9. Cấu trúc của đề tài
1.3. Dạy học Tiếng An hở trường Trung học phổ thông
1.3.1. Phương pháp dạy học Tiếng Anh
Dạy học là một phương pháp, vì vậy việc dạy bất cứ môn học nào cũng đều phải tuân theo một trình tự nhất định đó là “lựa chọn”, “phân cấp” và “trình bày”. Trước hết phải lựa chọn, vì không thể dạy cả kho tàng kiến thức của nhân loại. Sau đó phải phân cấp để dạy (cái gì trước, cái gì sau) vì không thể dạy toàn bộ chương trình đã được chọn lọc trong cùng một lúc được.
Cuối cùng ta phải trình bày để người học tiếp thu vì ta không thể dạy mà không trình bày được - trực tiếp (miệng nói, tai nghe, tay viết, mắt quan sát; gián tiếp (phim ảnh, đèn chiếu, giáo cụ trực quan, máy ghi âm...). Chính những việc làm này là thể hiện về “phương pháp” và dần dần “phương pháp” được hình thành, chọn lọc và phát triển qua thực nghiệm.
Nhìn lại quá trình phát triển của phương pháp dạy ngoại ngữ từ trước đến nay, ta thấy xuất hiện nhiều quan điểm, nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp, mỗi quan điểm đều có nét đặc thù riêng nhằm giải quyết một tình huống cụ thể trong việc dạy và học ngoại ngữ cho một đối tượng, một xã hội cụ thể nào đó. Trong lịch sử phát triển của giáo học pháp Tiếng Anh đã có hàng trăm phương pháp xuất hiện, nhưng ảnh hưởng của chúng hoàn toàn khác nhau. Có những phương pháp đã trở thành quan điểm và ảnh hưởng rất lớn đối với việc dạy và học ngoại ngữ trên toàn thế giới (ngữ pháp - dịch - nghe - nói...), có phương pháp chỉ giới hạn trong một số vùng, lĩnh vực nhất định, có phương pháp chỉ là biến tướng của phương pháp khác.
Có 2 nhóm phương pháp:
- Các phương pháp dựa trên cơ sở hình thức / ngữ pháp (formbased)
Phương pháp ngữ pháp – dịch (Grammar - Translation Method) Phương pháp trực tiếp (Direct Method)
- Phương pháp dựa trên cơ sở chức năng (function - based)
Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach)
1.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực người học
Đổi mới là thay đổi và làm cho tiến bộ hơn so với hiện trạng. Trong suốt những năm của thập niên 1950, khái niệm về đổi mới được xem như là kết quả của sự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phát minh độc lập. Ngày nay, đổi mới được xem là kết quả của tiến trình tương tác và trao đổi lẫn nhau giữa các chủ thể phụ thuộc lẫn nhau.
Đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là PPDH chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative competences) là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị cách thức học Tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. Người học là chủ thể, cần phải biết cách tự học để có thể nắm vững tiếng nước ngoài.
Tiêu chí cơ bản của PPDH mới là hoạt động tự lập, tích cực chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tính huống giao tiếp cụ thể.
Đổi mới PPDH Tiếng Anh là dựa trên phương pháp giao tiếp đã sử dụng người giáo viên phải biết lựa chọn phân cấp và trình bày cho phù hợp với giáo trình, trình độ học sinh và đặc biệt là phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong thực tế hiện nay giờ học ngoại ngữ (Tiếng Anh) đang sử dụng phương pháp giao tiếp tuy nhiên người giáo viên phải xác định lấy học sinh làm trung
tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để giúp cho học sinh tham gia tích cực vào bài học các em phải hoạt động và sử dụng ngoại ngữ trong giờ học đồng thời giáo viên phải biết tổ chức cho các em hoạt động theo cặp nhóm (tuỳ thuộc vào nội dung bài học) để những học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ những học sinh yếu, kém tham gia vào bài học, điều này cũng giúp cho học sinh yếu về bộ môn cảm thấy thích thú hơn trong giờ học ngoại ngữ, các em không có cảm giác bị bỏ rơi.
Do đó đổi mới PPDH Tiếng Anh là đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững ngôn ngữ, có năng lực giao tiếp, chấp nhận lỗi của học sinh trong quá trình học (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) việc rèn luyện được thực hiện, nhưng không chiếm vị trí quan trọng.
1.3.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quán triệt vào quá trình lựa chọn nội dung sách giáo khoa, vào việc trình bày sách giáo khoa và sách giáo khoa. Giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông cần nắm được những yêu cầu và quy trình đổi mới các phương pháp dạy học. Đặc biệt cán bộ quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. Ban giám hiệu cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, đổi mới dù nhỏ của giáo viên và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy và học tích cực kết hợp với
các phương pháp hiện đại.
Quan điểm giao tiếp là quan điểm đặc thù của môn ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh (nói riêng) trong nhà trường. Quan điểm giao tiếp qui định “Tính giao tiếp của hoạt động dạy học ngoại ngữ”
Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng - hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học.
Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Kiến thức là điều kiện, là phương tiện, là nền tảng. Chỉ có kiến thức mà không có khả năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được.
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (các mẫu lời nói) dưới dạng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống: môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp cụ thể.
Học ngoại ngữ học sinh đồng thời tiếp cận với đất nước, nền văn hóa xa lạ. Mức độ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học ngoại ngữ càng thuận lợi. Điều này đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học (nghe - nhìn, nghe - nói) và nhiều hình thức dạy học linh hoạt.
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được hiểu bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống.