9. Cấu trúc của đề tài
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng
Bình Định
2.5.1. Những mặt mạnh
Các trường đều thực hiện nghiêm túc mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh và bước đầu xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện đổi mới dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. GV đều nắm vững chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, chú trọng các hoạt động như: đổi mới việc soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, vận dụng các thiết bị dạy học hiện đại, chú trọng đổi mới PPDH và quản lý việc hoạc tập của HS…
Các tổ bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đã có những chuyển biến tích cực trong đổi mới hoạt động nhằm hướng hoạt động dạy học của thầy và trò đến việc hình thành và phát triển các năng lực cơ bản cho HS. Các hoạt động như tổ chức cho GV thiết kế bài giảng, đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS bước đầu đã được các tổ bộ môn chú trọng, qua đó mang lại các hiệu quả tích cực trong hoạt động dạy và học tiếng Anh của các trường.
Việc vận dụng các PPDH theo hướng tiếp cận NLHS tuy chưa đem lại kết quả cao ở một số trường nhưng đã có một số tác động tích cực làm thay đổi ý thức, thói quen của GV trong dạy học và làm thay đổi ý thức, thái độ học tập của HS trong việc học tập bộ môn, nâng cao tính tích cực, chủ động của HS trong học tập, hướng đến mục tiêu lấy người học làm trung tâm. Một số GV đã có ý thức tìm tòi, sáng tạo và vận dụng được các PPDH tích cực nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập môn tiếng Anh, hướng đến việc hình thành các năng lực của HS đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục.
Quản lý đổi mới PP học tập tiếng Anh của HS theo hướng tiếp cận NLHS đã được quan tâm lồng ghép trong thực hiện việc quản lý hoạt động học tập nói chung của nhà trường. Các hoạt động như xây dựng ý thức, động cơ học tập; xây dựng nội quy, quy chế, nề nếp học tập; theo dõi, giám sát hoạt động học tập của HS; tổ chức ngoại khóa và hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh… được các trường chú trọng. Do đó, đã tạo được những chuyển biến khá rõ trong việc đổi mới phương pháp học tập của HS, góp phần chuyển từ các PP học truyền thống sang các PP học tập mới với hiệu quả cao hơn.
Quản lý môi trường, phương tiện dạy học, CSVS phục vụ đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS cũng được các trường quan tâm thực hiện. Việc mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học riêng để dạy tiếng Anh, quản lý sử dụng trang thiết bị được thực hiện khá thường xuyên. Nhiều trường cũng đã mua sắm các thiết bị cần thiết như: máy cassette, băng nghe, tranh ảnh để phục vụ nhu cầu tối thiểu cho việc dạy học môn tiếng Anh. Nhìn chung các trường đã xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau cùng tiếng bộ. Nhiều trường đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa địa phương, gia đình và các tổ chức đoàn thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, nâng cao được ý thức học tập của HS trong
việc học tiếng Anh nói riêng và hoạt động học tập nói chung.
2.5.2. Những hạn chế
Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy, một số trường THPT chưa quyết tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS nên còn có một số hạn chế sau đây:
- Nhận thức của CBQL, GV nhiều trường THPT về quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện các khâu khác của quá trình dạy học, từ việc xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo định hướng tiếp cận, phát triển năng lực người học.
- Việc quản lý thực hiện nội dung và xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS chưa được quan tâm đầy đủ; kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của tổ chuyên môn và GV còn sơ sài, mang tính đối phó.
- Hiệu quả quản lý đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS chưa cao, nhất là trong việc tổ chức cho GV đổi mới hình thức tổ chức dạy học và PP kiểm tra, đánh giá; tổ chức cho HS đổi mới PP và hình thức học tập.
- Dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn chưa được tạo động lực thúc đẩy bởi các chính sách và môi trường thích hợp. Các hoạt động quản lý nhằm tạo dựng môi trường sư phạm, trang bị CSVC, phương tiện dạy học tuy đã được các trường quan tâm nhưng trên thực tế thì việc thực hiện chưa đồng bộ, CSVC hiện có mới chỉ đủ đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của dạy học tiếng Anh, chưa tạo điều kiện để có những thay đổi đột phá trong đổi mới dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS chưa được triển khai đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá... Có thể khẳng định đây là khâu yếu nhất trong quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, hạn chế này dẫn đến hệ quả là khó có thể đo lường chính xác những thay đổi tích cực hay tiêu cực trong việc quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, từ đó khó đề xuất được các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
+ Tổ chức dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS trong điều kiện vẫn dựa trên chương trình tiếng Anh THPT hiện hành, vốn được xây dựng theo tiếp cận nội dung. Mâu thuẫn này dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo định hướng tiếp cận, phát triển năng lực người học.
+ Bộ GD&ĐT chưa có kế hoạch triển khai các chương trình bồi dưỡng GV và CBQL phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình dạy học tiếng Anh nói riêng theo hướng tiếp cận NLHS.
+ Tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho tổ chức dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của các trường THPT còn thiếu và chưa đồng bộ...
- Nguyên nhân chủ quan
+ Dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo theo hướng tiếp cận NLHS là vấn đề còn khá mới mẻ đối với nhiều GV và CBQL trường THPT. Sự mới mẻ đó đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong sự thay đổi tư duy, nhận thức cho đến các chuyển biến thực tiễn của các CBQL và GV trong quá trình dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
+ Kiến thức, kỹ năng dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của đa số GV, CBQL trường THPT còn hạn chế. Phần lớn các CBQL và GV các trường THPT đều đã quen với các phương pháp dạy học và quản lý truyền thống, cho nên khi chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận NLHS thì các kiến thức, kỹ năng cũ không còn phù hợp.
+ Một bộ phận GV và CBQL chưa sẵn sàng cho dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, đặc biệt là các GV lớn tuổi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong thời gian qua, quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đội ngũ GV và CBQL của các trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. Chất lượng dạy học ổn định và từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế đáng kể cản trở quá trình đổi mới PPDH, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiếng Anh của các trường.
Nhận thức của GV và CBQL ở các trường THPT về quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS còn hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
Trong những năm qua, các trường THPT ở Hoài Nhơn đã triển khai nhiều hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS. Các hoạt động này bước đầu đã đem lại kết quả thiết thực, góp phần thay đổi cách dạy, cách học bộ môn. Tuy nhiên, một số hoạt động vẫn chưa được tổ chức hoặc được tổ chức nhưng hiệu quả còn thấp.
Đánh giá dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại, hạn chế. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS trong chương 3.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THPT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HOÀI NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS; góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS; đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hoài Nhơn.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất một mặt phải phù hợp với lôgíc quản lý, tác động đồng thời đến tất cả các yếu tố của quá trình dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS, mặt khác các giải pháp phải có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của một chỉnh thể thống nhất.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các giải pháp nêu ra có thể triển khai, vận dụng hiệu quả vào việc quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo
hướng tiếp cận NLHS. Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của nhà trường và phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Anh hiện nay.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Thực chất của nguyên tắc này là làm thế nào để trong nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, các biện pháp quản lý có thể tạo ra kết quả có chất lượng đạt mục tiêu như mong muốn. Tính hiệu quả của biện pháp quản lý được thể hiện ở sự gắn kết, sự thống nhất giữa các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
Trong quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh hướng tiếp cận NLHS, mọi biện pháp quản lý đều nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong nguồn lực nhất định hiện có của nhà trường. Do vậy các biện pháp phải tính đến việc đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực, hạn chế đề xuất những biện pháp xa rời mục tiêu thực tế, tốn kém mà không mang lại hiệu quả.
Tóm lại, để đảm bảo các giải pháp đề xuất được thực thi có hiệu quả trên thực tế cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, bao gồm (1) nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, (2) nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, (3) nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, (4) nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, (5) nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả. Các nguyên tắc này có mối quan hệ hữu cơ, tác động tương hỗ lẫn nhau, không tách rời nhau và có giá trị thực tiễn để những biện pháp quản lý phát huy tối đa tính hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng tiếp cận năng lực học sinh huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Tổ chuyên môn và GV về dạy học Tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
* Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Tổ chuyên môn và GV về dạy học Tiếng Anh THPT và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ý nghĩa của biện pháp là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các trường THPT. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cho thấy nhận thức của CBQL các trường THPT dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS còn khá hạn chế, nguyên nhân chính là do chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống các vấn đề này. Bởi thế, nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường THPT ở Hoài Nhơn hiện nay rất lớn và rất da dạng, nhất là những lĩnh vực về đổi mới chương trình, SGK; PPDH, PP đánh giá, quản lý hoạt động dạy học... theo hướng tiếp cận NLHS.
Hơn nữa, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL các trường THPT là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dạy học nói chung ở trường THPT. Hiệu quả quản lý dạy học ở trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng lực quản lý dạy học của CBQL. Khi được bồi dưỡng nâng cao năng lực, CBQL trường THPT sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học một cách bài bản, đảm bảo cho hoạt động này đáp ứng yêu cầu tiếp cận NLHS.
Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT. Đồng thời, cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, Tổ chuyên môn và GV về dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS
Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT phải hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Trước mắt, việc bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó tập trung vào điều chỉnh nội dung, tổ chức dạy học chương trình tiếng Anh hiện hành theo hướng tiếp cận NLHS; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học; hình thức và PP thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS... Đồng thời, công tác bồi dưỡng còn nhằm mục đích