Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 57)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn; rút ra được mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

- Khảo sát thực trạng dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở

Khối Năm Học Tổng Số HS

Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10 2015-2016 1631 189 11,6% 531 32,6% 627 38,4% 263 16,1% 21 1,3% 2016-2017 1623 156 9,6% 535 33% 695 42,8% 223 13,7% 14 0,8% 11 2015-2016 1438 202 14% 440 30,6% 639 44,4% 148 10,3% 9 0,6% 2016-2017 1562 182 11,7% 573 36,7% 641 41% 160 10,2% 6 0,4% 12 2015-2016 1543 206 13,4% 575 37,3% 677 43,9% 80 5,2% 5 0,3% 2016-2017 1395 198 14,2% 530 38% 592 42,4% 75 5,4% 0 0% Tổng Cộng 2015-2016 4612 597 12,9% 1546 33,5% 1943 42,1% 491 10,6% 35 0,7% 2016-2017 4580 536 11,7% 1638 35,7% 1928 42,1% 458 10% 20 0,4%

một số trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

- Khảo sát thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL và GV

Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành theo các bước sau đây: + Bước 1: Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra;

+ Bước 2: Soạn phiếu điều tra lần thứ nhất;

+ Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ;

+ Bước 4: Chỉnh lý phiếu điều tra và biên soạn chính thức (soạn lần 2); + Bước 5: Chọn mẫu điều tra;

+ Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu điều tra;

+ Bước 7: Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán học.

- Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây:

+ Thực trạng dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn hiện nay;

+ Thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn hiện nay;

tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn hiện nay;

+ Những hoạt động đã thực hiện trong quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn;

+ Những đánh giá về thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn...

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước như sau: Xác định đối tượng cần trao đổi; Thông báo trước cho đối tượng về chủ đề, nội dung trao đổi; Các thành viên tham gia trao đổi chuẩn bị trước những thông tin cần thiết; Tiến hành trao đổi theo các chủ đề đã soạn thảo trước; Xử lý các thông tin thu thập được qua trao đổi.

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV tiếng Anh

Các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV tiếng Anh bao gồm: các báo cáo, kế hoạch, các quy định... liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh, GV tiếng Anh và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng : 12 người - Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh : 4 người - Giáo viên tiếng Anh : 24 người

- Học sinh : 200 người

Tổng cộng : 240 người

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, các ý kiến của CBQL, GV tiếng Anh, HS và các tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Trong quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, chúng tôi quy ước đánh giá việc

thực hiện các tiêu chí theo các mức độ như sau:

+ Mức độ tốt: với sự thực hiện xuất sắc các tiêu chí, có chất lượng và hiệu quả cao.

+ Mức độ khá: thực hiện tốt các tiêu chí, chất lượng và hiệu quả ở mức tương đối tốt.

+ Mức độ trung bình: có thực hiện các tiêu chí ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

+ Mức độ chưa đạt: có thực hiện các tiêu chí nhưng ở mức chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đem lại chất lượng và hiệu quả.

2.3. Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng dạy học tiếng Anh của giáo viên

Để đánh giá thực trạng dạy tiếng Anh của GV, chúng tôi đã lập phiếu khảo sát ý kiến của 16 CBQL là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn tiếng Anh, 24 GV tiếng Anh và 200 HS của các trường THPT được lựa chọn để khảo sát trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.3.

Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.3 cho thấy ở các tiêu chí 1, 2, 3, 4 đa số CBQL, GV và HS được khảo sát đều đánh giá việc thực hiện ở mức tốt và khá, mức chênh lệch về đánh giá giữa các đối tượng khảo sát là không lớn. Điều đó cho thấy các GV nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy học; thực hiện nghiêm túc giờ giấc lên lớp; chuẩn bị giáo án, đồ dùng, phương tiện cho giờ dạy; chú trọng việc truyền thụ đúng chuẩn kiến thức, biết gắn nội dung bài học với thực tiễn.

Tuy nhiên, từ tiêu chí thứ 5 trở đi, khi nội dung khảo sát chú trọng nhiều đến các hoạt động góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường THPT thì việc thực hiện có sự giảm sút, bên cạnh các mức đánh giá

tốt, khá đã xuất hiện các mức thấp hơn như trung bình và chưa đạt.

Bảng 2.3. Thực trạng dạy tiếng Anh của GV TT Mức độ, kết quả thực hiện Tiêu chí Người đánh giá Mức độ thực hiện (%) Kết quả đạt được (%) TX K TX K thực hiện Tốt Khá TB 1 Thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh

CB & GV 85 15 0 80 20 0 0

HS 81 19 0 77 23 0 0

2 Thực hiện đúng giờ giấc lên lớp

CB & GV 89 11 0 90 10 0 0

HS 84 16 0 88 12 0 0

3

Chuẩn bị giáo án, đồ dùng, phương tiện dạy học cho tiết dạy

CB & GV 78 22 0 75 25 0 0

HS 73 27 0 71 29 0 0

4

Truyền thụ chuẩn kiến thức, gắn nội dung bài học với thực tiễn CB & GV 89 11 0 87 13 0 0 HS 83 17 0 81 18 0 0 5 Sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT trong bài dạy

CB & GV 53 42 5 50 27 15 8 HS 42 55 7 39 37 13 11 6 PPDH phát huy tính tích cực của HS, chú trọng rèn luyện đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết

CB & GV 43 51 6 40 24 26 10

HS 45 47 8 25 37 24 14 7

Đổi mới PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS CB & GV 32 53 15 27 47 17 9 HS 35 52 13 37 42 11 10 8 Hướng dẫn HS tự học, sưu tầm tài liệu, làm bài tập ở nhà

CB & GV 47 53 0 45 50 5 0

HS 52 47 0 25 51 24 0

(Ghi chú: K : Không ; TX: Thường xuyên; TB: Trung bình; CĐ: chưa đạt)

- Ở tiêu chí thứ 5: kết quả từ bảng khảo sát cho thấy việc sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT trong bài dạy ở mức chưa cao (53% thường xuyên, 42% không thường xuyên và 5% không thực hiện). Điều này cho thấy khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT vào bài dạy của GV tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn còn hạn chế.

- Ở tiêu chí thứ 6 khảo sát về việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS thì có 43% số CBQL và GV được hỏi trả lời thường xuyên sử dụng, 51% không thường xuyên, 6% không thực hiện. Điều này cho thấy, các GV tiếng Anh đã có ý thức trong việc đổi mới trong phương pháp dạy học, có ý thức chuyển từ phương pháp truyền thống sang các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính năng động, tích cực của người học, lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên, mức độ thực hiện chưa cao và không ổn định nên hiệu quả đạt được chưa tốt, vẫn còn ở mức trung bình (26% đối với CB, GV được hỏi và 24% đối với HS được hỏi), chưa đạt (10% đối với CB, GV được hỏi và 14% đối với HS được hỏi).

- Ở tiêu chí thứ 7 khảo sát về việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thì chỉ có 32% CB, GV được hỏi trả lời là thực hiện thường xuyên, 53% không thường xuyên và 15% không thực hiện. Kết quả cho thấy, các GV tiếng Anh chưa thật sự chú trọng sử dụng các phương pháp mới trong kiểm tra, đánh giá, đo lường kết quả học tập của HS, đa số vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống, điều này làm ảnh hưởng đến cách học và kết quả học tập của HS, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.

- Ở tiêu chí thứ 8: việc hướng dẫn HS tự học, sưu tầm tài liệu và làm bài tập ở nhà đã được chú trọng thực hiện, có 45% CB, GV đánh giá ở mức tốt, 50% đánh giá mức khá, 25% HS đánh giá ở mức tốt, 51% đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên, ở mức đánh giá tốt của CB, GV và học sinh được hỏi có sự chênh lệch khá lớn (20%), điều đó cho thấy việc hướng dẫn tự học, yêu cầu sưu tầm tài liệu và làm bài tập ở nhà của GV có thể chưa phù hợp với HS, để nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp từ cả thầy và trò.

kiến thức, giờ giấc lên lớp và việc chuẩn bị giáo án thì đa số các CB, GV và HS được hỏi đều đánh giá kết quả khá cao, điều đó cho thấy GV có ý thức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở các câu hỏi với nội dung tập trung vào các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thì mức thực hiện và hiệu quả đạt được chưa cao, ở mức độ nhất định GV đã có ý thức trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả chung của bộ môn.

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập tiếng Anh của học sinh

Để đánh giá thực trạng học tiếng Anh của HS các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho CBQL, GV và 200 HS, với 12 nhóm tiêu chí đánh giá ở 4 mức độ kết quả đạt được ở bảng 2.4.

Thực trạng học tiếng Anh của HS các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn được thể hiện qua bảng 2.4, kết quả điều tra cho thấy đa số HS còn yếu về các nhóm kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói. Nhóm kỹ năng nghe chỉ có khoảng 7% đến 9% HS đạt mức tốt, khoảng 15% đến 17% đạt mức khá, tỷ lệ HS ở mức trung bình và chưa đạt còn rất cao. Ở nhóm kỹ năng viết và đọc hiểu tỷ lệ đạt mức tốt và khá cao hơn, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều học sinh chưa đạt ở nhóm kỹ năng này (kỹ năng đọc hiểu có 22% HS chưa đạt, kỹ năng viết có 21% CB,GV được hỏi đánh giá chưa đạt và 29% HS được hỏi đánh giá chưa đạt). Kết quả khảo sát cho thấy, việc học tiếng Anh của học sinh vẫn chủ yếu theo các phương pháp truyền thống, GV vẫn chú trọng việc dạy từ vựng, ngữ pháp, chưa thực sự chú trọng rèn luyện các kỹ năng cho HS, các PP dạy và học tích cực chưa được chú ý nhiều, biểu hiện rõ ở việc học theo cặp, theo nhóm cũng c hỉ đạt ở mức vừa phải, vẫn còn khoảng từ 17% đến 23% HS chưa đạt ở nhóm tiêu chí này.

Bảng 2.4. Thực trạng học tập môn tiếng Anh của HS các trường THPT ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định T T Mức độ, kết quả thực hiện Tiêu chí Người đánh giá Kết quả đạt được (%) Tốt Khá TB CĐ

1 Việc soạn bài và làm bài tập về nhà của HS

CB & GV 17 31 27 25

HS 14 30 33 23

2 Kỹ năng nghe hiểu của HS CB & GV 9 17 30 44

HS 7 15 35 43

3 Kỹ năng nói của HS CB & GV 12 21 32 35

HS 14 17 31 38

4 Kỹ năng đọc hiểu của HS CB & GV 23 26 29 22

HS 20 24 34 22

5 Kỹ năng viết của HS CB & GV 25 23 31 21

HS 21 22 28 29

6 Khả năng nhớ ngữ liệu và cấu trúc ngữ pháp của HS

CB & GV 17 32 31 20

HS 19 30 27 24

7 Việc tham gia học tập theo cặp, theo nhóm,… của HS

CB & GV 21 26 30 23

HS 20 29 34 17

8 Khả năng tự nhận biết lỗi sai, tự điều chỉnh, sửa sai của HS

CB & GV 11 23 35 31

HS 8 18 45 29

9 Khả năng làm các bài tập trong sách bài tập, bài tập nâng cao của HS

CB & GV 17 23 36 24

HS 13 25 31 31

10 Khả năng tự học tiếng Anh qua sách, báo, internet, truyền hình, bạn bè….

CB & GV 5 12 28 55

HS 7 10 32 51

11 Thái độ và ý thức học môn tiếng Anh của HS

CB & GV 27 29 31 23

HS 31 30 25 24

12 Khả năng xác định rõ động cơ học tập môn tiếng Anh

CB & GV 21 23 27 29

HS 25 31 24 20

Ở nhóm các tiêu chí về khả năng tự học, tự làm bài tập, tự nhận biết lỗi sai, tỷ lệ HS đạt kết quả tốt, khá còn rất thấp. Đặc biệt là tiêu chí về khả năng tự học tiếng Anh qua sách, báo, internet, truyền hình, bạn bè…. chỉ có 5% CB, GV và 7% HS đánh giá ở mức tốt, trong khi đó mức chưa đạt ở tỷ lệ rất

cao (55% CB, GV và 51% HS đánh giá chưa đạt). Điều này chứng tỏ việc học tiếng Anh của HS còn mang tính thụ động, chủ yếu ở trường lớp, cố gắng hoàn thành các bài tập thầy cô yêu cầu, việc tự học, tự tìm tòi khám phá, tự khai thác các phương tiện khác để học tập nâng cao trình độ chưa được HS ý thức tốt và chủ động thực hiện.

Ở nhóm tiêu chí về thái độ, ý thức và động cơ học tập tiếng Anh của HS, tỷ lệ đạt ở mức tốt và khá có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên, mặc dù mức tăng chưa cao nhưng điều này chứng tỏ HS đã bắt đầu có sự hình thành động cơ, thái độ, ý thức học tập đúng đắn, làm nền tảng cơ bản để trên cơ sở đó có các phương pháp tác động nâng cao chất lượng học môn tiếng Anh của HS ở trường THPT.

2.3.3. Thực trạng môi trường dạy học môn tiếng Anh

Để nghiên cứu thực trạng môi trường dạy học tác động đến việc đổi mới PP dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các CBQL và GV các trường được lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện hoài nhơn tỉnh bình định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)