Các giải pháp khác tăng cường công tác kiểm soát chi đầutư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 102 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Các giải pháp khác tăng cường công tác kiểm soát chi đầutư

XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh

3.2.4.1.Tăng cường ứng dụng thông tin công nghệ, vận hành dịch vụ công trực tuyến giữa KBNN, CĐT và các đơn vị sử dụng ngân sách

KBNN Vĩnh Thạnh đang triển khai áp dụng nhưng chưa chính thức vận hành cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến với các DVC cơ bản liên quan đến giao dịch giữa KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách nói chung, các CĐT nói riêng. Theo đó, thay bằng việc phải mang hồ sơ, chứng từ trực tiếp

đến KBNN nơi giao dịch, đơn vị chỉ cần gửi hồ sơ, chứng từ điện tử qua hệ thống DVC trực tuyến của KBNN và nhận phản hồi, kết quả qua DVC và email. Việc cung cấp DVC trực tuyến sẽ hình thành một kênh giao dịch điện tử của KBNN để khách hàng có thể tự do lựa chọn giao dịch, đưa KBNN đến gần hơn nữa với khách hàng và xã hội qua mạng internet, là bước cải cách hành chính mạnh mẽ của KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ tài chính và hướng tới kho bạc điện tử theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2025. Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho khách hàng, việc sử dụng DVC với chữ ký số sẽ tăng cường tính bảo mật, tránh việc giả mạo chữ ký, con dấu của đơn vị, giúp khách hàng cũng như KBNN có thể giám sát quá trình xử lý hồ sơ và kiểm soát chi NSNN, nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng và giao dịch với khách hàng nói chung.

Giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến vừa là xu thế tất yếu, vừa là yêu cầu tiên quyết mà các bộ, ngành, địa phương cần đạt được nhằm hướng đến một Chính phủ điện tử toàn diện, nhằm tăng cường tính minh bạch hóa, cải cách hành chính và hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước đối với quản lý xã hội.

Trước thực trạng đó, KBNN Vĩnh Thanh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đơn vị sử dụng ngân sách để giúp các đơn vị hiểu rõ về các lợi ích khi tham gia DVC và chủ động, sẵn sàng tham gia. Bên cạnh các kênh tuyên truyền của địa phương đang thực hiện, cần mở rộng thêm các kênh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp các đơn vị và CĐT thấy được lợi ích của việc sử dụng DVC để từ đó thay đổi thói quen trước đây, sẵn sàng tiếp cận với phương tiện điện tử, hiện đại. Ngoài ra, cần nghiên cứu nâng cấp hệ thống TABMIS vì TABMIS là hệ thống lõi, DVC là hệ thống vệ tinh, để DVC thông suốt, giao diện tốt với Tabmis thì cần có sự

tương thích nhất định, không để xảy ra hiện tượng chập chờn hay lỗi.

Để tạo niềm tin và sự an tâm cho các đơn vị khi triển khai DVC, công tác hỗ trợ của CĐT cần sát sao hơn, không những hỗ trợ tốt cho các đơn vị KBNN mà còn góp phần hỗ trợ các đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài ra, KBNN Vĩnh Thạnh cần triển khai công tác đào tạo theo hướng: ngoài đào tạo trực tuyến cần đào tạo trực tiếp cho đội ngũ cán bộ GDV để nắm rõ quy trình hệ thống và bản thân các cán bộ này sẽ trực tiếp hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị.

3.2.4.2.Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa CĐT, GDV và các cơ quan có liên quan trong kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Vĩnh Thạnh.

Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB của cơ quan KBNN là rất quan trọng bởi vừa đảm bảo nguồn tiền chi trả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vừa thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền vì nếu không thì vốn đầu tư từ NSNN sẽ thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Đặc biệt, thời điểm cuối năm, khi thời gian cho công tác khóa sổ quyết toán ngân sách địa phương thì cũng là lúc các chủ đầu tư và cơ quan Kho bạc "tăng tốc" giải ngân. Để tránh quá tải vào dịp cuối năm, KBNN nên có những biện pháp cụ thể như gửi công văn, gọi điện đôn đốc các CĐT khẩn trương hoàn tất các thủ tục, chứng từ thanh, quyết toán kinh phí đầu tư năm đó đúng thời gian để phục vụ tốt cho công tác khóa sổ và quyết toán ngân sách địa phương niên độ của năm và lưu ý CĐT thực hiện rà soát kinh phí tạm ứng ngân sách để kịp thời thanh, quyết toán, hoàn trả tạm ứng cho ngân sách theo quy định.

Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống và coi trọng phối hợp trong hệ thống KBNN Bình Định. Để quản lý, kiểm soát tốt vốn đầu tư NSNN, đây là một vấn đề quan trọng vì một dự án đầu tư nào cũng qua rất nhiều khâu quản lý, kiểm soát. Qua KBNN được coi là một khâu lớn, trong đó lại có nhiều tác nghiệp nhỏ. Muốn có được sự thống nhất cao phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp điều hành.

Đối với phối hợp ngoài ngành, cầu nối quan trọng nhất là trao đổi thông tin yêu cầu chỉ đạo, phối hợp của các ngành các cấp và thông tin thực hiện của KBNN. Giải pháp này yêu cầu KBNN phải nâng cao chất lượng thông tin với độ chính xác và tính kịp thời cao. Do vậy, phải hiện đại hóa chương trình thanh toán vốn đầu tư của KBNN và triển khai tốt dự án TABMIS mà Bộ Tài chính và KBNN đã triển khai. Do vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB có nhiều phức tạp nên các thông tin cần được cập nhập. Các cơ quan như: Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Kho bạc phải có sự phối hợp chặt chẽ, định kỳ tổ chức họp theo quý hoặc tháng để trao đổi thông tin, xử lý những vướng mắc kịp thời.

Quan hệ phối hợp giữa KBNN với các chủ đầu tư cũng hết sức quan trọng góp phần quản lý tốt vốn đầu tư XDCB, chủ đầu tư vừa với tư cách là đối tượng quản lý chi vốn vừa là khánh hàng được phục vụ nên luôn đặt ra nhiều yêu cầu về phối hợp. Biện pháp tăng cường là phải thường xuyên cập nhập chế độ chính sách (tập huấn, công văn hướng dẫn..) cho chủ đầu tư để họ thực hiện đúng. Mặt khác, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo đầy đủ và làm tốt các hồ sơ thanh toán. Ngược lại, chủ đầu tư có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước về chất lượng phục vụ, đánh giá cụ thể các tác nghiệp và ứng xử của KBNN nơi mình giao dịch. Đây là mối quan hệ cần phát huy để đạt được sự hoàn thiện trong kiểm soát chi đầu tư XDCB.

Từ việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN Vĩnh Thạnh cần coi trọng việc hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành, vì đây là một trong những khâu yếu kém nhất của chủ đầu tư do một phần ở năng lực hạn chế, đồng thời với việc ý thức chấp hành chế độ chưa cao, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân. KBNN cần hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung tài liệu thanh toán còn thiếu; giải quyết các vướng mắc về định mức, đơn giá, về khối lượng phát sinh, về nhận xét của tư vấn giám sát đối với khối lượng hoàn thành; đôn đốc chủ đầu tư

khẩn trương thực hiện nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành. Ngoài ra, KBNN cần tích cực tham mưu cho các Sở, ngành, địa phương về những biện pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác bố trí kế hoạch vốn đầu tư, thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

3.2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại KBNN Vĩnh Thạnh chưa được coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra còn nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai sót vẫn còn xảy ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN. Từ việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép KBNN kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hướng dẫn xử lý những vướng mắc, tiếp nhận đề xuất những kiến nghị của KBNN huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số đợt kiểm tra, mở rộng nội dung, phạm vi, thời gian kiểm tra. Có như vậy mới kịp thời phát hiện những sai sót, giúp đỡ uốn nắn kịp thời giúp ngày càng nâng cao hơn chất lượng kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước vĩnh thạnh (Trang 102 - 106)