Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 67 - 82)

9. Cấu trúc của đề tài

2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận

2.4.1. Nhận thức của CBQL, GV trường THPT về quản lý dạy học môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

Để đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn được lựa chọn để khảo sát. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.6.

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Nhận thức của CBQL và GV về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn còn nhiều hạn chế.

- Nhiều hiệu trưởng trường THPT còn chưa chỉ đạo tốt việc thống nhất quan điểm về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. Việc chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, thảo luận về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS còn nhiều hạn chế, thể hiện ở mức không thực hiện rất cao (dao động từ 34% đến 47% ở các tiêu chí). Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn hiện nay.

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

TT Mức độ, kết quả thực hiện Tiêu chí

Mức độ thực

hiện (%) Kết quả đạt được (%)

TX K TX K thực hiện Tốt Khá TB CĐ 1

Tổ chức phổ biến, quán triệt cho CBQL và GV về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

25 41 34 21 35 24 20

2

Đưa dạy học theo hướng tiếp cận NLHS vào kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn và từng GV tiếng Anh

21 32 47 18 22 24 36

3

Thống nhất quan điểm về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

28 35 37 25 31 26 18

4

Chỉ đạo chuyên môn sinh hoạt, thảo luận về dạy học tiếng Anh theo

hướng tiếp cận NLHS 24 31 45 22 29 32 17

5

Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

2.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung dạy học Tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THPT. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng công tác quản lý thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS TT Mức độ, kết quả thực

hiện Tiêu chí

Mức độ thực

hiện (%) Kết quả đạt được (%) TX K TX K thực hiện Tốt Khá TB

1 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy theo

hướng tiếp cận NLHS 31 35 34 27 30 21 22 2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy

học theo hướng tiếp cận NLHS của các GV tiếng Anh

32 33 35 26 31 25 18

3 Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn theo dõi giám sát việc thực hiện nội dung chương trình dạy môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

35 32 33 28 29 24 19

4 Kiểm tra việc thực hiện nội dung

dạy học của GV 38 31 31 35 28 30 7

5 Xử lý các GV thực hiện nội

dung sai sót 21 27 52 19 25 24 32

6 Đánh giá thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS vào cuối học kỳ, cuối năm học.

35 34 31 33 31 27 9

Từ bảng 2.7 và kết hợp với trao đổi với CBQL, GV một số trường THPT, chúng tôi có những nhận xét sau đây:

- Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cấp bộ môn chưa được quan tâm đúng mức, một số trường

thậm chí không triển khai chỉ đạo thực hiện công việc này (34% không thực hiện). Đa số các trường THPT và các bộ môn tiếng Anh chưa có kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận NLHS riêng mà chỉ được đề cập tới ở một mục nào đó của kế hoạch năm học.

- Một số hiệu trưởng đã chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, nhưng số thực hiện thường xuyên không cao, chỉ đạt 32%, trong khi đó, tỷ lệ không thực hiện lên đến 35%. Khi xem xét một số bản kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của tổ chuyên môn và GV, chúng tôi thấy, phần lớn những bản kế hoạch này chưa đảm bảo các mục quy định, còn sơ sài, mang tính đối phó... Do đó, kết quả đạt được không cao, thể hiện ở kết quả ở mức trung bình chiếm 25% và mức chưa đạt chiếm 18%.

- Các hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá các GV trong thực hiện chương trình dạy học và xử lý các GV vi phạm trong việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS chưa thực sự được chú trọng, việc kiểm tra đánh giá nhiều khi chỉ mang tính hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao.

Những hạn chế trong việc quản lý thực hiện chương trình dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tổ chức thực hiện hoạt động này, làm cho chất lượng dạy và học bộ môn khó có thể đạt được hiệu quả mong muốn.

2.4.3. Quản lý đổi mới hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh hướng tiếp cận năng lực học sinh

Để khảo sát thực trạng quản lý đổi mới hoạt động của tổ bộ môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, chúng tôi tiến hành khảo sát các CBQL và GV tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động tổ bộ môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

TT Mức độ, kết quả thực hiện Tiêu chí

Mức độ thực

hiện (%) Kết quả đạt được (%)

TX K

TX K thực

hiện Tốt Khá TB CĐ

1 Tổ chức cho GV thiết kế bài dạy

theo hướng tiếp cận NLHS 35 42 23 34 34 22 10 2 Tổ chức cho GV đổi mới PPDH

theo hướng tiếp cận NLHS 40 39 21 39 35 21 5 3

Tổ chức cho GV ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học theo hướng tiếp cận NLHS

36 38 26 34 33 26 7

4

Tổ chức cho GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận NLHS

29 33 38 30 32 27 11

5

Tổ chức cho GV đổi mới hình thức, PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận NLHS

28 31 41 25 31 28 16

6 Tổ chức cho HS đổi mới PP học

tập theo hướng tiếp cận NL 24 29 47 22 27 29 22 7 Tổ chức cho HS đổi mới hình thức

học tập theo hướng tiếp cận NL 27 31 42 27 30 25 18 Từ bảng 2.8 và kết hợp với việc trao đổi với CBQL, GV một số trường THPT, chúng tôi có những nhận xét sau đây:

- Trong các tiêu chí quản lý đổi mới hoạt động tổ bộ môn tiếng theo hướng tiếp cận NLHS, tiêu chí được đánh giá cao nhất là Tổ chức cho GV đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS với kết quả đạt được ở mức tốt là 39% và mức khá đạt 35%. Tiếp đến là các nội dung: Tổ chức cho GV thiết kế bài dạy theo hướng tiếp cận NLHS (xếp thứ 2 với kết quả đạt được ở mức tốt là 34% và mức khá đạt 34%); Tổ chức cho GV ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy học theo hướng tiếp cận NLHS (xếp thứ 3 với kết quả đạt được ở mức tốt là 34% và mức khá đạt 33%).

Có thể thấy các kết quả đánh giá trên phản ánh khách quan thực trạng quản lý đổi mới hoạt động của tổ bộ môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. Bởi vì việc đổi mới PPDH; ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy học hiện đang là vấn đề được các trường THPT quan tâm. Bên cạnh đó, hiệu trưởng các trường THPT cũng đang tổ chức cho GV và tổ chuyên môn rà soát, sắp xếp, điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa hiện hành; thiết kế bài dạy theo hướng tiếp cận NLHS.

Các tiêu chí khác như: Tổ chức cho GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học

theo hướng tiếp cận NLHS; Tổ chức cho GV đổi mới hình thức, PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận NLHS tuy có được quan tâm tổ chức nhưng mức độ thực hiện chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

- Phần lớn các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức cho HS đổi mới PP và hình thức học tập. Đây là một hạn chế lớn cần sớm có biện pháp khắc phục. Việc dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS chỉ có thể đạt được hiệu quả cao nếu có sự thay đổi từ cả hai phía, do đó, nếu như chỉ tập trung vào các hoạt động dạy của GV mà không chú ý đến đổi mới PP và hình thức học tập của HS thì khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.

2.4.4. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS đang là yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với việc dạy học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát bảng 2.9 ở tiêu chí 1 và 2 cho thấy rằng nhà trường có sự quan tâm đáng kể trong việc quán triệt cho GV về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH cũng như khuyến khích GV tìm ra các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS để áp dụng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh trong các trường THPT. Tuy nhiên, vẫn còn tồn

tại một số trường chưa có biện pháp khuyến khích, động viên GV đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS. Một số trường chưa xây dựng các tiêu chí khen thưởng nhằm khuyến khích GV phát huy hết năng lực của mình để tìm ra các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS TT Mức độ, kết quả thực hiện Tiêu chí Mức độ thực hiện (%) Kết quả đạt được (%) TX K TX K thực hiện Tốt Khá TB CĐ

1 Quán triệt nhận thức cho GV về sự cần thiết phải đổi mới PPDH

theo hướng tiếp cận NLHS 42 46 12 43 45 9 3 2 Có biện pháp động viên khuyến

khích đội ngũ GV luôn tích cực, năng động, sáng tạo trong việc tìm tòi và sử dụng các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS

39 45 16 40 32 22 6

3 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS

41 39 20 39 37 20 4 4 Tổ chức, tham gia các lớp tập

huấn, hội thảo, lớp bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là PPDH môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS

60 40 0 47 33 20 0

5 Quản lý việc sử dụng PPDH theo hướng tiếp cận NLHS của GV thông qua việc dự giờ thăm lớp, tổng kết rút kinh nghiệm.

45 47 8 37 40 15 8 6 Thăm dò và khảo sát HS về chất

lượng và hiệu quả của việc áp dụng các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS của GV để có sự điều chỉnh kịp thời.

23 42 35 20 35 30 15

Ở tiêu chí 3, 4 và 5: Ở nhóm tiêu chí này, tiêu chí đạt được kết quả cao đó là việc các trường đã thường xuyên tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, lớp bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là

PPDH môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS do các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức. Tuy nhiên, việc tự chủ động lên kế hoạch và mở các lớp tập huấn tại trường thực hiện chưa nhiều, do đó, các quan điểm chỉ đạo chung chưa được cụ thể hóa thành các quan điểm cụ thể để có thể áp dụng cho các trường khác nhau.

Ở các tiêu chí còn lại, kết quả khảo sát cho thấy các trường chưa thực quan tâm đến việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS cho GV. Phần lớn các trường chưa chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện.

Quản lý việc sử dụng PPDH theo hướng tiếp cận NLHS của GV thông qua dự giờ thăm lớp, tổng kết rút kinh nghiệm đã bắt đầu được chú trọng nhưng mức độ thường xuyên chưa cao. Điều này thể hiện ở kết quả đạt loại tốt là 37%, loại khá là 40%, loại đạt 15%, chưa đạt là 8%. Việc dự giờ thăm lớp nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa thật sự coi trọng việc dự giờ, tổ chức rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh kịp thời về các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS được vận dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.

Nguyên nhân là do nhiều GV còn thụ động trong việc vận dụng các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS, đặc biệt là các GV lớn tuổi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các PP và các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ cho việc vận dụng các PPDH tích cực. Trình độ về ứng dụng công nghệ thông tin của GV còn hạn chế không những làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục của nhà trường mà còn cản trở khả năng phát huy tính chủ động sáng tạo của HS trong học tập trở nên thụ động.

Kết quả khảo sát ở tiêu chí 6 cho thấy các trường THPT không thường xuyên thăm dò và khảo sát HS về chất lượng và hiệu quả của việc áp dụng các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS, về năng lực giảng dạy môn tiếng Anh của

GV để có các điều chỉnh kịp thời. Qua trao đổi, phỏng vấn với các CBQL và GV thì đa số các trường THPT chỉ lấy ý kiến tổng kết về việc đổi mới các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS thông qua các tổ trưởng để nhận xét và đánh giá tổng kết cuối năm. Việc điều tra, khảo sát đối với người học chưa được chú trọng triển khai, do đó, ảnh hưởng nhiều đến tính chính xác và tính thực tế của các kết quả thu được.

Việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS trong các trường THPT ở Hoài Nhơn mặc dù có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện, nhưng kết quả thực hiện được chưa cao. Các PPDH truyền thống vẫn đang đóng vai trò chủ đạo trong dạy học tiếng Anh. GV ít vận dụng các phương tiện hiện đại để dạy học như phòng lab, máy chiếu, bảng active board, giáo án điện tử,….. HS còn thụ động trong việc tiếp thu bài giảng; chưa thực sự tích cực trong việc học tập theo cặp, nhóm và chưa mạnh mẽ trong việc thảo luận với bạn trong học tập.

2.4.5. Quản lý đổi mới PP học tập môn tiếng Anh của học sinh hướng tiếp cận năng lực

Để khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PP học tập tiếng Anh của HS theo hướng tiếp cận NLHS, chúng tôi tiến hành khảo sát các CBQL và GV tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.

Từ bảng 2.10 và kết hợp với việc trao đổi với CBQL, GV một số trường THPT, chúng tôi có những nhận xét sau đây:

- Trong các tiêu chí quản lý đổi mới PP học tập tiếng Anh của HS theo hướng tiếp cận NLHS, tiêu chí được đánh giá cao nhất là Kết hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch các Câu lạc bộ tiếng Anh cho HS, với kết quả đạt được ở mức tốt là 67% và mức khá đạt 30%. Tiếp đến là các nội dung: Kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)