6. Cấu trúc luận văn dự kiến
2.2.5. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.5.1. Tài nguyên đất: Theo các tài liệu nghiên cứu [15] và kết quả khảo sát
thực địa cho thấy, tài nguyên đất ở huyện Tuy Phƣớc khá đa dạng với đặc điểm và tính chất tƣơng đối phức tạp với 5 nhóm đất chính với 8 loại đất khác nhau:
- Nhóm đất cát (C): Chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở xã phƣớc
Hòa, chủ yếu là đất cồn cát trắng vàng (Cc) là dải nằm sát bờ biển. Nhìn chung, nhóm đất cát nghèo dinh dƣỡng (mùn, đạm, lân và kali…), nhất là các dạng đất cát mới hình thành, thành phần cơ giới hạt thô, cấu tƣợng rời rạc, khả năng giữ nƣớc kém, độ dày tầng đất vào khoảng từ 100 đến 120 cm. Tuy nghèo dinh dƣỡng, nhƣng hiện nay một phần đất cát ở huyện Tuy Phƣớc cũng đƣợc sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhƣ trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, vƣờn tạp, một số diện tích còn để hoang chƣa đƣa vào sử dụng.
Theo nghiên cứu đất cát ven biển có dung trọng của đất biến động từ 1,16 - 1,63 gam/cm3 (trung bình là 1,42 gam/cm3 ± 0,03), tỷ lệ sét trung bình 8,45%, tỷ lệ limon là 16,58%, tỷ lệ cát là 73,13% và cát thô là 1,84%. Đất có phản ứng từ rất chua đến trung tính, chỉ số pHKCl biến động từ 3,00 - 6,50 và trung bình là 4,39 ± 0,21. Hàm lƣợng chất hữu cơ tổng số biến động từ 0,81 - 2,31%, trung bình là 1,64% ± 0,13. Hàm lƣợng Nitơ tổng số phổ biến ở mức từ nghèo đến trung bình, giá trị N tổng số biến động từ 0,02 - 0,16%, trung bình là 0,06 % ± 0,01. Hàm lƣợng lân tổng số chủ yếu ở mức nghèo, giá trị P2O5 tổng số biến động từ 0,01 - 0,14%, trung bình là 0,05% ± 0,01. Hàm lƣợng kali tổng số 100% ở mức nghèo, giá trị K2O tổng số biến động 0,01 - 0,56%, trung bình là 0,05% ± 0,01. Tổng cation trao đổi chủ yếu ở mức từ rất thấp đến thấp, giá trị CEC biến động từ 2,50 - 18,11 me/100 gam đất, trung bình là 6,45 me/100g đất ± 1,10. Hàm lƣợng lƣu huỳnh tổng số biến động mạnh, hàm lƣợng lƣu huỳnh tổng số trong đất trung bình là 0,09 % ± 0,02. Đồng thời, đất cồn cát trắng thƣờng rất khô và thiếu ẩm nghiêm trọng, chỉ sử
dụng vào trồng phi lao phòng hộ, tăng độ che phủ đất, chống cát bay.
- Nhóm đất phù sa: Đƣợc hình thành do bồi đắp phù sa của hệ thống các con
sông Hà Thanh và hạ lƣu sông Kôn, có diện tích 10.549,30 ha chiếm 48,0% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã phía đông của huyện Tuy Phƣớc. Đất phù sa bao gồm 2 loại: Đất phù sa chua (Pc), đất phù sa glây (Pg). Đất phù sa đƣợc bồi có thành phần cơ giới cơ bản là limon và cát mịn, tỷ lệ sét trung bình là 19,01% ± 3,55, tỷ lệ limon là 35,36% ± 5,45, tỷ lệ cát là 44,58% ± 8,60, tỷ lệ cát thô là 1,06% ± 0,22, dung trọng của đất là 1,34g/cm3 ± 0,05. Đất có phản ứng từ rất chua đến chua, giá trị pHKCl biến động từ 3,10 - 5,10, trung bình là 4,01 ± 0,16 và 100% số mẫu phân tích có hàm lƣợng tổng muối tan ở mức không mặn (hàm lƣợng tổng muối tan trung bình là 0,15% ± 0,01) và hàm lƣợng S tổng số trung bình là 0,05% ± 0,01. Hàm lƣợng mùn tổng số phổ biến ở mức trung bình và giàu, giá trị OM (%) trung bình là 2,40 ± 0,36. Hàm lƣợng N tổng số biến động từ nghèo đến giàu, hàm lƣợng N trung bình là 0,10% ± 0,01. Hàm lƣợng lân tổng số ở mức từ nghèo đến trung bình, hàm lƣợng P2O5 biến động từ 0,02 - 0,17%, trung bình ở mức 0,08% ± 0,01. Hàm lƣợng kali tổng số 100% số mẫu phân tích ở mức nghèo, hàm lƣợng K2O biến động từ 0,08 - 0,56%, trung bình là 0,27% ± 0,04. Tổng các cation trao đổi ở mức từ rất thấp đến trung bình, hàm lƣợng CEC biến động từ 2,27 - 20,92 me/100gam đất, trung bình là 8,78me/100g ± 1,71.
Đất phù sa khá màu mỡ, thích hợp cho việc trồng cây lƣơng thực đạt hiệu quả cao nhƣ lúa, xen canh một số cây ngắn ngày khác nhƣ: đậu, mè, dƣa... Do vậy, hiện nay đất phù sa ở huyện Tuy Phƣớc đang đƣợc khai thác hầu hết vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.
- Nhóm đất mặn (M): Đƣợc hình thành do quá trình bồi lắng sản phẩm bị rửa trôi từ thƣợng nguồn các con sông và kết hợp với xác sinh vật biển. Đất mặn có diện tích 1.935,1 ha (chiếm 8,8% tổng diện tích tự nhiên), với 02 loại: Mặn sú vẹt (Mn) và mặn ít và trung bình (M) phân bố chủ yếu ở các khu vực ven sông Hà Thanh và Đầm Thị Nại, nhƣ xã Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Thắng, Phƣớc Hòa, rất thích hợp với mục đích nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ. Việc cải
tạo hoặc sử dụng đất mặn trung bình cho phát triển nông nghiệp chủ yếu bằng các biện pháp thuỷ lợi nhằm hạn chế ảnh hƣởng của mặn đến các loại cây trồng hoặc nếu sử dụng nuôi trồng thủy sản thì cần các giải pháp cung cấp nƣớc mặn.
Đất mặn thƣờng có phản ứng từ rất chua đến chua, giá trị pHKCl biến động từ 3,80 - 5,30, trung bình là 4,33 ± 0,24. Hàm lƣợng hữu cơ tổng số phổ biến ở mức giàu và biến động từ 1,72 - 3,79%, trung bình ở mức 2,73% ± 0,32. Hàm lƣợng đạm tổng số phổ biến ở mức trung bình và giàu, giá trị N biến động từ 0,04 - 0,21%, trung bình là 0,13% ± 0,02. Hàm lƣợng P2O5 tổng số phổ biến ở mức nghèo và biến động từ 0,02 - 0,24%, trung bình là 0,07% ± 0,03. Hàm lƣợng K2O tổng số 100% các mẫu ở mức nghèo, biến động từ 0,15 - 0,40%, trung bình là 0,27% ± 0,04. Hàm lƣợng S tổng số biến động từ 0,01 - 0,26% và trung bình ở mức 0,07% ± 0,03. Tổng các cation trao đổi biến động từ 2,98 - 42,48me/100 gam đất và trung bình là 11,11me/100 gam ± 5,32. Tỷ lệ sét trung bình là 22,38% ± 5,28, tỷ lệ limon là 41,51% ± 6,19, tỷ lệ cát là 34,62% ± 9,21, tỷ lệ cát thô chỉ có 1,49% ± 0,26. Dung trọng đất biến động từ 1,23 - 1,46 gam/cm3 và hàm lƣợng tổng số muối tan biến động từ mức không mặn đến mặn vừa và trung bình 0,30% ± 0,06.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Tuy Phước)
Hình 2.4. Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Tuy Phƣớc
- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá granit, nhóm đất bạc màu và nhóm đất xói
mòn trơ sỏi đá phân bố nhiều ở các xã miền núi, trung du nhƣ: xã Phƣớc Thành và Phƣớc An. Nhóm đất này chiếm trên 30% tổng diện tích tự nhiên của huyện, thành phần cơ giới cơ bản là limon và cát mịn, tỷ lệ sét trung bình là 19,37% ± 4,57 , tỷ lệ limon là 37,32% ± 11,89, tỷ lệ cát là 42,48% ± 16,18, tỷ lệ cát thô là 0,83% ± 0,31và đất có dung trọng biến động từ 1,23 - 1,39g/cm3, trung bình là 1,33 gam/cm3 ± 0,05. Đất có chỉ số
Tỷ lệ 1/40.000
pHKCl phổ biến ở mức rất chua, giá trị pHKCl biến động từ 3,20 - 3,80 và trung bình là 3,50 ± 0,17. Hàm lƣợng mùn tổng số phổ biến ở mức giàu và biến động từ 2,05 - 2,14%, trung bình là 2,09 % ± 0,03. Hàm lƣợng N tổng số phổ biến ở mức từ trung bình đến giàu và biến động từ 0,05 - 0,10%, trung bình là 0,08% ± 0,01. Hàm lƣợng P2O5 tổng số phổ biến ở mức từ nghèo đến trung bình và biến động từ 0,05 - 0,10%, trung bình là 0,07% ± 0,02. Hàm lƣợng K2O tổng số phổ biến ở mức nghèo và trung bình là 0,34 % ± 0,08 . Tổng các cation trao đổi trong đất biến động từ 3,43 - 15,07 me/100 gam đất. Đất không bị nhiễm mặn (hàm lƣợng tổng muối tan trung bình là 0,14% ± 0,04) và hàm lƣợng lƣu huỳnh trung bình là 0,11% ± 0,02. Hiện nay, đất đỏ vàng chủ yếu trồng các loại cây lâu năm chịu hạn nhƣ: cây xoài, cây điều… cải tạo trồng rừng. Huyện đang quy hoạch sử dụng đất để xây dựng khu dân cƣ, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Nhóm đất phèn (S): Diện tích 10573 ha, chiếm 4,8% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở xã Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Hòa và Phƣớc Thắng. Đất phèn đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa lƣu huỳnh), phát triển mạnh ở môi trƣờng đầm mặn, khó thoát nƣớc. Hiện nay, diện tích này đƣợc ngƣời dân sử dụng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, trồng rừng ngập măn…Đất phèn có tỷ lệ sét 20,60%, tỷ lệ limon là 30,39%, tỷ lệ cát là 48,47% và cát thô là 0,54%, pHKCl ở mức rất chua, hàm lƣợng mùn tổng số là 1,57%, hàm lƣợng N tổng số là 0,09%, hàm lƣợng P2O5 tổng số là 0,05%, hàm lƣợng K2O tổng số là 0,31%, tổng các cation trao đổi là 6,74 me/100 gam đất, hàm lƣợng S tổng số 0,09%, dung trọng ở tầng đất mặt là 1,20 gam/cm3
và hàm lƣợng tổng số muối tan là 0,15%.
Ngoài ra còn diện tích mặt nƣớc sông, hồ, đầm với diện tích 2.438,0 ha, chiếm 11,1%. Hiện nay, một số diện tích đã đƣợc nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn.
2.2.5.2.Tài nguyên rừng
Trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc hiện nay có hai loại rừng: Rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Theo số liệu thống kê năm 2018, toàn huyện có 2038,3 ha rừng sản xuất, chiếm 9,3% diện tích tự nhiên toàn huyện; rừng phòng hộ 137,9 ha, chiếm 0,6, diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng trồng chủ yếu là keo lai, bạch đàn,… hàng năm
cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn huyện và tỉnh. Ngoài ra diện tích rừng trồng ven biển, loài cây trồng chủ yếu là bần trắng, mắm trắng và cây đƣớc, có tác dụng phòng hộ ven biển.
- Trong thời gian tới cần tăng cƣờng bảo vệ và phát triển rừng để tăng độ che phủ nhằm bảo vệ tài nguyên nƣớc, đất và môi trƣờng sinh thái.
2.2.5.3. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nƣớc mặt trên địa bàn huyện đƣợc cung
cấp từ sông Kôn, sông Hà Thanh và đầm Thị Nại, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 4 hồ chứa nƣớc (hồ Cây Da, Cây Thích, Đá Vàng và Cây Ké), có thể thấy nguồn nƣớc mặt khá phong phú không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho sinh hoạt của ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng nguồn nƣớc mặt có nguy cơ bị suy giảm, do xâm nhập sâu của thủy triều và chất thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu dân cƣ ven sông làm cho chất lƣợng nguồn nƣớc mặt bị giảm sút rõ rệt.
- Nguồn nước ngầm: Phân bố không đều và mức độ nông hay sâu thay đổi phụ
thuộc vào địa hình và lƣợng mƣa trong mùa. Về chất lƣợng nƣớc nhìn chung khá tốt, ngƣời dân hiện đang khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
2.2.5.4. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Tuy Phƣớc không đa dạng về chủng loại khoáng sản, nhƣng có một số loại dùng làm vật liệu xây dựng góp phần phát triển kinh tế huyện nhà gồm các loại khoáng sản nhƣ: Sỏi đồi, đất sét, cát, đá xây dựng, quặng titan…; trên địa bàn huyện hiện nay có 02 mỏ khai thác đá granite; 06 mỏ khai thác đá riolite làm là vật liệu xây dựng và 07 mỏ khai thác cát lòng sông.
- Đá xây dựng: Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thƣờng và vật liệu xây dựng cao cấp (đá granite màu vàng), với trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 150 triệu m3. Trong đó, đá xây dựng thông thƣờng đƣợc phân bố ở các dãy núi Sơn Triều ở xã Phƣớc Lộc. Riêng đá granite màu vàng ở núi Hoàn Chà, xã Phƣớc Thành đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng.
giới xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn và xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, có trữ lƣợng không lớn tập trung ở xã Phƣớc Hòa.
- Đất sét: Sét sản xuất gạch ngói phân bố ở các địa bàn xã Phƣớc An, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Lộc, Phƣớc Nghĩa dƣới dạng mỏ sét ruộng.
- Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển (khu vực giáp với ranh giới xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn và xã Cát Tiến, huyện Phù Cát) và cát lòng sông cạn với trữ lƣợng đủ đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng trong tỉnh.
2.2.5.5. Tài nguyên biển (đầm Thị Nại): Huyện Tuy Phƣớc có vùng nƣớc lợ là đầm Thị Nại và các cửa sông nối ra biển, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích hợp cho các loài thủy sản sinh trƣởng và phát triển. Trong đó, có những loài đặc sản riêng của Tuy Phƣớc nhƣ tôm, cua, cá có giá trị kinh tế rất cao.
2.2.5.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên tác động đến thoái hóa đất
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có một số tác động hạn chế đến chất lƣợng đất và gia tăng quá trình thoái hóa đất của huyện Tuy Phƣớc, thể hiện qua các điểm sau:
- Các khu vực thuộc vùng đồi, gò, mặc dù đã đƣợc phủ xanh bằng rừng tuy nhiên mức độ che phủ còn thấp, vẫn còn hiện tƣợng canh tác trên đất dốc đã gây tác động tàn phá đất đai khá nghiêm trọng trong mùa mƣa do lƣợng mƣa hàng năm rất lớn, tập trung vào một số tháng gây xói mòn, sạt lở đất làm đất bị biến dạng và thoái hóa nghiêm trọng;
- Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn phức tạp, hàng năm trên địa bàn huyện có nhiều cơn bão với lƣợng mƣa lớn gây lũ lụt ngập úng đất đai khu vực thấp trũng ở vùng đồng bằng; triều dâng sóng gây xâm nhập mặn. Đặc biệt về mùa cạn lƣợng nƣớc sông xuống thấp, độ mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hƣởng đến đất canh tác bị nhiễm mặn. Xâm nhập mặn, nƣớc biển dâng và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm dễ gây hiện tƣợng đất bị mặn hóa, phèn hóa; Với nền nhiệt cao của khí hậu nhiệt đới
các quá trình feralit, chua hóa trong đất dễ dàng xảy ra làm suy giảm chất lƣợng đất;