Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 108 - 114)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương

Các Bộ, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN, để hoạt động đầu tư XDCB đạt hiệu quả cao, tác giả kiến nghị với các Bộ, ngành và địa phương như sau:

- Đăng ký mở, sử dụng tài khoản của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước: Các Bộ, ngành liên quan nên nghiên cứu, có những quy định bổ sung thay đổi đối với việc đăng ký sử dụng tài khoản như hiện nay. Theo tác giả nên quy định việc đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nên đăng ký một lần cho tất cả các dự án, cụ thể là khi chủ đầu tư có nhu cầu thanh toán, trước tiên phải gửi Giấy đăng ký chi. Mẫu dấu, mẫu chữ ký đã được KBNN chấp nhận thì sẽ có hiệu lực cho tất cả các dự án thuộc chủ đầu tư đó được giao quản lý, kể cả các loại nguồn vốn NSNN được giao để thực hiện các dự án đó. Khi có sự thay đổi về nhân sự, về hồ sơ pháp lý, về mẫu dấu chữ ký thì chủ đầu tư phải lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký gửi KBNN. Có như vậy mới giảm thiểu được thủ tục hành chính rườm

rà, không cần thiết, tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát chi của cán bộ kiểm soát chi, từ đó nâng cao tiến độ giải ngân cho các dự án.

- Trước khi ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt dự toán, phê duyệt kết quả đấu thầu, các bộ, ngành, địa phương phải xem xét tính hiệu quả của dự án đó, phải bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư khi dự án đã được phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ thi công vào đi vào sử dụng.

- Công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cần phải bố trí tập trung, tránh dàn trải, ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành từ các năm trước, các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán hoàn thành, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực hiện tốt. Kiên quyết cắt giảm vốn các dự án không hiệu quả trong năm ngân sách trước.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn khi tham gia quản lý, thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh đã đề cập tại Chương 2, trong Chương 3 luận văn đã nêu những mục tiêu và định hướng hoạt động đối với công tác kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN, tăng cường hoàn thiện quy trình nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN Vĩnh Thạnh, tăng cường sự phối hợp trong giao dịch giữa chủ đầu tư và KBNN, hoàn thiện cơ chế chính sách.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, bổ sung để kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN đạt hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN là chức năng quản lý của nhà nước trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB, việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để xuất quỹ Ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý từng thời kỳ chính sách Nhà nước chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định thông qua những văn bản quy phạm hiện hành.

Trong những năm qua, số dự án, nguồn vốn và lượng vốn đầu tư XDCB có nhiều biến động đáng kể. Hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh đã đạt được nhiều kết quả thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm soát chi đầu tư XDCB trên địa bàn chặt chẽ, đúng chế độ quy định hiện hành, nhờ đó hiệu quả sử dụng vốn được nâng lên, hiện tượng thất thoát, lãng phí được kiếm soát tốt hơn và đã góp phần xứng đáng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Hai là, làm rõ thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh, qua đó đánh giá những mặt được và mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh.

Ba là, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân

sách nhà nước, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

[2] Nguyễn Ngọc Đảng(2019), Một số kiến nghị về kiểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quôc gia, số 202, tr. 43-46

[3] Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý Ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê.

[4] Đoàn Kim Khuyên (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ

Kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà Nẵng.

[5] Luật số Đầu tư 59/2005/QH11 Quốc hội ba hành ngày 29/11/2005

[6] Luật số Đấu thầu 43/2013/QH13 Quốc Hội ban hành ngày 26/11/2013

[7] Luật số Xây dựng 50/2014/QH13 Quốc hội ban hành ngày 18/06/2014

[8] Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 Quốc hội ba hành ngày 25/06/2015.

[9] Phan Xuân Quang Minh (2016), Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

từ Ngân sách nhà nước theo hệ thống TABMIS tại KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án thạc sỹ Đại học Đà Nẵng.

[10] Hà Thị Ngọc (2015), Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội.

[11] Ngô Tấn Phong (2017), Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây

dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đối với các hình thức hợp đồng xây dựng thanh toán qua KBNN Hà Nội- Bài học kinh nghiệm cho các tỉnh, thành phố, đề tài nghiên cứu khoa học hội đồng khoa học

[12] Quyết định 2899/QĐ – KBNN, Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có tổ chức phòng,

KBNN ban hành ngày 15/6/2018

[13] Quyết định số 5657/QĐ – KBNN, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, KBNN ban hành ngày 28/12/2016

[14] Thông tư 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành

ngày 25 tháng 5 năm 2016

[15] Thông tư số 08/2016/TT – BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban

hành ngày ngày 18 tháng 01 năm 2016

[16] Thông tư số 108/2016/TT – BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/06/2016

[17] Thông tư số 77/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis), Bộ tài chính ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017

[18] Thông tư số 52/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016 và thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN,Bộ Tài chính ban hành ngày 24/05/2016

[19] Bùi Thị Quỳnh Thơ (2013), Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà

Tĩnh”, Luận án thạc sỹ Học viện Tài chính quốc gia Việt Nam.

[20] Vũ Nguyệt Vân (2018), Những quy định mới về giao dịch điện tử trong

hoạt động nghiệp vụ KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quôc gia, số 188, tr. 32-35

Các trang web:

[21] http://www.mof.gov.vn.

[22] http://www.thuvienphapluat.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 108 - 114)