Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 39 - 41)

2.8.1. Thước đo

- Bộ công cụ đánh giá kiến thức (Phụ lục 2):

Năm 2017,Nguyễn Thị Huyền Trang đã nghiên cứu thành công đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ điều dưỡng“Đánh giá sự thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017”với bộ công cụ đánh giá nhận thức về phòng tái phát loét DD - TT đã được xây dựng với sự góp ý của chuyên gia tiêu hoá và việc đo lường nhận thức của người bệnh trong nghiên cứu đã cho các kết quả tin cậy.

Hà Nam và Nam Định là 2 tỉnh có nhiều điểm tương đồng và vốn trước đây thuộc tỉnh Nam Hà với Bệnh viện I tại Nam Định nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định và Bệnh viện II nay là Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Do vậy chúng tôi xin sử dụng lại bộ công cụ này của Nguyễn Thị Huyền Trang sau khi đã được sự đồng ý của tác giả và có chỉnh sửa cho phù hợp.

- Thử nghiệm bộ công cụ:

Mặc dù sử dụng lại bộ công cụ của Nguyễn Thị Huyền Trang năm 2017, để đảm bảo độ trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra thử 20 đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn trước khi đánh giá chính thức mẫu nghiên cứu (20 đối tượng này không thuộc64người bệnh tham gia nghiên cứu). Kết quả phân tích độ tin cậy cho hệ số Cronbach’s Alpha là 0.863.

Bộ công cụ bao gồm:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Gồm 08 câu hỏi tìm hiểu các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu (họ tên, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị bệnh, số lần tái phát, số lần nhập viện....)

Gồm 06 câu hỏi liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng... của bệnh loét dạ dày – tá tràng.

- Phần 3: Nhận thức về chế độ ăn phòng tái phát bệnh

Gồm 12 câu hỏi liên quan đến thực phẩm người bệnh loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng hay không nên sử dụng, cách chế biến và sử dụng thực phẩm.

- Phần 4: Nhận thức về lối sống phòng tái phát bệnh

Gồm 08 câu hỏi liên quan đến thay đổi hành vi, lối sống phòng tái phát bệnh của người bệnh.

- Phần 5: Nhận thức về cách sử dụng thuốc

Gồm 07 câu hỏi liên quan đến việc sử dụng thuốc của người bệnh, những chú ý khi sử dụng thuốc.

2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá

- Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời phiếu điều tra với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm.

- Phiếu điều tra gồm 33 câu hỏi với 42 lựa chọn trả lời đúng, do vậy điểm tối đa của bộ câu hỏi là 42 điểm.

- Áp dụng phân loại nhận thức của người bệnh của Padmavathi GV, Nagaraju B, Shampalatha SP & et al (2013) tại Ấn Độ gồm 4 mức: kém, trung bình, khá và tốt [46].

+ Nhận thức kém khi đạt< 40% tổng số điểm (trả lời đúng < 16 ý).

+ Nhận thức trung bình khi đạt 40 – 60% tổng số điểm (trả lời đúng từ 16 ý đến 25 ý).

+ Nhận thức khá khi đạt61 – 80% tổng số điểm (trả lời đúng từ 26 câu đến 34 ý)

+ Nhận thức tốt khi đạt 81 – 100% tổng số điểm (trả lời đúng 35 - 42 ý). - Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dự trên sự cải thiện điểm trung bình (XSD)trả lời bộ câu hỏi và sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng theocác nội dung kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)