8. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính đồng bộ
Đây là nguyên tắc trọng tâm trong quá trình đề ra các biện pháp quản lý để nâng cao hoạt động của TCM. Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động TCM, từ những hạn chế, yếu kém trong quá trình quản lý đã đƣợc phân tích ở Chƣơng 2, tránh đề xuất các biện pháp xa rời với thực tiễn quản lý hoạt động TCM. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Phù Mỹ và các biện pháp đề xuất đƣợc phải
khắc phục hạn chế, mặt chƣa thực hiện tốt trong các khâu quản lý hoạt động của TCM. Để đề ra đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động TCM có hiệu quả, ngƣời quản lý phải căn cứ vào thực trạng ở nhà trƣờng để có đƣợc các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của TCM một cách tốt nhất. Vì vậy, các biện pháp đề ra phải mang tính chất thực tiễn.
Tính thực tiễn của biện pháp quản lý phải thể hiện và là sự cụ thể hóa mục tiêu đƣờng lối phát triển của Đảng, Nhà nƣớc, nhà trƣờng phù hợp với qui định của ngành trong quản lý. Có nhƣ vậy, các biện pháp quản lý hoạt động TCM đƣợc đề xuất mới đƣợc đảm bảo đƣợc sự phù hợp của đƣờng lối, chủ trƣơng giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại đƣợc và có ý nghĩa.
Mỗi biện pháp đƣa ra đều có thế mạnh, vị trí cần thiết trong quá trình tổ chức sinh hoạt TCM trong nhà trƣờng. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, gắn kết ràng buộc nhau, muốn đạt hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rờicác biên pháp mà phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, tạo điều kiện và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý.