Giải pháp về kiểm soát hoạt động thu tiền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý thu tiền SDĐ của tỉnh Bình Định và các cơ quan chuyên môn của tỉnh, trong đó tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc, cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác thu.

- Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, giải quyết các khiếu nại tố cáo đất đai, giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội.Tiến hành kiểm tra thanh tra về các hoạt động nghiệp vụ như đo đạc, quy hoạch, thực hiện các chế độ chính sách, quy trình quy phạm kĩ thuật thống nhất của Tổng cục quản lý đất đai ban hành về công tác này. Từ đó tạo ra những thuận lợi cho công tác quản lý thu tiền SDĐ.

- Kiên quyết kiểm tra xử lý các vi phạm trong quản lý thu tiền SDĐ để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm Luật Đất đai năm 2013 đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ công chức trong bộ máy quản lý, làm trong sạch bộ máy quản lý đất đai.

- Mặt khác khi thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung thanh tra, kiểm tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Cần phải tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện, phát huy được vai trò của pháp luật, vai trò quản lý của Nhà nước đối với các vi phạm trong quản lý SDĐ.

- Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra từ Sở TNMT đến Phòng TNMT để cán bộ thanh tra có đủ khả năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.Đẩy mạnh công tác giám sát thực hiện Luật đất đai; Luật Môi trường, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo đảm môi trường. Giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện Luật tài nguyên nước khai thác sử dụng nước ngầm trong các khu công nghiệp.

- Công tác giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc và các thành viên, của người dân cần được chú trọng và có chế tài, quy chế phối hợp, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện những kiến nghị, kết luận giám sát có căn cứ Pháp luật.

Để lập lại công tác quản lý đất đai trước hết cần tập trung xử lý các sai phạm theo các biện pháp sau:

+ Đối với trường hợp chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm nếu phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế thì cho lập đề án, quy hoạch cho phép chuyển đổi tạo điều kiện cho người dân nếu phù hợp hoặc xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả.

+ Đối với trường hợp tự chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp) mà đem lại hiệu quả, phù hợp với quy hoạch thì cho phép chuyển mục đích SDĐ có thu tiền SDĐ theo giá thị hoặc thanh tra, kiểm tra kết luận xử lý dứt điểm. Nếu không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt thì lập hồ sơ thu hồi đất đúng theo quy định của pháp luật.

+ Đối với trường hợp tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nếu không phù hợp với quy hoạch, nhưng ổn định, quy hoạch SDĐ chưa thể thực hiện ngay thì thanh tra, kiểm tra kết luận cho xử lý vi phạm khắc phục hậu quả hoặc kiến nghị cho thuê đất hàng năm theo mục đích sử dụng, nhưng có cam kết khi thực hiện dự án phải chấp hành công tác đền bù, GPMB.

+ Đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, xen kẽ giữa khu dân cư và khu công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả, hệ thống tưới tiêu không còn hoạt động thì cho phép lập hồ sơ chuyển sang làm nhà ở để đấu giá hoặc chuyển sang đất phi nông nghiệp khác để cho thuê theo quy định.

+ Đối với trường hợp cấp đất ở trái thẩm quyền (bao gồm đã xây dựng hay chưa xây dựng) nếu phù hợp với quy hoạch SDĐ thì hợp thức hoá, áp dụng Nghị định số 43/2014/NĐ-CP để tính tiền đất, nếu không phù hợp quy hoạch thì xem xét cho thuê đất hoặc thu hồi đất.

+ Đối với các dự án đã giao đất nhưng chưa triển khai, để lãng phí thì lập hồ sơ thủ tục đề nghị tỉnh thu hồi đất.

+ Đối với các quyết định cấp đất ở đã thu hồi đất nông nghiệp, đã xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chưa hoàn thiện nhưng chưa giao đất thì rà soát lại trình tỉnh phương án cho đấu giá đất hoặc giao đất ở thu tiền sát với giá thị trường ở thời điểm giao đất.

+ Trong công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các diện tích đất chưa có giấy tờ SDĐ, vị trí đất gần các khu vực đất công, gần sông hồ, các dự án chậm thực hiện theo tiến độ. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định SDĐ cần kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng, tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa lãng phí hơn khi chưa thu hồi.

+Cần kiểm tra, ngăn chăn kịp thời các hành vi tham nhũng, gây lãng phí trong quản lý SDĐ. Bằng cách tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn cấp xã, phối kết hợp tốt với sự giám sát của HĐND, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí và tổ chức, công dân. Chính quyền huyện cần chú trọng đến việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia kiểm tra, giám sát quản lý SDĐ, nếu công tác này được thực hiện tố sẽ hạn chế đáng kể các sai phạm trong quản lý và sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)