Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 106 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Bộ Tài chính cần tham mưu với Chính phủ ban hành các văn bản quy định thống nhất về thời hạn thanh toán vốn đầu tư XDCB ổn định trong thời kỳ dài, tránh trường hợp mỗi năm, mỗi nguồn vốn quy định thời hạn thanh toán khác nhau, ảnh hưởng đến công tác lập báo báo quyết toán vốn hàng năm và tạo điều kiện chủ động điều hành nguồn vốn tại các địa phương.

- Bộ Tài chính cần xem xét và đưa ra hệ thống các văn bản quản lý mang tính hợp lý, đồng bộ, tránh chồng chéo hoặc không nhất quán về nội

dung trong các văn bản nội bộ ngành cũng như với nội dung văn bản có liên quan của các ngành khác. Nhằm giúp cho các sở, ngành địa phương thông suốt trong việc thực hiện.

- Bộ Tài chính cần chú trọng đến công tác quản lý và ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động KBNN đang là yêu cầu bức thiết theo chức năng nhiệm vụ của Kho bạc nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2025. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB là rất quan trọng và hiệu quả. Trong kiểm soát chi vốn đầu tư, chương trình ĐTKB_LAN được sử dụng nhiều nhất nhưng tính hạn chế lớn nhất của công nghệ ĐTKB_LAN là nó chỉ được sử dụng để kiểm tra kế hoạch vốn, số lũy kế đã thanh toán nhằm giúp cho việc cấp phát không vượt hợp đồng, dự toán, kế hoạch vốn đã giao. Nhưng không có tính đồng bộ cao, không kết nối, tích hợp được với các phần mềm kế toán, chương trình còn chưa được hoàn thiện, kết xuất dữ liệu thường hay bị lỗi, báo cáo kết xuất còn trùng lắp giữa các mã nguồn vốn…Vì vậy cần đầu tư, nâng cấp phần mềm ứng dụng này ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Từ đó tại các địa phương mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống TABMIS là một trong 3 cấu phần và là cấu phần quan trọng nhất của Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công. Mục tiêu của Tabmis là: hiện đại hoá công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia cần được nâng cấp tính năng, xây dựng hệ thống truy cập cơ sở đến các đơn vị sử dụng ngân sách để đảm bảo hạch toán, lập báo cáo tổng kế toán nhà nước chính xác nhất với mục tiêu quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 106 - 108)