Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch thu tiền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 75 - 81)

3.2.2.1. Giải pháp về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền sử dụng đất

Hiện nay, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và SDĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới QLNN về đất đai nói chung, công tác quản lý thu tiền SDĐ nói riêng. Do đó phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các đối tượng, đặc biệt là các chủ thể SDĐ.Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các cán bộ QLNN về đất đai và người SDĐ có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn từ giai đoạn ban hành quy phạm pháp Luật Đất đai cho tới khi áp dụng các quy phạm này.

- Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai cho toàn thể cán bộ và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một biện pháp rất ưu việt vì nó có ưu thế về mặt không gian, thời gian và liên tục, đưa pháp luật đất đai đến các đối tượng trong xã hội làm cho mọi người hiểu sâu sắc pháp luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, các quy định quản lý đất đai, các quyền và nghĩa vụ của người SDĐ từ đó làm cho người SDĐ nhận thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

- Mặt khác để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, góp phần quản lý đất đai có hiệu quả thì cũng phải đổi mới và tăng cường công tác hoà giải các vụ tranh chấp đất đai. Bởi vì thông qua hoà giải mà các cán bộ hoà giải đã vận dụng các quy phạm pháp luật đất đai để thuyết phục phân tích đúng sai. Trên cơ sở đó làm cho người SDĐ hiểu sâu hơn và có thái độ đúng đắn đối với pháp luật đất đai từ đó nâng cao ý thức pháp luật về đất đai. Trước hết, phải tuyên truyền pháp luật về đất đai để cho dân hiểu, dân ủng hộ, phải nâng cao nhận thức của người dân chấp hành đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người SDĐ, mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ đất và SDĐ đúng quy hoạch, kế hoạch và có hiệu quả cao nhất không được hủy hoại, lấn chiếm, lãng phí hoặc SDĐ sai mục đích.

- Chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai và chính sách tài chính về đất đai đến từng người dân, đi đôi với thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền SDĐ để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người SDĐ. Mở các kênh truyền tải thông tin từ cơ quan quản lý đến người dân SDĐ. Cơ quan thuế cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật thuế về đất đai cho doanh nghiệp và cho người dân hiểu biết về các khoản thu từ đất, về nghĩa vụ và quyền lợi của họ, là cơ sở để họ tự giác thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người SDĐ, trong đó có nghĩa vụ tài chính về đất đai.

- Nội dung tuyên truyền không nên quá khô khan, cứng nhắc mà nên chuyển thể thành những mẩu chuyện, phóng sự,... dễ hiểu, dễ nhớ, thì khi đó, công tác tuyên truyền mới được coi là hiệu quả và thành công. Nên tuyên truyền kết hợp với các trò chơi có thưởng đề người được tuyên truyền cảm thấy có hứng thú, chú ý lắng nghe.

- Tuyên truyền dưới nhiều hình thức và phù hợp với từng đối tượng SDĐ khác nhau như tổ chức hội nghị, tập huấn, đối thoại, phát tờ rơi, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật,... Tùy từng đối tượng tuyên truyền để lựa chọn cách tuyên truyền cho phù hợp, Cần cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ. Ví dụ như tuyên truyền cho các đồng bào dân tộc thiểu số thì nên mở cuộc đối thoại với người dân chứ không thể phát tờ rơi được vì trình độ học vấn.

3.2.2.2.Giải pháp về xác định và thông báo tiền sử dụng đất

Như phân tích ở chương 2, nội dung này không phức tạp, nhưng phụ thuộc lớn vào sự chính xác của hồ sơ địa chính mà cơ quan TMNT gửi lên cơ quan thuế. Do đó để nội dung xác định và thông báo tiền SDĐ có chất lượng cao hơn trong thời gian tới, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan TMNT với cơ quan thuế, cũng như sự phối hợp giữa cơ quan TNMT với UBND các huyện, xã trong việc xác định tính đúng đắn của hồ sơ địa chính của các chủ thể SDĐ.

- UBND tỉnh cần đánh giá lại công tác tham mưu và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến công tác quản lý tài chính về đất đai trong thời gian qua, nhằm khắc phục những tồn tại và thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp trong quy trình

nghiệp vụ quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tài chính về đất đai. Từ đó, Cục Thuế tỉnh Bình Định tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan cấp huyện và UBND cấp xã một cách toàn diện, khoa học để khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý đất đai hiện nay trong việc tổ chức, thực hiện đăng ký đất đai, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

- Cục Thuế cần chủ động phối hợp chặt chẽ, cụ thể và thường xuyên cùng với Sở TNMT, Sở Tài chính, Văn phòng Đăng ký đất đai, KBNN trong công tác luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ thể SDĐ.Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính cần phải có năng lực chuyên môn sâu để khi tiếp nhận hồ sơ, phải giải đáp và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ, tài liệu cần thiết vào hồ sơ. Đồng thời, quản lý, đôn đốc các chủ dự án chấp hành nghĩa vụ nộp tiền SDĐ kịp thời vào NSNN.

3.2.2.3. Giải pháp về thực hiện thu tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất, xử lý chậm nộp tiền sử dụng đất

Như lập luận ở giải pháp phía trước, các nội dung thu, miễn, giảm, ghi nợ, xử lý chập nộp tiền SDĐ đều là những nội dung mang tính nghiệp vụ đơn thuần của cơ quan thuế. Do đó, bên cạnh việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc trao đổi thông tin (như giải pháp đã đề cập phía trên), thì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các nội dung thu, miễn, giảm, ghi nợ, xử lý chập nộp tiền SDĐ, UBND tỉnh cần hoàn thiện chính các nội dung: giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh.

Theo lập luận đó, luận văn đề xuất các giải pháp tương ứng như sau:

a) Hoàn thiện công tác giao đất, chuyển mục đích SDĐ trên địa bàn tỉnh

- UBND tỉnh Bình Định cần xây dựng và công bố một cách công khai, rõ ràng các tiêu chuẩn như mục đích SDĐ, năng lực tài chính, tiến độ thực hiện dự án để các đối tượng có thể xem xét năng lực của mình trước khi tham gia xin giao đất.

- Đối với giao đất theo chương trình dồn điền đổi thửa, cần thực hiện nghiêm túc giao đất dưới hình thức bốc thăm thửa đất đã được chính quyền cấp xã phân chia

theo đơn vị thôn, xóm.

- Đối với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để SXKD: Sau khi đã lựa chọn được những đối tượng đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, bước tiếp theo cần đảm bảo 100% thực hiện theo hình thức đấu giá công khai để tìm ra hộ, cá nhân được nhận đất cuối cùng.

- Trong thời hạn giao đất, thanh tra huyện thường xuyên kiểm tra để xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng giao đất. Đối với những trường hợp không đủ khả năng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng cần kiên quyết thu hồi để tiến hành đấu giá lại.

- Cũng như nhiều địa phương khác, công tác thu hồi đất GPMB đang gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Bình Địnhcầnthực hiện các biện pháp sau:

+Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp dân cư về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư để người dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

+Kiên quyết xử lý các trường hợp chống đối, ngăn cản bàn giao mặt bằng cho cơ quan quản lý. Đồng thời xây dựng mức hỗ trợ đối với những trường hợp bàn giao mặt bằng đúng theo thời gian quy định.

+Nhằm xóa bỏ tình trạng người dân bị thu hồi đất không có đất ở mới, UBND tỉnh Bình Định cần thành lập quỹ đất dự trữ, xác định những vị trí có khả năng đáp ứng yêu cầu làm đất tái định cư để chủ động thu hồi khi có quyết định bố trí đất tái định cư cho các dự án trên địa bàntỉnh Bình Định.

b) Hoàn thiện công nhận quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh

- UBNDtỉnhcần đẩy mạnh tuyên truyền, nêu rõ những quyền lợi nghĩa vụ, cái được và mất khi thực hiện việc đăng ký đất đai, từ đó có biện pháp tăng cường cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai theo hướng vận hành thật tốt hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai dưới dạng cung cấp dịch vụ thuận lợi cho người dân. Văn phòng đăng ký đất đaiphải là nơi cung cấp mọi thông tin về đất đai cho nhu cầu của QLNN, phát triển KTXH, bảo vệ môi trường và các nhu cầu khác của cộng đồng.

và các cơ chế chia sẻ thông tin thống nhất. Cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và truyền thông làm cho các tổ chức, công dân có liên quan đến đất đai hiểu rõ về chính sách, pháp luật về đất đai; quy hoạch SDĐ; việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền SDĐ; các quyền, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ được thực hiện và được Nhà nước bảo hộ. Trước mắt cần đơn giản thủ tục, giảm các khoản chi phí nhằm khuyến khích người dân thực hiện, tiến tới có những chế tài buộc mọi đối tượng SDĐ phải đăng ký. Vì chính quyền tỉnh chỉ có thể quản lý tốt nếu đất đai được đăng ký và cập nhật những biến động kịp thời. Có một khó khăn đối với công tác đăng ký đất đai là: đối với các trường hợp chưa có giấy tờ đất đai hợp lệ thường phải giao dịch ngầm vì không được chính quyền chấp nhận làm thủ tục, công nhận các giao dịch này. Nhưng đối các giao dịch nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ Nhà nước ghi nợ tiền SDĐ, sẽ thu khi có giao dịch mua bán, sang tên chuyển nhượng, thừa kế thế chấp... Để tránh phải đóng khoản tiền này, cùng các khoản nghĩa vụ khác, các bên lại thỏa thuận với nhau và giao dịch ngầm. Do vậy, cần có chế tài xử lý phạt tiền cũng như tăng cường kiểm tra phát hiện xử lý các đối tượng lợi dụng chính sách pháp luật, làm méo mó các chính sách của Nhà nước trong quản lý đất đai.

- Chính quyền tỉnh cũng cần rà soát đánh giá lại đội ngũ công chức QLNN về đất đai, nhất là những cán bộ trực tiếp giao dịch với người dân về năng lực trình độ, đạo đức, thái độ tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp nếu không đủ yêu cầu cần kiên quyết thay thế. Hiện nay tại tỉnh Bình Định, người dân vẫn ngại khi phải có những giao dịch với chính quyền, việc cán bộ làm công tác này chưa tận tình, sát sao. Chính quyền tỉnh cần cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản gọn nhẹ, tăng cường công tác kiểm tra, chăm lo đời sống cán bộ, tạo ra một lớp cán bộ mới với những hình ảnh tốt đẹp.

- Cần phải đơn giản hoá căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng SDĐ gắn với nguồn gốc, quá trình SDĐ. Thực tế SDĐ ổn định, không tranh chấp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước là một cơ sở quan trọng để công nhận hoặc quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ có thu tiền SDĐ để cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho người SDĐ cần được quan

tâm giải quyết theo hiện tại kể cả khi nguồn gốc không rõ ràng, đầy đủ, nếu phù hợp với quy hoạch, không vướng mắc tranh chấp, khiếu kiện hoặc có thể chuyển sang hình thức thuê đất cho phù hợp (đối với những trường hợp chiếm đất) khi đủ điều kiện thì xin giao đất có thu tiền SDĐ. Ðể làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của UBND xã cùng với hệ thống cụm dân cư và tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình SDĐ đai ở khu vực mình ở.

- Ngoài ra phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn đặc biệt là phòng TNMT cấp huyện, Văn phòng đăng ký quyền SDĐ cấp huyệnvới UBND cấp xã trong việc lập hồ sơ, chủ động tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc với UBND huyện, tỉnh. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho cơ quan TNMT hoàn thành được công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai, làm ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội và cuộc sống của người SDĐ.

c) Tăng cường quản lý nợ tiền SDĐ

Cục Thuế cần đề xuất với UBND tỉnh, Tổng Cục Thuế có biện pháp kịp thời như áp đặt lãi suất theo tình hình thị trường cho các đối tượng chậm nộp, hoặc chây ỳ thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách. Đối với những trường hợp giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ, nếu chủ dự án cố tình không nộp tiền, sau nhiều lần thông báo nhưng vẫn không đến nộp tiền, Cục Thuế tỉnh cùng các ngành đề xuất UBND tỉnh xử lý hủy bỏ kết quả đấu giá, sung công quỹ tiền bảo lãnh nộp ngân sách theo quy chế đấu giá. Đặc biệt, các đối tượng này không được tiếp tục tham gia đấu giá tại các dự án khác. Điều này phải được ghi trong quy chế đấu giá của tỉnh, và phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện đấu giá, nhằm kiểm soát và nhận biết các đối tượng này. Đối với những trường hợp doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế nhiều năm liền, Cục Thuế tỉnh cần đề xuất với UBND tỉnh, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xác định cụ thể nguyên nhân nợ thuế kéo dài. Nếu doanh nghiệp không có khả năng trả, thì đề nghị UBND tỉnh cho thu hồi lại đất. Ngoài ra, để được giao đất, cho thuê đất, các doanh nghiệp phải cam kết sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính với NSNN, để tránh tình trạng giao đất cho các chủ

đầu tư không có năng lực tài chính, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách. Trên hợp đồng thuê đất ký kết giữa doanh nghiệp với tỉnh, cũng cần phải quy định rõ trách nhiệm và tiêu chí này, để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tăng cường và đổi mới nội dung tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

3.2.2.4.Giải pháp về giải quyết khiếu nại về tiền sử dụng đất

- Cần sâu sát hơn nữa trong kiểm tra xử lý vi phạm, tranh chấp về đất đai ngay từ đầu. Phân quyền và giao quyền phải có kiểm tra giám sát tránh buông lỏng. Công tác này theo đánh giá hiện chính quyền huyện làm chưa tốt, tranh chấp khiếu kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)