- Ảnh hưởng từ môi trường pháp lý:Pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước trung ương, của UBND tỉnh vừa là công cụ để chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý thu tiền SDĐ, vừa là căn cứ để kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh công tác quản lý thu tiền SDĐ. Do đó, nếu hệ thống pháp luật, chính sách, quy định được xây dựng phù hợp, dễ triển khai thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý thu tiền SDĐ; ngược lại, nếu như hệ thống pháp luật được ban hành chồng chéo, lộ trình thực hiện không rõ ràng, phù hợp, thì sẽ cản trở công tác quản lý thu tiền SDĐ của chính quyền địa phương.
đất đai của mỗi địa phương trên cả nước trở nên nhiều và phức tạp hơn (giá đất thay đổi nhanh chóng, tình trạng đầu cơ, tham nhũng thông tin đất đai,...). Điều này gây áp lực ngày một lớn đối với công tác QLNN về đất đai nói chung, công tác quản lý thu tiền SDĐ nói riêng.
- Ảnh hưởng từ môi trường văn hóa, xã hội: Như đã đề cập ở phía trước, trình
độ hiểu biết pháp luật và mức độ tuân thủ pháp luật về đất đai của chủ thể SDĐ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu tiền SDĐ, mà các yếu tố trên bị quyết định rất lớn từ thực trạng môi trường văn hóa, xã hội của địa phương. Do đó nói cách khác thì môi trường văn hóa, xã hội của địa phương cũng có tác động lớn đến công tác quản lý thu tiền SDĐ theo hướng mà yếu tố nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, quy định về thu, nộp tiền SDĐ của các chủ thể SDĐ tác động lên công tác quản lý thu này.
- Ảnh hưởng từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi công tác quản lý thu tiền SDĐ phải ngày càng công khai, minh bạch, góp phần vào việc tạo sức hút với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tăng trưởng kinh tế địa phương. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ, cơ quan nhà nước thực hiện công tác quản lý thu tiền SDĐ cần phải tích cực hơn trong công tác quản lý, góp phần thực hiện thành công mục tiêu QLNN về đất đai của địa phương; thúc đẩy phát triển KTXH địa phương.