khuynh hƣớng: Làm đất nhuyễn và làm to đất. Nếu đủ nƣớc rửa thì làm nhuyễn đất, chỉ 1 vụ là có thể rửa hết phèn. Nếu không đủ nƣớc thì nên làm đất to (1-5 cm) sẽ hạn chế xì phèn. Ngoài ra có thể tiến hành cày không lật nhằm thỏa mãn các yêu cầu đất mà vẫn đảm bảo yêu cầu hạn chế xì phèn. Dùng nƣớc ém phèn, tốt nhất là chỉ làm ngập nƣớc 1-2 vụ sau đó tháo rửa cho khô rồi cho nƣớc vào.

Cải tạo đất phèn bằng tiêu ngầm. Dùng nƣớc để cải tạo phèn về thực chất là rửa phèn theo phƣơng pháp rửa theo chiều ngang (rửa mặt), để hiệu quả rửa cao, chúng ta cần một lƣợng lũ lớn, chảy một chiều, chảy trực tiếp vào vùng đất cần cải tạo với một thời gian dài. Tuy nhiên, có thể rửa tối đa pH cũng chỉ tăng đến 4,5 bỡi vì tính đệm của đất phèn rất cao, nên nƣớc ngọt khó rửa hết những ion hấp phụ trên bờ mặt đất sét. Nhƣng dùng nƣớc lợ có hàm lƣợng cation trong muối cao thì pH tăng nhanh vì nƣớc có hàm lƣợng cation cao sẽ đẩy Al trong đất phèn ra và Na thế chỗ cho keo đất.

3.3.2. Một số mô hình định hƣớng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp huyện Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)