9. Cấu trúc của đề tài
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học tiếng An hở các trường THPT
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, Tổ chuyên môn và GV về dạy học Tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
* Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp
Tổ chuyên môn và GV về dạy học Tiếng Anh THPT và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ý nghĩa của biện pháp là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các trường THPT. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cho thấy nhận thức của CBQL các trường THPT dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS còn khá hạn chế, nguyên nhân chính là do chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống các vấn đề này. Bởi thế, nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường THPT ở Hoài Nhơn hiện nay rất lớn và rất da dạng, nhất là những lĩnh vực về đổi mới chương trình, SGK; PPDH, PP đánh giá, quản lý hoạt động dạy học... theo hướng tiếp cận NLHS.
Hơn nữa, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL các trường THPT là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dạy học nói chung ở trường THPT. Hiệu quả quản lý dạy học ở trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng lực quản lý dạy học của CBQL. Khi được bồi dưỡng nâng cao năng lực, CBQL trường THPT sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học một cách bài bản, đảm bảo cho hoạt động này đáp ứng yêu cầu tiếp cận NLHS.
Để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT. Đồng thời, cần phải có nguồn lực và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, Tổ chuyên môn và GV về dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS
Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT phải hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau. Trước mắt, việc bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó tập trung vào điều chỉnh nội dung, tổ chức dạy học chương trình tiếng Anh hiện hành theo hướng tiếp cận NLHS; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học; hình thức và PP thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS... Đồng thời, công tác bồi dưỡng còn nhằm mục đích chuẩn bị cho CBQL trường THPT sớm tiếp cận được với việc tổ chức, thực hiện chương trình và SGK giáo dục phổ thông mới.
Thứ hai, tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL ,Tổ chuyên môn và GV
Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT phải toàn diện, trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng còn phải xuất phát từ nhu cầu của CBQL trường THPT. Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Năng lực và tiếp cận NLHS
Phần này có các các nội dung: Khái niệm năng lực; cấu trúc của năng lực; phân loại năng lực; năng lực học sinh; tiếp cận năng lực học sinh...
- Dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS
Phần này có các nội dung: Khái quát về dạy học theo hướng tiếp cận NLHS; quan niệm về dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; cơ sở của dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS...
Phần này có các nội dung: Khái niệm quản lý và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; sự cần thiết phải quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; mục đích, yêu cầu quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; nội dung quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS...
- Thực hành kỹ năng quản lý dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS
Tổ chức thực hành các kỹ năng cơ bản sau đây: Kỹ năng chỉ đạo GV xác định yêu cầu đối với một kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; kỹ năng hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; kỹ năng chỉ đạo GV tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS; kỹ năng chỉ đạo GV vận dụng các PPDH mới một cách linh hoạt, sáng tạo; kỹ năng chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập của HS; kỹ năng tổ chức cho GV ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học; kỹ năng tổ chức cho GV đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhiều PP, hình thức và công cụ khác nhau; kỹ năng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho GV; kỹ năng xây dựng cơ chế, tạo động lực để GV và HS phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS;…
Thứ ba, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL và GV trường THPT
- Phương pháp bồi dưỡng: Ở nhiều nước trên thế giới, việc bồi dưỡng CBQL giáo dục thường được tiến hành bằng các PP sau đây:
+ PP lấy chuyên gia làm trung tâm. Ở PP này, chuyên gia cung cấp kiến thức và kinh nghiệm, còn CBQL giáo dục tiếp thu, vận dụng.
+ PP lấy học viên làm trung tâm. Ở PP này, CBQL giáo dục tự lực thực hiện chương trình bồi dưỡng với sự giúp đỡ của các hướng dẫn viên.
+ PP lấy phương tiện làm trung tâm. Ở PP này, các phương tiện thông tin được sử dụng để chuyển tải nội dung bồi dưỡng đến CBQL giáo dục.
Mỗi PP nói trên đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Do đó, trong bồi dưỡng CBQL giáo dục, cần phải kết hợp cả ba PP này.
- Quy trình bồi dưỡng: Quy trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL trường THPT gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Phát tài liệu bồi dưỡng, hướng dẫn sơ bộ cho CBQL trường THPT về nội dung tài liệu bồi dưỡng, nhất là những nội dung mới hoặc khó; các câu hỏi hoặc nhiệm vụ cần phải thực hiện;
+ Bước 2: CBQL trường THPT tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng;
+ Bước 3: Tổ chức cho CBQL trường THPT trao đổi về tài liệu bồi dưỡng theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp;
+ Bước 4: Tập trung những điểm khó của tài liệu, những nội dung CBQL trường THPT chưa rõ hoặc chưa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo luận;
+ Bước 5: Tổ chức giải đáp thắc mắc, bổ sung kiến thức và kỹ năng giúp CBQL trường THPT hiểu sâu hơn tài liệu.
- Hình thức bồi dưỡng: bên cạnh việc bồi dưỡng tập trung theo lớp học, cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng tại chỗ như tự học và tự học có hướng dẫn, bồi dưỡng qua mạng trực tuyến với hình thức elearning...
Thứ tư, đánh giá kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho CBQL và GV trường THPT
- Về nội dung đánh giá
Xây dựng các tiêu chí đánh giá trên hai phương diện: Nhận thức của CBQL và GV trường THPT về các vấn đề được bồi dưỡng; khả năng vận
dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
- Về hình thức đánh giá
Tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề; có thể xếp loại theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
3.2.2. Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
* Mục tiêu ý nghĩa của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh, từ đó tối ưu hóa hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
Ý nghĩa của biện pháp là: giúp cho GV, CBQL trường THPT nắm vững nội dung và bản chất của dạy học tiếng Anh THPT theo hướng tiếp cận NLHS. Trên cơ sở đó, giúp cho GV và CBQL trường THPT tổ chức hoạt động dạy học một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo; phát triển kỹ năng tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS cho GV và CBQL các trường THPT.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV tổ chức sắp xếp lại nội dung dạy học môn tiếng Anh trong chương trình THPT hiện hành theo hướng tiếp cận NLHS
So với các chương trình trước đây, chương trình tiếng Anh THPT hiện hành có nhiều ưu điểm. Nhưng nếu theo hướng tiếp cận NLHS thì chương trình THPT hiện hành lại còn nhiều hạn chế, bất cập: chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức của HS; các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng chưa
được thể hiện thống nhất trong môn học; quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm;… Vì thế cần tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học tiếng Anh trong chương trình hiện hành để nâng cao chất lượng dạy học của các trường THPT theo hướng tiếp cận NLHS.
Quy trình tổ chức cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học tiếng Anh trong chương trình THPT hiện hành bao gồm các bước sau đây:
+ Bước 1: Rà soát nội dung chương trình tiếng Anh trong SGK hiện hành + Bước 2: Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học môn tiếng Anh trong chương trình hiện hành;
+ Bước 3: Thiết kế các chủ đề liên môn; + Bước 4: Xây dựng kế hoạch dạy học mới;
+ Bước 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học mới;
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tiếng Anh xây dựng kế hoạch giảng dạy theo hướng tiếp cận NLHS, các nội dung cần thực hiện là:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS của tổ, nhóm chuyên môn tiếng Anh;
+ Tổ chức cho từng giáo viên đăng ký các sản phẩm hoạt động đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS của từng học kỳ;
+ Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, tập trung vào một số chủ đề dưới đây: Rà soát nội dung và chương trình môn học, đề xuất với nhà trường phương án thay đổi phân phối chương trình hiện hành của môn học, từng bước tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; xây dựng các chủ đề dạy học: chủ đề tích hợp/lồng ghép các vấn đề hiện đại vào nội dung của môn học, chủ đề tích hợp liên môn, chủ đề dạy học theo môn; tổ chức dự giờ theo hướng phân tích các hoạt động học tập của học sinh (không
cho điểm và đánh giá giáo viên); tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH thông qua “trường học kết nối”.
+ Theo dõi giám sát việc thực hiện nội dung chương trình dạy môn tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS.
- Chỉ đạo GV tiếng Anh xây dựng kế hoạch giảng dạy theo hướng tiếp cận NLHS, để xây dựng được kế hoạch giảng dạy theo hướng tiếp cận NLHS cần chú trọng các nội dung:
Một là, xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận NLHS, trong đó dự kiến được các sản phẩm của hoạt động đổi mới PPDH của cá nhân. Giáo viên có thể lồng ghép kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn như giảng dạy theo phân phối chương trình môn học; sinh hoạt cụm chuyên môn,… cùng với kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục khác.
Hai là, soạn giáo án dạy học theo hướng tiếp cận NLHS. Ngoài các quy định thiết kế giáo án theo đặc trưng môn tiếng Anh, cần chú ý một số yêu cầu sau:
+ Xác định mục tiêu bài học: ngoài các mục tiêu bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, cần xác định được mục tiêu hướng tiếp cận NLHS.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học: bài học phải được thiết kế theo các hoạt động học tập của học sinh. Bao gồm: các hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức mới; hoạt động luyện tập/thực hành thường được tiến hành trên lớp học.
Ba là, tổ chức các hoạt động dạy học
Trên cơ sở giáo án đã thiết kế, giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học. Trong đó, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực; các kỹ thuật dạy học tích cực, mức độ vận dụng đúng năng lực người học; không áp đặt và mang tính hình thức. Áp dụng triệt để các hình thức
tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, hỗ trợ tư vấn. Cần chuẩn bị chu đáo khi áp dụng các hình thức tổ chức học tập mới như: câu lạc bộ môn học, tổ chức diễn đàn, sân khấu hóa chủ đề học, tham quan thực địa, tổ chức hội thi, giao lưu,…Phát huy vai trò của các chuyên gia, gia đình, cộng đồng và địa phương trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Bên cạnh việc sử dụng không gian lớp học truyền thống chủ yếu trong nhà trường với vị trí các phòng học cố định cả năm học, không gian lớp học theo định hướng tiếp cận năng lực còn được linh hoạt, giờ học di chuyển theo các phòng học bộ môn, các câu lạc bộ hoặc mở rộng ra ngoài nhà trường như: học tập tại các di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất và kinh doanh, danh lam thắng cảnh, môi trường gia đình và dòng họ,…
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS của GV và tổ chuyên môn
Nhà trường cần căn cứ trên kế hoạch dạy học của GV và tổ chuyên môn đã được phê duyệt, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc triển khai thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS, kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau để mang lại hiệu quả đồng thời có các điều chỉnh kịp thời.
Tổ chức đánh giá hiệu quả của việc thực hiện nội dung dạy học tiếng Anh theo hướng tiếp cận NLHS theo định kỳ từng học kỳ hoặc năm học, trên cơ sở đó có các biện pháp tuyên dương, khen thưởng hoặc phê bình, kỷ luật đối với các GV trong việc thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn.
3.2.3. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
* Mục tiêu ý nghĩa của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp là đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoài Nhơn theo hướng tiếp cận NLHS,
chuyển từ các PPDH truyền thống chủ yếu theo hướng tiếp cận nội dung sang