Khung lý thuyết của nghiên cứu được hình thành dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe và học thuyết nâng cao sức khỏe của NolaJ Pender (1982 và 1996), trong đó khẳng định nhận thức có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi. Muốn thay đổi được các hành vi sức khỏe trước hết cần thay đổi nhận thức của người bệnh (NB). Mô hình được áp dụng trong việc xây dựng các chương trình giáo dục nhận thức về phòng tái phát bệnh cho người bệnh loét DD – TT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam với mục đích thay đổi nhận thức của các NB và xa hơn là thay đổi thái độ và hành vi của NB để phòng tái phát bệnh.
Mô hình niềm tin sức khỏe đã chỉ rõ vai trò thay đổi nhận thức mỗi cá nhân có khả năng thay đổi hành vi có hại để thực hiện, duy trì và phát triển hành vi có lợi cho sức khỏe. Đối tượng giáo dục sức khỏe phải nhận thức được những hành vi của họ đã và đang làm sẽ gây ra hậu quả như thế nào đối với sức khỏe của họ.
Học thuyết nâng cao sức khỏe của Nola J Pender đã chỉ ra mỗi con người có đặc tính riêng biệt, những kinh nghiệm sống riêng và điều này ảnh hưởng đến những hành vi, hành động của họ. Làm thay đổi kiến thức, hành vi không tốt của người bệnh là việc làm hết sức có ý nghĩa và quan trọng. Sự thay đổi có thể thực hiện thông qua các hành động của điều dưỡng như GDSK cho người bệnh.
GDSK phòng tái phát bệnh cho NBloét DD - TTsẽ giúp NB có đầy đủ kiến thức là cơ sở thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cho chính bản thân họ.