Kinh nghiệm quản lý thu tiềnSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 32 - 45)

UBND tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao công tác Quản lý thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, xem xét các khoản thu được giao. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc triển khai thực hiện các biện pháp tăng thu ngân sách trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thu tiền cấp quyền sử dụng đất. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị rà soát các doanh nghiệp nợ đọng tiền sử dụng đất, các dự án đầu tư hạ tầng để đấu giá đất, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân chuyển mục đích sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch…

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng đã tập trung quy hoạch các khu xen cư đấu giá, thực hiện đấu giá đất các khu dân cư tự xây đã đầu tư hoàn thành hạ tầng. Rút kinh nghiệm từ những giai đoạn trước đó, giai đoạn 2018-2020 đã phối hợp với các đơn vị liên quan thông tin rộng rãi việc đấu giá đất trên địa bàn tỉnh để các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia; UBND các huyện báo cáo kịp thời UBND tỉnh các vướng mắc phát sinh để xin ý kiến chỉ đạo, nhờ đó việc đấu giá đất diễn ra thuận lợi và thành công.

Đối với việc cấp đất tái định cư, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý dự án công trình đôn đốc các nhà thầu khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng điện, nước của các khu tái định cư; chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất tổ chức bốc thăm và giao đất cho người dân đúng tiến độ, kịp thời xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính đến từng gia đình để người dân biết và thực hiện. Các vướng mắc, khiếu nại của người dân được giải đáp kịp thời. Vì vậy từ năm 2018 đến nay, việc thu tiền sử dụng đất từ việc giao đất tái định cư đạt kết quả tốt.

Đối với tiền sử dụng đất thu được từ hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, tỉnh cũng đã thông báo công khai để người dân nắm được, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, Phòng Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục cần thiết, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, chuyển cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo kịp thời. Đặc biệt, trong công tác đôn đốc nộp tiền nợ đọng sử dụng đất, ngoài việc đôn đốc của Chi cục Thuế, hằng tháng UBND tỉnh đều ban hành thông báo gửi chủ đầu tư đôn đốc nộp số tiền sử dụng đất, tiền chậm nộp còn nợ. Tỉnh cũng thường xuyên gặp gỡ, làm việc với chủ đầu tư để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện dự án, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018- 2020

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Bình Định

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

- Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc- Nam, diện tích tự nhiên: 6.071,3km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan.

- Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Các dạng địa hình phổ biến là: Vùng núi, đồi và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500- 1.000m, đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10°- 15°. Vùng đồng bằng: Diện tích khoảng 1.000 km², được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất (364 ha) cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân.

- Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 607.133 ha, với 11 nhóm đất, 30 loại đất khác nhau trong đó đất phù sa chiếm 71.000 ha. Hiện có 137.087 ha đất nông

nghiệp (bao gồm: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm); 370.514 ha đất lâm nghiệp có rừng; 2.785 ha đất nuôi trồng thủy sản, 214 ha đất làm muối; 71.938 ha đất phi nông nghiệp và 23.085 ha đất chưa sử dụng (số liệu niên giám thống kê năm 2017)

2.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2018- 2020

Phát huy thế mạnh của tỉnh, những năm qua, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 08 KCN (chưa tính các khu công nghiệp trong khu kinh tế Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); tập trung xây dựng Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trưởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận theo trục Bắc- Nam và Đông Tây; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm- nông- thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông,...

Trong thời gian qua, sự phát triển của kinh tế tỉnh được định hướng khá rõ ràng, cụ thể như sau:

- Một là, phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững: Tỉnh đã tập trung thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, công nghệ hiện đại vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin...Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động các Khu công nghiệp theo quy hoạch, nhất là dự án Khu Công nghiệp Becamex Bình Định. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Bình Định giai đoạn 2018- 2020 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Giá trị (tỷ.đ) Giá trị (tỷ.đ) Tăng tưởng % Giá trị (tỷ.đ) Tăng tưởng % 1. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) Trong đó: 47.177,3 49.690,1 5,33 49.658,1 -0,06

- Nông, lâm, thủy sản 11.868 13.734,3 15,73 13.705,2 -0,21 - Công nghiệp, xây dựng 15.126,2 14.305,7 -5,42 14.178,1 -0,89 - Thương mại, dịch vụ 18.107,7 19.440,2 7,36 19.563,8 0,64 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

sản phẩm 2.075,4 2.209,9 6,48 2.211 0,05 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9.125.1 9.328,5 2,23 9.238,3 -0,97 3. Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.687,5 1.647,8 -2,35 2.209,1 34,06 4. Tổng nguồn vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội 30.140 35.120 16,52 38.475 9,55 5. Tổng thu ngân sách 11.967,5 12.000 0,27 11.424 -4,80

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KTXH các năm 2018, 2019, 2020 của UBND tỉnh

Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách đã ban hành; đồng thời, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng một số chính sách mới phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tập trung hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị vào sản xuất; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó, phát triển nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm từ trồng trọt đến chăn nuôi. Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển các vùng sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ

cao, an toàn. Xây dựng, nhân rộng mô hìnhcánh đồng lớn, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường.

- Hai là, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:

Nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại, dịch vụ, đẩy mạnh hoàn thiện các khu vực đô thị ven biển để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Cụ thể, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát huy lợi thế về cảnh quan, môi trường, văn hóa, di tích, lịch sử và con người Bình Định để phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Tăng cường kêu gọi và khuyến khích đầu tư các cơ sở dịch vụ theo phong cách Nhật Bản, Hàn Quốc...; các trung tâm mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí, thẩm mỹ... đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế tại thành phố Quy Nhơn và dọc tuyến đường ra Sân bay Phù Cát; chú trọng hoàn thiện hạ tầng du lịch tại các tuyến du lịch trọng điểm như: Quy Nhơn- Sông Cầu, Phương Mai- Núi Bà, Quy Nhơn- An Nhơn- Tây Sơn- Vĩnh Thạnh, du lịch làng nghề và các điểm du lịch tại các huyện, thị xã trong tỉnh.

Hiện nay, thành phố Quy Nhơn được công nhận là thành số du lịch sạch ASEAN 2020, đây là tiền đề để tiếp tục pháp huy về du lịch biển của địa phương. Ưu tiên công tác chỉnh trang, phát triển thành phố Quy Nhơn thành một đô thị biển khác biệt, gần gũi với thiên nhiên; đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí về đêm cho thành phố Quy Nhơn; hình thành các khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp vui chơi, giải trí.Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thương mại, dịch vụ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, đổi mới, đón đầu công nghệ và liên doanh, liên kết, mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh. Nâng cao chất lượng hoạt động các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn, bảo hiểm... Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ vận tải có lợi thế của tỉnh như cảng biển, hàng không, đường sắt; tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp các cảng biển, trung tâm dịch vụ logictics, dịch vụ kho bãi...

- Ba là, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hiện đại, bảo

vệ môi trường:

dụng công nghệ cao gắn với thu hút đầu tư các nhà máy chế biến súc sản, gia cầm. Thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng phát triển khai thác xa bờ; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp công nghệ cao Mỹ Thành gắn với Khu nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt Úc. Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên; nâng cao chất lượng rừng trồng.

Qua 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020, các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Bình Định đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

2.1.1.3. Thực trạng phát triển văn hóa, xã hội giai đoạn 2018- 2020

Trong giai đoạn 2018- 2020, lĩnh vực văn hóa, xã hội tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng; công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân từng bước được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng- an ninh được giữ vững.

a)Dân số, lao động, việc làm

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2020là 245 người/km2. Trong đó, dân cư nông thôn chiếm 59,68%, dân cư thành thị 40,32%.

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số và mật độ dân sốtỉnhBình Địnhgiai đoạn 2017-2019

Năm Dân số trung bình

(người)

Theo giới tính Theo khu vực Mật độ dân số

(người/km2) Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2018 1.534.767 749.538 785.229 475.481 1.059.286 252,8 2019 1.486.918 751.325 735.593 465.587 1.021.331 249,6 2020 1.487.903 732.807 755.096 599.852 888.051 245

Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn với 888.051người, chiếm 69,02 % tổng dân số tỉnh. Dân số đô thị tập trung ở khu vực thành phố Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn. Mức độ đô thị hoá của tỉnhcòn thấp, quá trình đô thị hóa có tốc độ chưa cao.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành sử dụng lao động tỉnhBình Định giai đoạn 2017-2019

Nội dung 2017 2018 2019

Người % Người % Người %

Tổng số lao động 907.892 100 920.093 100 864.557 100

1. Công nghiệp, xây dựng, giao

thông vận tải 188.483 20,76 254.101 27,62 252.239 29,18

2. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 408.999 45,05 344.332 37,42 308.360 35,67

3. Thương mại, dịch vụ, du lịch 310.410 34,19 321.660 34,96 303958 35,16

Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnhBình Định

Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân giai đoạn 2018- 2020 đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông lâm nghiệp, tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ lao động thành thị, giảm tỷ lệ lao động nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo địa bàn đều còn chậm, số lao động chưa có việc làm còn cao. Điều này tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.

b) Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh luôn nhận được sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng hộ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.

Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được củng cố, phát triển. Công tác phổ cập giáo dục- xóa mù chữ được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù

chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.

c) Y tế

Ngành y tế tỉnh ngày được nâng cao về chất lượng. Tình hình khám, chữa bệnh cho nhân dân cũng ngày một cải thiện hơn do tỉnh tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các cơ sở y tế của địa phương.

2.1.2. Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Định

Theo số liệu thống kê đến hết năm 2020, quỹ đất của tỉnh Bình Định đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)