Bảng 3.20. Thay đổi điểm nhận thức theo nội dung phòng tránh loét DD - TT (n=64) Nội dung Thời điểm đánh giá Thấp nhất (Min) Cao nhất (Max) Trung bình (XSD) p (t-test) Nhận thức chung về bệnh T1 3 13 6,58±2,01 p(2-1) < 0,001 p(3-1) < 0,001 T2 10 16 13,47±1,25 T3 9 15 11,06±1,86 Nhận thức về chế độ ăn T1 2 11 6,06±2,27 p(2-1) < 0,001 p(3-1) < 0,001 T2 7 12 10,83±1,29 T3 7 12 10,39±1,43 Nhận thức về lối sống T1 0 8 4,38±2,11 p(2-1) < 0,001 p(3-1) < 0,001 T2 4 8 7,22±1,11 T3 4 8 7,22±1,10 Nhận thức về sử dụng thuốc T1 0 6 2,55±1,53 p(2-1) < 0,001 p(3-1) < 0,001 T2 2 7 5,56±1,40 T3 1 7 5,25± 1,63
Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa điểm trung bình nhận thức của NB trong từng nội dung phòng tái phát loét DD – TT trước và sau can thiệp.
Về nhận thức chung về bệnh: Ngay sau can thiệp (T2) điểm trung bình nhận thức là 13,47 ± 1,25 điểm và ở mức 11,06 ± 1,86 điểm ở thời điểm trước khi người bệnh ra viện (T3) trong khi điểm nhận thức trung bình trước can thiệp (T1) chỉ đạt 6,58 ± 2,01 điểm. Sự khác biệt điểm số giữa T1 và T2, T1 và T3 có ý nghĩa thống kê với 2 giá trị p < 0,001.
Nội dung nhận thức đúng về chế độ ăn phòng tái phát loét DD – TT có sự khác biệt rõ rệt giữa điểm trung bình của NB đạt được trước và sau can thiệp: điểm trung bình ở thời điểm ngay sau can thiệp đạt 10,83 ± 1,29 điểm và còn mức 10,39 ± 1,43 điểm trước khi ra viện trong khi trước can thiệp chỉ đạt 6,06 ± 2,27 điểm; sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Nội dung nhận thức đúng về lối sống phòng tái phát loét DD – TT: ngay sau can thiệp và trước khi ra viện điểm trung bình nhận thức của NB đạt 7,22 ± 1,11 điểm so với điểm trung bình nhận thức trước can thiệp chỉ đạt 4,38 ± 2,11 điểm; sự khác biệt về điểm số trung bình giữa các thời điểm có ý nghĩa thống kê với các giá trị p đều < 0,001.
Nội dung nhận đúng về sử dụng thuốc phòng tái phát loét DD – TT có sự tăng đáng kể về điểm trung bình nhận thức của NB sau can thiệp. Trước can thiệp điểm trung bình nhận thức của NB đạt 2,55 ± 1,53 điểm đã tăng lên thành 5,56 ± 1,40 điểm ngay sau can thiệp và còn ở mức 5,25 ± 1,63 điểm trước khi ra viện. Sự khác biệt về điểm số trung bình giữa T1 và T2, T1 và T3 có ý nghĩa thống kê với cả 2 giá trị
p< 0,001.
Bảng 3.21. Thay đổi điểm nhận thức chung về phòng tái phát loét DD-TT (n=64)
Nội dung Thấp nhất (Min) Cao nhất (Max) Trung bình (XSD) p (t-test)
Trước can thiệp (T1) 8 36 19,56±6,39
p(2-1) < 0,001 p(3-1) < 0,001 Ngay sau can thiệp (T2) 29 41 36,73±3,00
Sau can thiệp (T3) 29 40 35,97±3,02
Bảng 3.22 cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa điểm trung bình nhận thức về phòng tái phát loét DD – TT của NB trước và sau can thiệp. Điểm trung bình nhận
thức của NB tăng đáng k tới mức 36,73 ± 3,00 điể ± 3,02 điểm ở thời điểm trư điểm đều có ý nghĩa thống kê v
3.3.3. Thay đổi mức độ nhận thức về ph
Biểu đồ 3.4. Phân loại m
Biểu đồ 3.6 cho ta th loét DD – TT của NB trư NB ở cả 4 mức với tỷ l 12,5%; nhận thức tốt chỉ sau can thiệp tỷ lệ NB đạ ra viện mức độ nhận thứ có 81,2% NB nhận thức t 18.8 65.6 12.5 0 15 30 45 60 75 90
Trước can thiệp Kém
a NB tăng đáng kể từ mức 19,56 ± 6,39 điểm ở thời điểm trướ ểm ở thời điểm ngay sau can thiệp (T2) và còn m trước khi NB ra viện, sự khác biệt điểm s
ng kê với các giá trị p đều < 0,001.
ổi mức độ nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét
i mức độ nhận thức của NB trước và sau can thi
3.6 cho ta thấy sự khác biệt về mức độ nhận thức về trước và sau can thiệp GDSK. Trước can thiệp, nh
lệ mức Trung bình cao nhất là 65,6%; nhậ
ỉ có tỷ lệ là 3,1%; mức kém có tỷ lệ là 18,8%. Nhưng ngay ạt mức tốt là 90,6%; 9,4% mức khá. Ở thời đi
ức của NB không còn cao như ngay sau can thi c tốt và 18,8% đạt mức Khá. 0 0 0 0 9.4 3.1 90.6
Trước can thiệp Ngay sau can thiệp Trước ra viện
Kém Trung bình Khá Tốt
`
ớc can thiệp lên p (T2) và còn ở mức 35,97 m số giữa các thời
ủa NB loét DD - TT
c và sau can thiệp (n=64)
ề phòng tái phát p, nhận thức của ận thức Khá là là 18,8%. Nhưng ngay i điểm trước khi ư ngay sau can thiệp nhưng vẫn
18.8 81.2
Chương 4:BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam trên 64 đối tượng và được tiến hành từ tháng 3 đến hết tháng 5 năm 2019.
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới
Bảng 3.1 cho thấy trong 64 NB tham gia nghiên cứu NB là nam chiếm tỷ lệ 65,6% nhiều hơn nữ (34,4%). Đối tượng là nam thường có thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày như uống rượu, hay sử dụng các loại gia vị, uống chè, cà phê.. nên dễ mắc bệnh hơn nữ. Trong các đối tượng tham gia nghiên cứu, đối tượng thuộc nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,5%, đây là nhóm đối tượng người cao tuổi. Người cao tuổi do sự suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, sử dụng nhiều nhóm thuốc NSAID cũng như có nếp sinh hoạt không ổn định nên dễ mắc hơn và tái phát hơn. Đặc điểm về tuổi, giới của nghiên cứu này gần tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang tỷ lệ nam/nữ là 56,9%/40,39%và tỷ lệ NB trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,2%. Nguyên nhân có sự tương đồng là do đặc điểm dân cư và địa lý của Nam Định và Hà Nam gần giống nhau[23]. Tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Shanooshi JF và Anita DS tiến hành tại Ấn Độ tỷ lệ nam/nữ là 72,22%/27,78% và có 69,45% NB trong độ tuổi 40 – 59 tuổi. Sự khác biệt này do Ấn Độ là nước có chênh lệch giới tính cao hơn Việt Nam và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cũng rất khác Việt Nam. Bên cạnh đó người dân Ấn Độ có thói quen sử dụng nhiều ớt trong quá trình chế biến thức ăn [51].
4.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn
Biểu đồ 3.1 cho thấy NB tham gia nghiên cứu có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,8%; Trình độ Tiểu học là 29,7%; THPT là 14,1% và từ Trung cấp trở nên chỉ chiếm 7,8%. Kết quả này có khác biệt với nghiên cứu của Lê Minh Hồng năm 2013 có 51,6% NB có trình độ phổ thông trung học trở nên [13]. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định trình độ học vấn ảnh hưởng trực tiếp tới
nhận thức và hành vi của NB. Nghiên cứu của Lê Văn Tuấn tại Viện E đăng trên Tạp chí Y học thực hành cho thấy mối liên quan ý nghĩa giữa trình độ học vấn tới nhận thức người bệnh viêm loét DD – TT. Những người bệnh có trình độ nhận thức cao có nhận thức tốt hơn [28].
4.1.3. Đặc điểm về nơi ở, nghề nghiệp
Bảng 3.2 cho thấy NB sống ở khu vực nông thôn là chủ yêu chiếm tỷ lệ 65,6%. Kết quả này phù hợp đặc điểm dân cư tại tỉnh Hà Nam. Hà Nam là một tỉnh gồm 6 huyện và một thành phố, mỗi huyện có 1 -2 thị trấn và người dân tập trung sống chủ yếu ở vùng nông thôn.
NB tham gia NC thuộc 4 nhóm ngành nghề trong đó nhóm NB thuộc nhóm ngành nghề là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5%, công nhân chiếm 14,1%, nhóm ngành nghề khác chiếm 34,4%, thấp nhất là nhóm viên chức, công chức chiếm tỷ lệ 6,3%. Kết quả này tương đồng với Nguyễn Thị Huyền Trang năm 2017 tại Nam Định nhóm NB là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%), thấp nhất là nhóm viên chức/công chức 18,1%. Sự tương đồng này có thể giải thích do đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam và Nam Định là giống nhau chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên kết quả này khác biệt so với nghiên cứu của Lê Văn Tuấn năm 2014 tại Bệnh viện E, NB là nông dân rất thấp chiếm tỷ lệ có 8,2%. Sự khác biệt này là do Bệnh viện E nằm tại trung tâm Thành phố Hà Nội chủ yếu khám chữa bệnh cho đối tượng hưu trí nên đối tượng này chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% [28].
4.1.4. Đặc điểm thời gian mắc và số lần tái phát
Bảng 3.3 cho thấy mối quan hệ giữa thời gian mắc và số lần tái phát. Nhóm NB có thời gian mắc trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,5% và số lần tái phát của đối tượng chủ yếu là trên 2 lần chiếm tỷ lệ 35,9%. Số NB tái phát 1 lần chiếm tỷ lệ 35,9%; số NB chưa tái phát lần nào chiếm tỷ lệ 15,6%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác tại Việt Nam [23], [13]. Thời gian mắc bệnh lâu năm, NB không tuân thủ chế độ điều trị sẽ dễ dẫn đến tái phát bệnh. Loét DD - TT đang là vấn đề thời sự trong y học trên toàn thế giới bởi tính phổ biến và những hậu quả của nó gây ra. Tần suất và tỷ lệ mắc loét DD – TT có khuynh hướng tăng dần ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và đời sống của NB. Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: “Hầu hết người bệnh đều không theo hết phác đồ điều trị triệt để, cũng chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sau dạ dày sau khi điều trị. Rất nhiều trường hợp có thể tái phát ngay sau vài tháng hoặc dài nhất là vài năm, thậm chí nhiều người phải chấp nhận sống chung với căn bệnh này suốt đời”.
4.2. Thực trạng nhận thức của người bệnh về phòng tái phát bệnh trước can thiệp GDSK.
4.2.1. Thực trạng nhận thức về phòng tái phát bệnh của NB loét DD – TT qua các nội dung.
4.2.1.1. Thực trạng nhận thức chung về bệnh của NB loét DD – TT
Helicobacter Pylori (H.P) là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Sự nhiễm H.P có sự khác nhau theo các vùng địa lý trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao nhất ở châu Phi (79,1%), châu Mỹ Latin (63,4%) và châu Á (54,7%). Ngược lại, tỷ lệ nhiễm H.P thấp nhất ở Bắc Mỹ (37,1%) và châu Đại Dương (24,4%). Ở giai đoạn cuối thế kỷ 21, tỷ lệ nhiễm H.P đã giảm ở các nước phát triển, trong khi tỷ lệ nhiễm ở mức độ cao ở các nước đang phát triển. Những khác biệt về tỷ lệ nhiễm H.P có thể là do mức độ đô thị hóa, vệ sinh, tiếp cận nước sạch và tình trạng kinh tế xã hội đa dạng [10], [18]. Nhiễm HP được coi là nguyên nhân chính gây loét DD – TT có thể chiếm tỷ lệ từ 75 – 85% các trường hợp [21]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 26,6% cho rằng nguyên nhân gây loét DD–TT là do vi khuẩn và có tới 46,9% cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét DD–TT là do ăn uống. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu “ Education of patient sufering from chronic gastric and duadenal ulcer disease” của Maria Polocka – Molinska & et al (2016) trên 280 NB loét DD–TT tại Ba Lan cho thấy có chỉ có 15 % NB cho rằng nguyên nhân gây viêm loét DD–TT là do vi khuẩn, 62,5% NB cho rằng stress là nguyên nhân gây bệnh. Nghiên cứu của Rafi S tại Bangladesh cũng có 46,4% NB cho rằng nguyên nhân gây loét DD - TT là do ăn uống. Nhận thức chưa đúng về nguyên nhân gây bệnh dẫn đến kết quả 71,9 % NB cho rằng nhóm người ăn chua, cay, nóng có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng.
Và chỉ có 3,1% NB nhận thức đúng và đầy đủ cả 4 nhóm làm việc căng thẳng, uống nhiều rượu bia, ăn chua cay nóng, mắc các bệnh lý kèm theo đều là yếu tố nguy cơ gây loét DD – TT.
Theo cơ chế bệnh sinh loét DD – TT là do mất cân bằng giữa hai yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ. Trong các yếu tố bảo vệ sự tái tạo và toàn vẹn của tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng đóng vai trò bảo vệ, làm lành vết loét cũng như tránh tái phát loét. Khi được hỏi về nhóm yếu tố bảo vệ đã có 20,3% nhận thức đúng đó là sự tái tạo và toàn vẹn tế bào của niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Khi tìm hiểu nhận thức của NB về triệu chứng của bệnh loét DD – TT chỉ có 25% người bệnh nhận thức đúng và đầy đủ gồm các triệu chứng đau bụng vùng thượng vi, gày sút cân; buồn nôn, nôn; ợ hơi, ợ chua. Trong đó NB cho rằng triệu chứng loét DD – TT là đau vùng thượng chiếm tỷ lệ cao nhất 79,7%; ợ hơi, ợ chua chiếm tỷ lệ 57,8 %; buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 59,4 % và thấp nhất là gày sút cân 42,2%. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu “ Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng viêm loét dạ dày tá tràng do Helycobacer Pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” của Nguyễn Thị Út và cộng sự năm 2013 cho thấy các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng (96,9%); biếng ăn (59,5%); nôn (46,9%); ợ hơi (29,3%); ợ chua (18,7%); đầy bụng (19,2%); nóng rát thượng vị (6,1%) [30]. Nghiên cứu của Đỗ Văn Dung và Chu Thị Hà Giang (2014) về đặc điểm lâm sàng và nội soi trên 228 NB viêm loét DD – TT trên 60 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình cũng cho thấy triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau thượng vị (39,5%); ợ hơi (46,1%); ợ chua (25,9%); buồn nôn (22,4%); nôn (14,5%); gày sút cân (28,9%) [8]. Nguyên nhân là do người bệnh chỉ nhận thức được các triệu chính trên chính bản thân mình, việc tìm hiểu thêm tài liệu còn hạn chế.
Số NB có nhận thức đủ cả 4 bốn biến chứng của loét DD – TT còn thấp chỉ chiếm 9,4%. Đa số NB chỉ nhận thức được biến chứng chảy máu tiêu hóa chiếm tỷ lệ 48,7%; số NB có nhận thức về biến chứng hẹp môn vị là thấp nhất chiếm tỷ lệ 8,7%; biến chứng thủng dạ dày chiếm tỷ lệ 24,3%; biến chứng ung thư hóa 18,3%.
Có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang thủng ổ loét là 33,3%; chảy máu tiêu hóa là 30,6%; ung thư hóa là 26,4%; hẹp môn vị là7,4% do thiết kế câu hỏi trong phiếu phỏng vấn khác nhau, Nguyễn Thị Huyền Trang sử dụng câu hỏi là câu hỏi một lựa chọn còn của chúng tôi là câu hỏi nhiều lựa chọn.
Người bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phòng tránh tái phát bệnh loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi số NB nhận thấy bản thân có vai trò rất quan trọng chỉ chiếm tỷ lệ 11%; cao nhất ở mức quan trọng 65%. Như vậy người bệnh chưa thực sự nhận thức được vai trò của bản thân trong phòng bệnh và phòng tái phát bệnh có thể do tâm lý người bệnh còn phụ thuộc nhiều vào cán bộ y tế.
4.2.1.2. Thực trạng nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát trước can thiệp
Từ lâu các thầy thuốc đã đề xướng những chế độ ăn để điều trị loét DD - TT vì trên thực tế lâm sàng có nhiều thức ăn, ăn vào thì giảm được đau. Ngược lại có thức ăn khi ăn vào thì lại đau thêm. Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày, tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày cũng như tránh các hoạt động cơ học không có lợi cho dạ dày. Bên cạnh đó theo nghiên cứu“Dietary patterns and Helicobacter pylori infection in a group of Chinese adults ages between 45 and 59 years old” của Long Shu và cộng sự tại Trung Quốc (2015 - 2016) đã chứng minh mô hình chế độ ăn ngũ cốc và rau quả có liên quan đến giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP [41].
Chất xơ là một món quà của thiên nhiên ban tặng cho con người để tăng cường và bảo vệ sức khoẻ, nhưng còn không ít người chưa biết về vai trò của nó,