Truyền thôn g giáo dục sức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 25 - 27)

1.4.1. Khái niệm truyền thông - giáo dục sức khoẻ

Truyền thông - giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng[37], [44].

Khái niệmTT - GDSK nhấn mạnh hai đặc trưng cơ bản. Thứ nhất truyền thông là một quá trình có tính liên tục, lặp đi lặp lại trong một thời gian nhất định. Thứ hai, quá trình này là sự chia sẻ, trao đổi thông tin hai chiều hoặc đa chiều giữa các chủ thể tham gia vào qua trình này để có chuyển biến tích cực về kiến thức, niềm tin, thái độ và thực hành các chủ thể [44].

Thực chất TT - GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều. Người thực hiện TT - GDSK không phải chỉ là người "Dạy" mà còn phải biết "Học" từ đối tượng của mình. Thu nhận những thông tin phản hồi từ đối tượng được TT - GDSK là hoạt động cần thiết để người thực hiện TT - GDSK điều chỉnh, bổ sung hoạt động của mình nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động TT - GDSK[16], [27].

Đẩy mạnh công tác TT - GDSK là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như

hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, rèn luyện thể dục - thể thao, giúp người dân có các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, có lối sống lành mạnh, tự rèn luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe[2], [32].

TT - GDSK trong bệnh viện là một trong những nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh quan trọng của nhân viên y tế(NVYT). Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức hỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [2], [37]. Nội dung giáo dục sức khỏe cho người bệnh bao gồm các kiến thức về bệnh tật mà họđang mắc cũng như cách phòng chống, điều trị, tập luyện, chế độ ăn uống hợp lý đểphòng bệnh, phòng tái phát bệnh và nâng cao sức khỏe. Trong quá trình TT - GDSK, cần phải nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân từng người đối với sức khỏe của bản thân họ [9].

Để phòng tái phát bệnh loét DD - TT thì TT - GDSK cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong cải thiện nhận thức của người bệnh [23], [29], [46].

1.4.2. Mục đích của truyền thông - giáo dục sức khoẻ[16], [27].

Làm cho các đối tượng giáo dục sức khoẻ có thể tự chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của bản thân và cộng đồng bằng những nỗ lực của chính bản thân.Cụ thể là:

- Tự quyết định và có trách nhiệm về những hoạt động và biện phápbảo vệ sức khoẻ của mình.

- Tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống lành mạnh, từ bỏ những thóiquen, tập quán có hại cho sức khoẻ.

- Biết sử dụng các dịch vụ y tế có thể có được để giải quyết các nhu cầusức khoẻ và các vấn đề sức khoẻ của mình.

1.4.3. Vai trò của TT - GDSK[16], [27], [37]

TT- GDSK là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y tế.

phải xã hội hoá, nhằm lôi cu gia, trong đó ngành y tế làm nòng c

So với các giải pháp d và khó đánh giá, nhưng n nhất, đặc biệt là tuyến y t không phải là các kỹ thuậ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi nhận thức về phòng tái phát của người bệnh loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)