9. Cấu trúc của đề tài
3.3. Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý về tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS đã được đề xuất, trên cơ sở đó điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
* Về nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính:
Thứ nhất, các biện pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với việc quản lý dạy học tiếng Anh các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS hiện nay không?
Thứ hai, trong điều kiện hiện tại, các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với việc quản lý dạy học tiếng Anh các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS hiện nay không?
* Về phương pháp khảo sát
Trao đổi bằng bảng hỏi với 3 mức độ đánh giá: + Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết. + Rất khả thi, khả thi, không khả thi.
3.3.3. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã khảo sát các đối tượng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.3.4. Kết quả khảo sát
thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
TT Mức độ cần thiết, khả thi Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết K cấp thiết Rất khả thi Khả thi K khả thi 1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho
cán bộ quản lý, Tổ chuyên môn và GV về dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS
65 35 0 61 39 0
2 Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS
62 38 0 25 65 10
3 Đổi mới phương pháp dạy học tiếng
Anh theo hướng tiếp cận NLHS 72 28 0 63 37 0 4 Tăng cường quản lý hoạt động của
tổ nhóm chuyên môn tiếng Anh trong công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực
46 54 0 43 57 0
5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS
71 29 0 47 53 0
6 Quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tiếng Anh của học sinh và dạy tiếng Anh của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực
52 48 0 37 63 0
7 Xây dựng môi trường dạy học tiếng
Anh theo hướng xã hội hóa 37 63 0 46 54 0 Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy những người được hỏi có sự đánh giá cao về sự cần thiết của các biện pháp được đề xuất. 100% số người được hỏi đều cho rằng các biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và cần thiết. Không có ý
kiến nào đánh giá là không cần thiết. Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cần thiết trong quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS.
Biện pháp có tỷ lệ người đánh giá cao nhất về sự cần thiết là: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. Tiếp đến là các biện pháp: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đổi mới PPDH theo hướngtiếp cận NLHS; Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Tổ chuyên môn và GV về dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS; Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS; Quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học Tiếng Anh của học sinh và dạy tiếng Anh của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực; Tăng cường quản lý hoạt động của tổ nhóm chuyên môn tiếng Anh trong công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NL. Biện pháp có tỷ lệ người đánh giá mức cần thiết thấp nhất là: Xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh theo hướng xã hội hóa.
Ngoài ra, đánh giá của các đối tượng được khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất về cơ bản cũng thống nhất, sự khác biệt về sự cần thiết giữa các biện pháp không quá lớn.
Về mức độ khả thi của các biện pháp:
So với đánh giá về sự cần thiết, đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thấp hơn. Điều này cũng dễ giải thích bởi vì có những biện pháp là rất cần thiết, nhưng trên thực tế khi triển khai thực hiện, do những khó khăn cả về khách quan và chủ quan dẫn đến tính khả thi của các biện pháp không cao.
Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh với mức độ rất khả thi đến 63%. Biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp
nhất là Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS, điều này cũng phù hợp với thực tế việc quản lý thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nội dung, chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận nội dung.
Từ kết quả khảo sát ở bảng 3.1 có thể đưa ra nhận xét chung: Các biện pháp mà đề tài đề xuất để quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS có tính cần thiết và có tính khả thi cao. Trong đó biện pháp Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh được đánh giá là có sự cần thiết và có tính khả thi cao nhất.