Kết quả thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 120 - 125)

9. Cấu trúc của đề tài

3.4. Kết quả thực nghiệm tác động

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm xác định hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để triển khai một trong các biện pháp đã đề xuất.

3.4.2. Giả thuyết thực nghiệm

Có thể nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn nếu áp dụng biện pháp: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

3.4.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi lựa chọn biện pháp được đánh giá có tính cần thiết và tính khả thi cao nhất là Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Chúng tôi chọn 4 trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để thực nghiệm: 2 trường sẽ sử dụng các PPDH cũ (THPT Tăng Bạt Hổ và THPT Nguyễn Du), và 2 trường sẽ áp dụng các PPDH mới theo hướng tiếp cận năng lực học sinh (THPT Nguyễn Trân và THPT Lý Tự Trọng). Sau 3 tháng thử nghiệm so sánh kết quả kiểm tra của 4 trường để thấy

hiệu quả của việc áp dụng giải pháp.

Trên cơ sở 2 trường được chọn là THPT Nguyễn Trân và THPT Lý Tự Trọng, GV thực hiện công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS: áp dụng Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) vào quá trình dạy học trong đó cả 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Trên cơ sở chú trọng 2 kỹ năng nghe, nói. Về bản chất phương pháp này nhấn mạnh vào mục tiêu của việc học ngôn ngữ - đó là hình thành năng lực giao tiếp (Communicative competence)

- Giới thiệu ngữ liệu (Presentation) - Thực hành bài tập (Exercises)

- Hoạt động giao tiếp (Communicative activities) - Đánh giá (Evaluation)

- Củng cố (Consolidation)

Ở các tiết dạy trên lớp GV đều sử dụng giáo án điện tử, các thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài trong từng tiết dạy nhằm mang lại hiệu quả cao.

Còn lại 2 trường: THPT Tăng Bạt Hổ và THPT Nguyễn Du, GV áp dụng PPDH cũ: phương pháp ngữ pháp – dịch (Grammar – Translation Method) hay còn gọi là phương pháp truyền thống. Về bản chất, theo phương pháp này GV tập trung vào phát triển kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết không chú trọng vào 2 kỹ năng nghe – nói.

3.4.4. Kết quả thực nghiệm tác động

Trước khi tiến hành thử nghiệm, GV kiểm tra trình độ học sinh ở các trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS trước khi tiến hành thực nghiệm tác động

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

THPT Nguyễn Trân 11,3% 31,6% 42,8% 14,3% 0

THPT Tăng Bạt Hổ 10,5% 33,2% 44,4% 11,9% 0

THPT Lý Tự Trọng 9,7% 29,3% 47,2% 10,6% 3,2%

THPT Nguyễn Du 9,1% 28,2% 43,9% 14,4% 4,4%

Sau thời gian thực nghiệm GV tiến hành kiểm tra trình độ HS ở các trường trên cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các bài kiểm tra. Với kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh của HS sau khi tiến hành thực nghiệm tác động

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

THPT Nguyễn Trân 17,4% 37,7% 36,3% 8,6% 0

THPT Tăng Bạt Hổ 11,2 % 34,6% 45,3% 8,9% 0

THPT Lý Tự Trọng 13,9% 35,2% 41,5% 8,1% 1,1%

THPT Nguyễn Du 10,3% 30,5% 42,7% 13,2% 3,3%

So sánh kết quả học tập của 4 trường tiến hành thực nghiệm tác động, có thể thấy:

- Ở các trường THPT Nguyễn Trân, THPT Lý Tự Trọng, sau 3 tháng thực nghiệm bằng việc GV áp dụng các PPDH mới chú trọng đến việc hình thành các năng lực cơ bản của HS, kết quả học tập của HS có sự tiến bộ đáng kể, tỷ lệ HS giỏi, khá có sự tăng lên: THPT Nguyễn Trân, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 11,3% lên 17,4% (tăng 5,1%), tỷ lệ HS khá tăng từ 31,6% lên 37,7%; tương tự, THPT Lý Tự Trọng, tỷ lệ HS tăng từ 9,7% lên 13,9%, tỷ lệ HS khá tăng từ 29,3% lên 35,2%. Tương ứng với mức tăng của HS khá, giỏi, thì HS trung bình, yếu kém cũng có sự giảm xuống rõ rệt.

- Ở các trường THPT Tăng Bạt Hổ, THPT Nguyễn Du vẫn tiếp tục áp dụng các PPDH truyền thống, hiệu quả dạy học không cao, thể hiện ở mức tăng của HS khá, giỏi rất thấp, cụ thể, trường THPT Tăng Bạt Hổ, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 10,5% lên 11,2% (tăng 0,7%), tỷ lệ HS khá tăng từ 33,2% lên 34,6%; trường THPT Nguyễn Du, tỷ lệ HS giỏi tăng từ 9,1% lên 10,3%, tỷ lệ

HS khá tăng từ 28,2% lên 30,5%. Tỷ lệ HS trung bình, yếu, kém còn ở mức cao, mức cải thiện kết quả học tập không đáng kể.

- Các số liệu phân tích cho thấy việc đổi mới PPDH tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, chú trọng rèn luyện cho HS các năng lực cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là năng lực giao tiếp đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lượng học tập bộ môn, trong khi đó các PPDH truyền thống tỏ ra không có hiệu quả. Điều này chứng tỏ, biện pháp được đề xuất là có cơ sở thực tế, phù hợp với đối tượng và có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh THPT ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để nâng cao hiệu quả quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đề xuất. Các giải pháp này là:

1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Tổ chuyên môn và GV về dạy học iếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS;

2. Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS;

3. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; 4. Tăng cường quản lý hoạt động của tổ nhóm chuyên môn tiếng Anh trong công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS;

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS;

6. Quản lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học Tiếng Anh của học sinh và dạy Tiếng Anh của giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực;

7. Xây dựng môi trường dạy học Tiếng Anh theo hướng xã hội hóa.

Các giải pháp mà đề tài đề xuất qua khảo sát đều được cho là rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể triển khai trong thực tiễn quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS. Điều đó được chứng minh qua việc khảo sát thực nghiệm tác động đối với nhóm giải pháp Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Cả 7 biện pháp đuợc đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó biện pháp này vừa là tiền đề vừa là kết quả để thực hiện tốt biện pháp kia. Tuy nhiên, việc phát huy tính hiệu quả của các biện pháp còn phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện của CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)