-Lập kế hoạch thu tiền SDĐ: Việc xây dựng kế hoạch thu tiền SDĐ đã được
triển khai thực hiện voiws sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kế hoạch thu tiền SDĐ đã và đang được củng cố chi tiết theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể hơn, chất lượng của kế hoạch ngày càng tốt, ngày càng tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh.
-Tổ chức thực hiện kế hoạch thu tiền SDĐ:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền SDĐ:được quan tâm đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, đảm bảo cung cấp khối lượng thông tin pháp luật lớn đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân, đặc biệt là các chủ thể SDĐ.
+ Xác định và thông báo tiền SDĐ: được tính toán bám sát các quy định pháp luật, đảm bảo tính đúng, đủ tiền SDĐ, qua đó đảm bảo quyền và lợi ích của cả Nhà nước và chủ SDĐ.
+ Thực hiện thu tiền SDĐ, miễn, giảm tiền SDĐ, ghi nợ tiền SDĐ, xử lý chậm nộp tiền SDĐ: được thực hiện nghiệm túc, chính xác, khách quan, trung thực.
+ Giải quyết khiếu nại về tiền SDĐ: có sự phân cấp rõ ràng, hầu hết các khiếu nại của chủ SDĐ đều được cơ quan chức năng giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp làm xấu hình ảnh của chính quyền.
-Kiểm soát hoạt động thu tiền SDĐ: được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo sự
chấp hành quy định của pháp luật vềthu, nộp tiền SDĐcủa các chủ thể SDĐ và đội ngũ cán bộ quản lý đất đai các cấp.
2.4.2. Điểm mạnh trong quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Định
-Lập kế hoạch thu tiền SDĐ: còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra, thể hiện ở một số điểm sau: tiến độ lập kế hoạch chậm, thiếu sự thống nhất dẫn đến chồng chéo, nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Việc minh bạch, công khai và quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch thu tiền SDĐ còn yếu. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc lập, thẩm định kế hoạch thu tiền SDĐ còn chưa chặt chẽ. Kế hoạch chưa trở thành căn cứ tốt cho việc kiểm tra, đánh giá.
-Tổ chức thực hiện kế hoạch thu tiền SDĐ:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thu, nộp tiền SDĐ: ở cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh còn ít, các buổi tuyên truyền miệng trực tiếp ít được thực hiện do năng lực đảm nhiệm của công chức địa chính xã còn yếu.
+ Xác định và thông báo tiền SDĐ: đôi khi còn chậm chạp, sai sót do số lượng công chức thuế làm công tác này ít trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều, phức tạp.
+ Thực hiện thu tiền SDĐ, miễn, giảm tiền SDĐ, ghi nợ tiền SDĐ, xử lý chậm nộp tiền SDĐ: còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ chính công tác giao đất, chuyển mục đích SDĐ và công nhận quyền SDĐ của địa phương. Chẳng hạn tình trạng các đối tượng sử dụng một phần đất được giao không đúng với quyết định giao đất, cho thuê đất gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung cũng như nhiều bất cập khác. Việc SDĐ cũng có nhiều sai phạm, như: sử dụng không đúng mục đích được giao; sai diện tích, vị trí; không đúng tiến độ; không SDĐ hoặc bỏ hoang... dẫn đến khó khăn cho cơ quan thuế trong việc thu tiền SDĐ. Hay việc công nhận quyền SDĐ diễn ra còn chậm chạp cũng ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch thu tiền SDĐ.
+ Giải quyết khiếu nại về tiền SDĐ: vẫn còn xảy ra một số trường hợp giải quyết chưa thỏa đáng, chưa nhận được sự đồng thuận từ phía người khiếu nại.
-Kiểm soát hoạt động thu tiền SDĐ: chưa được tăng cường. Việc xử lý vi phạm sau kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc xử lý vi phạm hành chính còn bị xem nhẹ. Các biện pháp xử lý chưa đủ mạnh, thiếu tính răn đe, cảnh báo đối tượng vi phạm. Cùng với đó là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xử lý làm kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, gây tác động xấu đối với việc quản lý thu tiền SDĐ trên địa bàn tỉnh.
2.4.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Định