TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn dự kiến

2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

2.3.1. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

Dân số: Năm 2019, dân số của huyện Tuy Phƣớc là 180.300 ngƣời, trong đó nam chiếm 49,7 % (89.580 ngƣời), nữ chiếm 51,3% ( 90.720 ngƣời). Dân số thị trấn năm 2019 là 27.117 ngƣời, chiếm tỷ lệ 15%, tăng lên 2,8% so với năm 2015; dân số nông thôn là 153.183 ngƣời, chiếm tỷ lệ 85%, giảm 0,4% so với năm 2015.

Bảng 2. Tình hình dân số của huyện Tuy Phƣớc giai đoạn 2017-2019 TT

T Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh %

18/17 19/18

1 Tổng dân số Ngƣời 180273 180289 180300 100,0 100,0

1.1 DS nông thôn Ngƣời 153511 153336 153183 99,9 99,9

1.2 DS thành thị Ngƣời 26762 26953 27117 100,7 100,6

2 Tổng lao động LĐ 122775 123757 124870 100,8 100,9

2.1 Lao động nông nghiệp LĐ 50311 50613 51075 100,6 100,9

2.2 Lao động phi nông

nghiệp LĐ 72464 73144 73795 100,9 100,9

3 Tổng số hộ Hộ 51770 51563 53507 99,6 103,8

3.1 Hộ nông nghiệp Hộ 16409 16114 15824 98,2 98,2

3.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 35361 35449 37683 100,2 106,3

4 Mật độ dân số Ngƣời

/km2 819,8 819,9 819,9 100,0 100,0

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Tuy Phước, 2017 - 2019)

Mật độ dân số trung bình năm 2019 là 820 ngƣời/km2. Dân cƣ tập trung ở hai thị trấn mật độ cao nhất là thị trấn Tuy Phƣớc và Diêu Trì (2.223 ngƣời/km2), vùng đồi gò, dân cƣ thƣa (Phƣớc Thành 323 ngƣời/km2). Việc phân bố dân cƣ không đồng đều làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng gò đồi, miền núi.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Tuy Phƣớc năm 2019 STT Huyện Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) MĐDS (ngƣời/km2 ) 1 Thị trấn Tuy Phƣớc 6.5 14290 2918,6 2 Thị trấn Diêu Trì 5.7 12827 2237,9 3 Xã Phƣớc Thắng 14.1 9725 646,9 4 Xã Phƣớc Hƣng 10.2 13201 1209,3 5 Xã Phƣớc Quang 10.8 13132 1212,4 6 Xã Phƣớc Hòa 20.1 15788 709,2 7 Xã Phƣớc Sơn 26.4 23645 843,5 8 Xã Phƣớc Hiệp 16 16088 968,2 9 Xã Phƣớc Lộc 11.8 15737 1338,2 10 Xã Phƣớc Nghĩa 6.7 4843 722,2 11 Xã Phƣớc Thuận 22.6 16771 722,0 12 Xã Phƣớc An 33.4 19651 566 13 Xã Phƣớc Thành 35.4 10990 316 Tổng số 219,9 180300 820

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước,2019)

Về lao động: Năm 2019 toàn huyện có 18.423 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó lao động nông nghiệp là 51.075 lao động chiếm 40,9% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, còn lại là lao động phi nông nghiệp với 73.795 lao động chiếm 59,09 % lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu…, nhƣng 10 năm qua (2010-2019) tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc (theo giá so sánh năm 2010) tăng trƣởng khá, với tốc độ tăng bình quân 8,6%/năm (tỉnh 6,2%/năm); trong đó: Nông nghiệp (nông, lâm và thủy sản) tăng 4,1%/năm (tỉnh 5,7%/năm), công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%/năm (tỉnh 9,6%/năm), dịch vụ - thƣơng mại tăng 11,2%/năm (tỉnh 5,5%/năm).

Cơ cấu giá trị sản xuất của Tuy Phƣớc năm 2010 với nông nghiệp chiếm 48,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 30,3%, dịch vụ và thƣơng mại chiếm 21,4%. So với năm 2019, nông nghiệp chiếm 31,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,3%, dịch vụ và thƣơng mại chiếm 21,7%. Có thể thấy, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hƣớng tích cực và theo định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện đạt 187.465 triệu đồng. Trong đó, vốn Trung ƣơng, tỉnh hỗ trợ 43.705 triệu đồng; vốn của huyện 143.760 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 2019 đạt 47,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện là 405.592 triệu đồng, đạt 172,6% kế hoạch của tỉnh, đạt 106,75% so với kế hoạch của huyện; tổng chi ngân sách 661.742 triệu đồng. Huyện có 55/63 trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 87,3% tổng số trƣờng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,66%, giảm 1,14% so với cùng kỳ (kế hoạch giảm từ 1-1,5%). Huyện đã tạo việc làm cho 1.879 lao động, đạt 187,9% so với kế hoạch. Đồng thời, tỷ lệ dân cƣ đô thị sử dụng nƣớc sạch 60%; tỷ lệ dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 98,1%. Có 10/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt 90,9%. Độ che phủ rừng 13,6% (kế hoạch 11,53%).

Trong sản xuất dịch vụ thƣơng mại có nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời trên địa bàn huyện có các di tích lịch sử đƣợc xếp hạng nhƣ tháp Bánh Ít, mộ Lê Công Miễn, tháp Bình Lâm, khu chứng tích Tân Giản, mộ Đào Tấn, khu chứng tích Nho Lâm, nhà Văn Chỉ Tuy Phƣớc, đây là lợi thế để phát triển du lịch trong thời gian tới [23]

2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuy Phƣớc

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, huyện Tuy Phƣớc có 21.987,2 ha đất tự nhiên, bình quân diện tích trên đầu ngƣời rất thấp, chỉ đạt 0,08 ha/ ngƣời. Trong đó diện tích đất đang đƣợc sử dụng vào các mục đích là 20.722,10 ha (chiếm 94,3 % DTTN của toàn huyện), còn lại 1.265,2ha là đất chƣa sử dụng, chiếm 5,8% tổng DTTN toàn huyện. Phân bổ theo các mục đích sử dụng với diện tích, cơ cấu cụ thể

ở bảng 2.2 và hình 2.5:

Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2019

TT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%) Diện tích

tự nhiên

1 Đất nông nghiệp 13.710,5 62,4 21.987,2

2 Đất phi nông nghiệp 7.011,6 31,9

3 Đất chƣa sử dụng 1.265,2 5,8

62,4 31,9

5,8

Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Tuy Phƣớc năm 2019

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu diện tích dử dụng đất

Qua nghiên cứu số liệu ở bảng 2.2 nhận thấy, trong cơ cấu sử dụng đất của

huyện Tuy Phƣớc năm 2019, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 13.710,5 ha (chiếm 62,4% tổng DTTN toàn huyện.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất đƣợc sử dụng trong nông nghiệp năm 2019 của huyện Tuy Phƣớc là 13.710,5 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 7.673,02 ha (chiếm 55,96 % DTTN toàn huyện). Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nƣớc và phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông của huyện. Hầu hết diện tích đất lúa đang đƣợc khai thác sản xuất ổn định và chủ động nguồn tƣới, tuy nhiên năng suất đạt mức trung bình, sản lƣợng giảm dần qua các năm. Các khu vực sản xuất dọc theo đầm Thị Nại bị nhiễm mặn vào mùa khô làm ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng, ảnh hƣởng đến giá trị mang lại trên từng đơn vị sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng hàng năm khoảng 2.110,59 chiếm 15,3% DTTN đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm chiếm một tỉ lệ nhỏ, khoảng 1,95% đất sản xuất nông nghiệp. Phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuy Phƣớc năm 2019

TT Nhóm đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 13.710,5

1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.971,82 58,14

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nƣớc 7.673,02 55,96

2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.110,59 15,32

3 Đất trồng cây lâu năm 268,10 1,95

4 Đất rừng phòng hộ 137,86 1,0

5 Đất rừng sản xuất 2.021,94 14,74

6 Đất nuôi trồng thủy sản 1.048,14 7,644

7 Đất làm muối 28,74 0,209

II Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 7.103,53

1 Đất ở 1038,06 14,61

2 Đất chuyên dùng 4510,21 63,5

3 Đất cơ sở tôn giáo 48,88 0,7

4 Đất cơ sở tín ngƣỡng 10,81 0,07

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, 508,77 3.7

6 Đất sông, kênh, rạch, suối, 977,38 7,12

7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng, 1.395,5 10,17

8 Đất phi nông nghiệp khác 0,03 0,002

III Tổng diện tích đất chưa sử dụng 1.257,80

1 Đất bằng chƣa sử dụng 303,12 24,1

2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 917,70 72,96

3 Núi đá không có rừng cây 36,96 2,93

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019

phòng hộ trên các vùng đồi, ven biển. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019, đất rừng phòng hộ của huyện Tuy Phƣớc chiếm diện tích nhỏ khoảng 137,86 ha (khoảng 1,0% DTTN toàn huyện). Hầu hết rừng phòng hộ do UBND huyện quản lý, cây trồng chủ yếu là keo, phi lao, bạch đàn, điều ghép. Trong những năm qua rừng phòng hộ đã phát huy tốt chức năng chắn gió, chắn cát di động khu vực ven biển, phủ xanh đất cát ven biển, bảo vệ môi trƣờng vùng ven biển. Đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn, khoảng 2.021,94 ha (chiếm 14,7% tổng DTTN của ). Hầu hết diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình cá nhân quản lý, khai thác. Diện tích rừng sản xuất có quy mô nhỏ phân bố rải rác ở các xã, phƣờng tại các khu vực có địa hình gò đồi và đất cát ven biển. Cây trồng chủ yếu là: keo, bạch đàn... Trong đó đến 95% diện tích là trồng keo. Đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối chiếm diện tích rất tƣơng đối lớn 1.076,88 ha, chiếm 7,85% tổng DTTN toàn huyện, phân bố rải rác ở các xã theo quy mô hộ gia đình, xen lẫn trong các khu dân cƣ. Những năm gần đây diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đƣợc phát triển cho hiệu quả KT cao. Các mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả đang đƣợc nhân dân áp dụng nhƣ nuôi cá diêu hồng, nuôi ếch...

- Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp: Theo nghiên cứu Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 cho thấy, đất phi nông nghiệp ở huyện Tuy Phƣớc chiếm 7.103,53 ha khoảng 31,9% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó, đất ở có diện tích 1038,06 ha chiếm 14,61% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Hiện trạng đất chưa sử dụng: Theo nghiên cứu, hiện nay diện tích đất chƣa

sử dụng của huyện là 1.257,80 ha, chiếm 5,8% tổng DTTN toàn huyện. Trong đó: + Đất bằng chƣa sử dụng: Hiện nay, huyện Tuy Phƣớc còn khoảng 303,12 ha đất bằng chƣa sử dụng, nằm tập trung ở khu vực các xã vùng phía Đông, Đông Bắc huyện nhƣ xã Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Sơn... Hầu hết là diện tích đất cồn cát, đất ngập nƣớc ở sông Hà Thanh. Quỹ đất này khó có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mở rộng đô thị trong tƣơng lai. Diện tích đất bằng chƣa sử dụng ở các xã còn lại nằm rải rác ở ven sông suối, khả năng sử dụng hạn chế.

+ Đất đồi núi chƣa sử dụng: Ở huyện Tuy Phƣớc, đất đồi núi chƣa sử dụng còn hơn 917,70 ha, tập trung chủ yếu ở xã Phƣớc Thành, Phƣớc An. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết quỹ đất đồi này đƣợc nhân dân trồng keo, bạch đàn.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, 2020)

Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tuy Phƣớc 2019

Nhìn chung, HTSDĐ trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc là tƣơng đối phù hợp với mỗi nhóm đất, loại đất phân bố đúng đặc tính, đặc thù của từng mục đích sử dụng.

Tỷ lệ 1/40.000

dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách trái phép, sử dụng đất còn tùy tiện gây lãng phí đất, ảnh hƣởng đến cảnh quan cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái khu vực, đất chƣa sử dụng vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để đƣa vào sản xuất nông nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp khác.

2. 3.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến thoái hóa đất

Theo xu hƣớng chung áp lực từ gia tăng dân số và phát triển đô thị, công nghiệp, xây dựng,… dẫn tới diện tích đất dành cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm để chuyển đổi sang các mục đích kinh tế khác, cơ cấu ngành ngày càng giảm, đồng thời để phát triển sản xuất hàng hóa, tập trung thành những vùng chuyên canh tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài huyện đã và đang cần sự nỗ lực đầu tƣ khai thác không nhỏ. Chính điều đó đã làm suy thoái chất dinh dƣỡng trong đất. Đồng thời các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp nhƣ tƣới tiêu không hợp lí, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hoặc du lịch dẫn tới gia tăng nguồn rác thải, nƣớc thải sinh hoạt trong khi đó hệ thống xử lý còn hạn chế về chất lƣợng gây tác động trực tiếp đến môi trƣờng đất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2:

Là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Bình Định, nằm trên trục quốc lộ 1A, mạng lƣới giao thông của Tuy Phƣớc khá phát triển và thuận lợi trong việc giao lƣu với các vùng khác nhƣ: Phù Mỹ, An Lão, Tây Sơn, Quảng Ngãi… Khí hậu huyện Hoài Ân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Trƣờng Sơn, với nền nhiệt cao và độ ẩm lớn, đất đai ở đây chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá mẹ granit và mac ma axit và một phần đất phù sa do hàng năm vào mùa mƣa lũ lụt đã bồi đắp lên các vùng đất ven sông suối và trên các cánh đồng thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển một số loại cây trồng nhiệt đới. Tuy nhiên, do khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, mùa mƣa với cƣờng độ dòng chảy lớn, kết hợp với điều kiện địa hình nhiều trũng thấp, thƣờng gây lũ lụt, hoặc hán hán vào mùa khô ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của ngƣời dân trong khu vực.

Chƣơng 3: HIỆN TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Ở HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. HIỆN TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC PHƢỚC

Để nghiên cứu hiện trạng thoái hóa đất trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các hiện trạng các loại đất bị thoái hóa do các nguyên nhân chủ yếu xảy ra ở huyện Tuy Phƣớc đó là đất bị thoái hóa do mặn, đất bị thoái hóa do phèn, do bị khô hạn và đất bị thoái hóa do suy giảm độ phì.

3.1.1. Đất bị thoái hóa do nhiễm mặn

Đất ở bị nhiễm mặn ở huyện Tuy Phƣớc do quá trình xâm nhập mặn từ biển vào những vùng địa hình trũng thấp ở những vùng đồng bằng ven biển, hoặc do hạn hán. Bên cạnh đó, việc ngƣời dân mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đã tạo điều kiện cho quá trình xâm nhập nƣớc mặn ở các vùng cửa sông ven biển, nƣớc biển theo thuỷ triều xâm nhập gây ra cho nƣớc sông bị nhiễm mặn, sự biến đổi mặn nƣớc sông cũng tƣơng tự theo sự biến đổi của thuỷ triều.

Để đánh giá đất bị thoái hóa do nhiễm mặn, đề tài dựa vào kết quả số liệu phân tích hàm lƣợng tổng muối tan trong đất, với 3 mức quy định (Độ mặn thấp: Hàm lƣợng tổng muối tan < 0,25%. Độ mặn trung bình: Hàm lƣợng tổng muối tan ≥ 0,25 - 0,75%. Độ mặn cao: Hàm lƣợng tổng muối tan ≥ 0,75% theo thông tƣ Số: 60/2015/TT-BTNMT).

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhiễm mặn của các nhóm đất trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Diện tích đất bị nhiễm mặn đất phân theo nhóm đất Đơn vị tính: ha TT Nhóm đất Độ mặn thấp Độ mặn trung bình Độ mặn cao 1 Nhóm đất cát 65 52 0 2 Nhóm đất mặn 561 309 170 3 Nhóm đất phèn 135 109 55,5 4 Nhóm đất phù sa 95 75 0 5 Nhóm đất đỏ vàng 0 0 0 Tổng diện tích 856 525 225,5 Tỷ lệ (%) so với tổng diện tích đất

sản xuất nông nghiệp toàn huyện 6,2 3,8 1,6

(Nguồn: Từ Báo cáo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện)

Quan sát bảng 3.1 cho thấy, tổng diện tích đất bị nhiễm mặn ở huyện Tuy Phƣớc khoảng 1.606,5 ha. Trong đó, đất có độ mặn trong đất từ trung bình đến cao khoảng 225,5 ha, chiếm 5,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện và chiếm 46,7% tổng diện tích đất bị nhiễm mặn. Trong đó, đất độ mặn rất cao khoảng 225,5 ha chiếm 1,6 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện và chiếm 14% tổng diện tích đất bị nhiễm mặn, đất có đọ mặn trung bình khoảng 525 ha chiếm 3,8% diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thoái hóa đất phục vụ sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)