7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Các ngành, nghề ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ hiện nay còn dàn trải, hình thức, chƣa thật sự thu hút các nguồn lực đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài nên cần thúc đẩy liên kết giữa các ngành, vùng, giữa doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nên áp dụng ƣu đãi đầu tƣ có thời hạn, theo kết quả thực hiện dự án. Theo đó nhà đầu tƣ phải bảo đảm đáp ứng điều kiện ƣu đãi trong thời gian đƣợc hƣởng ƣu đãi theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm thu hút đầu tƣ có chọn lọc, chất lƣợng, thủ tục ngày càng đơn giản hơn.
Cần tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tƣ theo hƣớng công khai, minh bạch, nhất quán và công bằng với các doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ trên nguyên tắc gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI thực hiện đúng cam kết đầu tƣ, tuân thủ đúng tiêu chí và điều kiện hƣởng ƣu đãi; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực mới cho thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao.
Tiếp tục có chính sách ƣu đãi thuế để tạo sự chuyển biến trong phân bổ các nguồn lực; khuyến khích và thu hút đầu tƣ có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; khuyến khích ƣu đãi thuế vào các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn; thống nhất toàn bộ ngành, lĩnh vực, địa bàn ƣu đãi thuế đƣợc quy định tại các luật thuế, không thực hiện theo các luật chuyên ngành. Rà soát, hoàn thiện chính sách ƣu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tƣ và các quy định khác của Nhà nƣớc. Xác định rõ đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi về đất đai. Việc ƣu đãi phải đảm bảo thực chất và chỉ nên thực hiện đối với các dự
án đầu tƣ vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trƣờng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đầu tƣ vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tƣợng chính sách.
Đặc biệt, cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tƣ một cách đồng bộ, thông suốt về doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI để các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng tổng hợp, đánh giá, giám sát một cách hiệu quả, kịp thời. Đẩy mạnh xây dựng cơ chế kiểm soát để hạn chế các doanh nghiệp FDI lỗ lũy kế, lỗ mất vốn nhƣng vẫn tiếp tục đầu tƣ mở rộng để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế. Tăng cƣờng năng lực giám sát tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI; công khai, minh bạch thông tin về hoạt động và tình hình tài chính của các doanh nghiệp này để sớm phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ gây bất ổn kinh tế - xã hội.
Tiểu kết chƣơng 3:
Chƣơng này nêu những căn cứ để chúng ta có thể đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời đề ra những kiến nghị với các cấp thẩm quyền về công tác QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh.
KẾT LUẬN
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Định” là quá trình nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp FDI, nhất là về hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Định. Trong phạm vi của luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế, đề tài đã giới hạn và chỉ tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, những tác động tích cực và ảnh hƣởng tiêu cực của doanh nghiệp FDI đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc của quá trình quản lý đối với các doanh nghiệp FDI cũng nhƣ phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Bình Định trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nƣớc: Công tác quy hoạch; hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; bộ máy quản lý nhà nƣớc; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm mục đích tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý các doanh nghiệp FDI trên địa bàn một cách có hiệu quả nhất, vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hơn nữa đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, nhƣ: Ban hành các cơ chế phối hợp trong công tác quản lý các doanh nghiệp FDI, các chính sách hỗ trợ đầu tƣ đối với các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng công tác xúc tiến đầu tƣ; thƣờng xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rƣờm rà, không cần thiết, gây phiền toái cho các nhà đầu tƣ; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ;...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Hồ Kỳ Minh - Lê Minh Nhất Duy (2012), Liên kết kinh tế vùng: Từ lý luận đến thực tiễn, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng;
[2].Quốc hội (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
[3].Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
[4].Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
[5].Chính phủ (2007), Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 04/4/2007;
[6].Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
[7].Chính phủ (2015), Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015;
[8].Chính phủ (2020), Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020;
[9].Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016;
[10]. Quốc hội (2020), Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
[11]. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bình Định (2015), Dự thảo Đề án phát triển tỉnh Bình Định trở thành một cực trăng trưởng phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên;
[12]. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bình Định (2020), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài năm 2020;
[13]. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Bình Định (2019), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài – Phục vụ hội nghị giao ban FDI khu vực miền Trung Tây Nguyên năm 2020;
[14]. Lê Hùng Sơn (2010),Nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế;
[15]. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;
[16]. Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
[17]. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 28/1/2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
[18]. Tỉnh uỷ Bình Định (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX;
[19]. Tỉnh uỷ Bình Định (2016), Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 20/10/2016 thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020;
[20].Tỉnh uỷ Bình Định (2016), Chương trình hành động số 10-Ctr/TU ngày 20/10/2016 thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020;
[21].Phan Văn Toàn (2013), Giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền Trung trong thu hút FDI của tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ;
[22].Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ miền Trung (2016), Đánh giá thu hút đầu tư nước ngoài khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016;
[23].Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ tỉnh Bình Định (2016), các Báo cáo tình hình thu hút FDI vào tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2016;
[24].UBND tỉnh Bình Định (2007), Báo cáo Tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Bình Định;
[25].UBND tỉnh Bình Định (2020), Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của tỉnh Bình Định.