- Tổ chức bộ máy quản lý thu tiền SDĐ: Công tác quản lý thu tiền SDĐ là công việc phức tạp, có sự phân cấp ngày một rõ ràng giữa các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Do đó, nếu như bộ máy quản lý thu tiền SDĐcủa địa phương được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ nhưng hiệu quả; các cấp, các cơ quan, đơn vị được phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với năng lực của họ, thì công tác quản lý thu tiền SDĐsẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao hơn. Ngược lại, nếu như địa phương nào không chú trọng đến việc tổ chức bộ máy quản lý thu tiền SDĐ, thì hiệu quả quản lý thu khó có thể đạt được như mong đợi.
- Năng lực của cán bộ, công chức, viên chức bộ máy quản lý thu tiền SDĐ:
Sau khi được tổ chức một cách khoa học, yếu tố đòi hỏi tiếp theo đối với bộ máy quản lý thu tiền SDĐ chính là năng lực của cán bộ, công chức, viên chức của bộ máy đó. Năng lực của họ được thể hiện qua 03 thành tố là: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Nếu 01 trong 03 thành tố này không được đảm bảo đều có thể dẫn đến sự yếu kém trong công tác quản lý thu tiền SDĐ. Chính vì vậy đòi hỏi chính quyền địa phương hàng năm cần có kế hoạch rà soát, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, viên chức của bộ máy quản lý thu tiền SDĐ.
- Năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, thông tinphục vụ công tác
quản lý thu tiền SDĐ: Công tác quản lý thu tiền SDĐđòi hỏi sử dụng các loại máy
móc, trang thiết bị như: máy vi tính, máy scan, máy in, hệ thống thông tin nội bộ ngành TNMT, ngành thuế, v.v... Do đó, số lượng, chất lượng các loại máy móc,
thông tin này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các hoạt động quản lý thu tiền SDĐ của các cơ quan QLNN về đất đai. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương cần có sự đầu tư một cách hợp lý để đảm bảo đủ năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin phục vụ công tác quản lý thu tiền SDĐ.