Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 31)

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước và sau can thiệp. Qui trình nghiên cứu được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây.

Hình 2.1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ.

Dựa trên số liệu thống kê sơ bộ đã đề cập ở trên, mỗi tháng có từ 20 đến 25 NB loét DD - TT điều trị nội trú tại khoa, thời gian nằm viện cũng khác nhau tuỳ trường NB, có trường hợp vì lý do nào đó xin ra viện sớm, song thường NB nằm viện từ 8 đến 10 ngày. Do hạn chế về thời gian thực hiện của đề tài nghiên cứu thuộc luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chọn toàn bộ NB điều trị loét dạ dày – tá tràng nội trú, đáp ứng tiêu chuẩn chọn, đặc biệt là NBcó thời gian nằm viện đủ để thamđầy đủ các hoạt động để đảm bảo thu đủ cỡ mẫu.

Trong nghiên cứu này, trong khoảng từ tháng 3/2019 đến 31/5/2019 đa có 64 người bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chọn mẫu tham gia nghiên cứu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng cùng một bộ câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục 2) cho 3 lần đánh giá trước can thiệp (T1), ngay sau can thiệp (T2) và trước khi người bệnh ra viện (T3).

- Các bước thu thập số liệu:

bệnh đồng ý và ký vào bản đồng thuận (mẫu nghiên cứu được tích luỹ mỗi ngày cho đến đủ số lượng trong thời gian 3 tháng).

+ Bước 2: Mỗi người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được đánh giá nhận thức về phòng tái phát loét DD - TT thời điểm sau khi người bệnh vào viện 01 ngày, là thời gian người bệnh đã được khám, chẩn đoán, nhận được điều trị và tương đối ổn định, phù hợp cho việc người nghiên cứu tiếp cận và phỏng vấn người bệnh (người bệnh chưa được bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc tư vấn về phòng tái phát bệnh).

+ Bước 3: Can thiệp GDSK ngay sau đánh giá lần 1 bằng phương pháp tư vấn trực tiếp các nội dung nhận thức về phòng tái phát cho từng đối tượng nghiên cứu.

+ Bước 4: Đánh giá lại nhận thức của đối tượng nghiên cứu vào thời điểm ngay sau khi can thiệp bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1.

+ Bước 5: Đánh giá lại nhận thức của đối tượng nghiên cứu vào thời điểm trước khi người bệnh ra viện sử dụng cùng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị trước giống lần 1. Xác định những vấn đề người bệnh chưa nhận thức tốt tiếp tục GDSK.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và can thiệp tại buồng bệnh nơi người bệnh nằm điều trị. Dựa vào câu trả lời của NB trong lần phỏng vấn thứ nhất, xác định được những vấn đề người bệnh còn thiếu và yếu, chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo vào thời điểm ngay sau khi vừa phỏng vấn lần thứ nhất xong. Thời gian để tiến hành phỏng vấn khoảng 10 -15 phút/lần và thời gian can thiệp GDSK khoảng 25 - 30 phút/lần. Số lượng người bệnh vào viện mỗi ngày là khác nhau nên chúng tôi cần có 5 người để thu thập số liệu và can thiệp GDSK theo đúng thời gian đặt ra. Trong quá trình phỏng vấn và tư vấn có sự giám sát của điều dưỡng phụ trách buồng.

- Nhóm nghiên cứu: để đảm bảo mỗi NB có thể trả lời trả lời đầy đủ vào phiếu phỏng vấn, học viên và 04 điều dưỡng của Khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàngcùng nhau thống nhất về cách thức lấy số liệu và nội dung can thiệp GDSK trước khi tiến hành nghiên cứu.

2.6. Can thiệp giáo dục sức khoẻ

2.6.1.Nội dung giáo dục sức khoẻ:

Nội dung dung giáo dục sức khoẻ được xây dựng trên cơ sở những tài liệu chuyên môn được công bố chính thức liên quan đến loét DD - TT[5],[26], [31], [32], [34] bao gồm:

- Nhận thức chung về bệnh:

+ Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh + Biểu hiện bệnh

+ Biến chứng bệnh - Chế độ ăn uống:

+ Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn + Những thực phẩm nên dùng + Những thực phẩm không nên dùng

+ Những điều cần lưu ý khi chế biến thức ăn - Lối sống:

+ Hạn chế sử dụng chất kích thích + Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý + Chế độ vệ sinh

- Chế độ sử dụng thuốc:

+ Tuân thủ thời gian dùng thuốc điều trị

+ Sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm NSAID

2.6.2. Phương pháp can thiệp

- Can thiệp GDSK nhóm nhỏ trực tiếp: để đảm bảo tính nhất quán về nội dung và kết quả can thiệp, người nghiên cứu sẽ trực tiếp thực hiện GDSK cho người bệnh tại buồng bệnh có sự hỗ trợ của điều dưỡng lâm sàng khoa. Thực tế trong nghiên cứu của chúng tôi số người bệnh loét DD - TT vào điều trị nội trú cùng một ngày tối đa là 4 người, cũng có ngày không có người bệnh loét dạ dày – tá tràng nhập viện.

giải thích từng nội dung để người bệnh hiểu, chỉ khi người bệnh khẳng định đã hiểu rõ nội dung trước sẽ chuyển sang nội dung tiếp theo.

- Thời gian tiến hành GDSK: để đảm bảo thuận lợi cho người bệnh và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của khoa, việc GDSK được thực hiện vào buổi chiều hàng ngày. Thời lượng cho GDSK thay đổi tuỳ từng người bệnh, dao động trong khoảng 25 – 30 phút.

2.7. Các biến số nghiên cứu

STT Tên biến Cách xác định Phương pháp thu thập Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

1 Tuổi Là tuổi của ĐTNC tính theo năm sinh dương lịch. Tuổi = 2019 – năm sinh

Tham khảo HSBA

&Phỏng vấn

2 Giới tính Là giới tính của ĐTNC: nam hoặc nữ

Tham khảo HSBA

& quan sát 3 Nơi ở hiện tại Là nơi ĐTNC đang sinh sống HSBA

Phỏng vấn 4 Trình độ học

vấn

Là bậc học cao nhất của ĐTNC tính

đến hiện tại Phỏng vấn

5 Nghề nghiệp Là công việc chính mà ĐTNG đang

làm hoặc mang lại thu nhập chính. Phỏng vấn 6 Thời gian mắc

bệnh

Là thời gian tỉnh từ khi được chẩn

đoán lần đầu tiên đến lần điều trị này. Phỏng vấn 7 Số lần tái phát Số lần tái phát từ khi được chẩn đoán

đến lần điều trị này. Phỏng vấn

Nhận thức chung về loét dạ dày tá tràng

loét DD - TT

9

Nhóm người có nguy cơ bị

loét DD - TT

-Nhóm người làm việc căng thẳng - Nhóm người uống nhiều rượu bia - Nhóm người ăn nhiều vị cay, chua - Nhóm người mắc bệnh : gan, tụy...

Phỏng vấn 10 Triệu chứng chính của loét DD - TT - Đau bụng vùng thượng vị. - Các biểu hiện kèm theo : nôn và buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ăn kém hoặc không dám ăn vì sợ đau, gày sút cân, đại tiện phân táo

Phỏng vấn

11

Biến chứng của loét DD–

TT

- Chảy máu tiêu hóa - Thủng dạ dày - Hẹp môn vị - Ung thư hóa

Phỏng vấn

12 Yếu tố bảo vệ Sự toàn vẹn, tái tạo của tế bào biểu

mô và bề mặt niêm mạc DD - TT Phỏng vấn

Nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát loét DD - TT

13 Chế độ ăn chất xơ

Người bệnh loét DD - TT nên ăn giàu

chất xơ khoảng 20 -30g/ngày (WHO). Phỏng vấn

14

Các loại thực phẩm nên

dùng

+ Thức ăn giàu đạm + Rau non, củ quả

+ Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, bánh mì...) + Các thức ăn bọc hút, thấm niêm mạc: cơm nếp, bánh chưng Phỏng vấn 15 Các loại thực phẩm không nên dùng

+ Tránh các loại rau già nhiều chất xơ như măng vì các loại thức ăn này gây tổn thương niêm mạc do cọ sát.

+ Hạn chế các loại gia vị chua, cay: chanh, ớt...

+ Hạn chế các loại thực phẩm cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, xương băm nhỏ hoặc các loại thịt chế biến sẵn: xúc xích, dăm bông.

+ Tránh các loại thực phẩm ngâm muối, nướng, rán, quay...

16 NB nên có thói quen

Uống một cốc nước trước ăn 30 phút. Uống nước trước ăn sẽ làm sạch và trơn hệ tiêu hóa, đánh thức hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.

Phỏng vấn

17 Nhiệt độ thích hợp khi ăn

Ở nhiệt độ 40 – 500 C là nhiệt độ thích hợp nhất để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Do vậy không ăn quá nóng hay quá lạnh.

Phỏng vấn

18 Những điều chú ý khi ăn

Ăn chậm, nhai kỹ, cần tập trung khi ăn không vừa ăn vừa đọc sách, xem ti vi, vừa ăn vừa uống nước...

Phỏng vấn Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh 19 Ảnh hưởng của các chất kích thích tới dạ dày

Hút thuốc lá làm niêm mạc tăng nhạy cảm, giảm những yếu tố bảo vệ và tạo môt trường thuận lợi hơn cho nhiễm HP phát triển. Phỏng vấn 20 Hành động không nên làm sau ăn

Sau ăn 30 phút không hoạt động trí

21

Ảnh hưởng của stress tới

tiêu hóa và hấp thu của dạ

dày

Căng thẳng và stress làm tăng sản sinh a xít dịch vị và làm tiêu hóa chậm

Phỏng vấn

22 Giữ ấm vùng vụng

Chức năng dạ dày sẽ bị giảm khi vùng bụng bị lạnh vì vậy cần chú ý giữ ấm vùng bụng

Phỏng vấn

23 Đảm bảo vệ sinh ăn uống

Ăn chín, uống sôi rửa tay sạch trước khi ăn sẽ hạn chế sự xâm nhập và lan truyền của HP. Phỏng vấn Nhận thức về sử dụng thuốc phòng tái phát bệnh 24 Sử dụng thuốc điều trị loét DD - TT Dùng đúng, đủ các loại thuốc và dùng đủ thời gian theo theo đơn, không tự ý dùng hoặcthôi thuốc hay lạm dụng thuốc.

Phỏng vấn

25 Thông báo cho cán bộ y tế

Khi dùng thuốc điều trị bệnh khác cần thông báo cho CBYT biết mình bị loét DD - TT. Phỏng vấn 26 Cách uống NSAIDs màng bao tan

Uống nguyên viên, không được bẻ

nhai viên thuốc Phỏng vấn

27

Cách uống NSAIDs dạng viên nén trần

Uống vào bữa ăn hoặc ngay sau ăn (uống lúc no) để giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.

Phỏng vấn

28 Lượng nước uống thuốc

200 – 250 ml (một cốc nước to) là

nhóm NSAIDs NSAIDs hoặc uống càng nhiều càng tốt.

2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.8.1. Thước đo

- Bộ công cụ đánh giá kiến thức (Phụ lục 2):

Năm 2017,Nguyễn Thị Huyền Trang đã nghiên cứu thành công đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ điều dưỡng“Đánh giá sự thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017”với bộ công cụ đánh giá nhận thức về phòng tái phát loét DD - TT đã được xây dựng với sự góp ý của chuyên gia tiêu hoá và việc đo lường nhận thức của người bệnh trong nghiên cứu đã cho các kết quả tin cậy.

Hà Nam và Nam Định là 2 tỉnh có nhiều điểm tương đồng và vốn trước đây thuộc tỉnh Nam Hà với Bệnh viện I tại Nam Định nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định và Bệnh viện II nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Do vậy chúng tôi xin sử dụng lại bộ công cụ này của Nguyễn Thị Huyền Trang sau khi đã được sự đồng ý của tác giả và có chỉnh sửa cho phù hợp.

- Thử nghiệm bộ công cụ:

Mặc dù sử dụng lại bộ công cụ của Nguyễn Thị Huyền Trang năm 2017, để đảm bảo độ trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra thử 20 đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn trước khi đánh giá chính thức mẫu nghiên cứu (20 đối tượng này không thuộc64người bệnh tham gia nghiên cứu). Kết quả phân tích độ tin cậy cho hệ số Cronbach’s Alpha là 0.863.

Bộ công cụ bao gồm:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Gồm 08 câu hỏi tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (họ tên, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị bệnh, số lần tái phát, số lần nhập viện....)

Gồm 06 câu hỏi liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng... của bệnh loét dạ dày – tá tràng.

- Phần 3: Nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh

Gồm 12 câu hỏi liên quan đến thực phẩm người bệnh loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng hay không nên sử dụng, cách chế biến và sử dụng thực phẩm.

- Phần 4: Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh

Gồm 08 câu hỏi liên quan đến thay đổi hành vi, lối sống phòng tái phát bệnh của người bệnh.

- Phần 5: Nhận thức về cách sử dụng thuốc

Gồm 07 câu hỏi liên quan đến việc sử dụng thuốc của người bệnh, những chú ý khi sử dụng thuốc.

2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá

- Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời phiếu điều tra với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm.

- Phiếu điều tra gồm 33 câu hỏi với 42 lựa chọn trả lời đúng, do vậy điểm tối đa của bộ câu hỏi là 42 điểm.

- Áp dụng phân loại nhận thức của người bệnh của Padmavathi GV, Nagaraju B, Shampalatha SP & et al (2013) tại Ấn Độ gồm 4 mức: kém, trung bình, khá và tốt [46].

+ Nhận thức kém khi đạt< 40% tổng số điểm (trả lời đúng < 16 ý).

+ Nhận thức trung bình khi đạt 40 – 60% tổng số điểm (trả lời đúng từ 16 ý đến 25 ý).

+ Nhận thức khá khi đạt61 – 80% tổng số điểm (trả lời đúng từ 26 câu đến 34 ý)

+ Nhận thức tốt khi đạt 81 – 100% tổng số điểm (trả lời đúng 35 - 42 ý). - Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dự trên sự cải thiện điểm trung bình (XSD)trả lời bộ câu hỏi và sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng theocác nội dung kiến thức.

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu từ mỗi lần phỏng vấn, được kiểm tra cẩn thận, làm sạch, mã hóa, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0.

Thông tin chung về đối tượng sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (descriptive statistics, frequencies) bao gồm tần suất, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Phương pháp thống kê khi bình phương sẽ được áp dụng để mô tả sự khác biệt về mức độ kiến thức của NB trước và sau can thiệp.

Phương pháp thống kê t-test sẽ được áp dụng để mô tả sự khác biệt ý nghĩa về điểm nhận thức của NB trước và sau giáo dục sức khỏe, anova – test, t-test ghép cặp so sánh điểm nhận thức của người bệnh trước và sau can thiệp.

Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam sau khi được sự ủng hộ của Khoa và sự cho phép Ban giám đốc bệnh viện.

- Nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng đạo đức nghiên cứu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nhất trí thông qua.

- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng, cụ thể về mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và đối tượng tự nguyện tham gia.

- Tất cả các thông tin chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu,nhằm nâng cao nhận thức về phòng bệnh tái phát cho người bệnh, không phục vụ cho các mục đích khác. Các thông tin mang tính nhận diện cá nhân người bệnh đượcgiữ bí mật.

- Tại thời điểm đánh giá lại trước khi ra viện, những nội dung nhận thức nào người bệnh còn chưa rõ hoặc nhận thức chưa đúng sẽ được nhóm nghiên cứu phân tích giải thích thêm để người bệnh hiểu đúng và đầy đủ.

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Những sai số có thể xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)