7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với các doanh nghiệp FDI của một số địa
phƣơng trong nƣớc
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bình Dương
Thứ nhất là về chính sách: Bình Dƣơng đã “Trải thảm” mời gọi đầu tƣ từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về làm ăn, kinh doanh từ công nghiệp đến dịch vụ - thƣơng mại…trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn: xây dựng trên tỉnh Bình Dƣơng giá đất rẻ, chi phí xây dựng thấp…đã giúp công nghiệp phát triển vƣợt bậc đặc biệt FDI - công nghiệp.
Thứ hai, vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ƣơng áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phƣơng các cấp. Lãnh đạo địa phƣơng phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Nỗ lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và xúc tiến thƣơng mại, xem chỉ tiêu PCI là thƣớc đo, nỗ lực phấn đấu của mỗi địa phƣơng.
Thứ ba, tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tƣ đặt biệt là kết cấu hạ tầng “đột phá”.Mặc dù không có vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp nhƣng tỉnh vẫn huy động đƣợc nguồn vốn ứng trƣớc của nhiều doanh nghiệp để đền bù khu liên hợp 4.196ha (tạo quỹ đất sạch để xây dựng thành phố mới Bình Dƣơng hiện nay). Đầu tƣ kết cấu hạ tầng đƣờng bộ, phát triển theo dự án lớn: nhƣ thành phố mới Bình Dƣơng, Mỹ Phƣớc 1, 2, 3, 4…tƣơng tự nhƣ Phú Mỹ Hƣng, Thủ Thiêm, Nhơn Trạch…
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội
Một là, Hà Nội đã xây dựng đƣợc quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đây là cơ sở quan trọng cho việc định hƣớng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ và đề ra chiến lƣợc thu hút vốn FDI. Xác định và phân loại các ngành, nghề ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ. Nhờ đó, tạo dựng cơ sở thông tin chính xác, đáng tin cậy có tính dài hạn cho các nhà đầu tƣ yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tại Hà Nội.
Hai là, từ tình hình thực tế, Hà Nội đã xây dựng quy hoạch và lập danh mục dự án gọi vốn FDI, coi đó là nguồn vốn quan trọng vì nó không chỉ tạo ra nguồn vốn mà còn là cơ hội đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tiếp thu cách quản lý hiện đại và mở rộng thị trƣờng.
Ba là, ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với FDI. Hà Nội đã ban hành chính sách ƣu đãi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các KCN, chính sách ƣu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp FDI cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực và đƣợc chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ lợi ích của thành phố, của đất nƣớc.
1.4.3. Những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn của tỉnh Bình Định
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phƣơng trong nƣớc có thể rút ra cho Bình Định một số bài học sau đây:
- Tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, tiến hành cải cách hành chính tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI. Tiến hành mọi biện pháp nhằm cung cấp thông tin về cơ hội đầu tƣ, chính sách miễn, giảm thuế
đối với các dự án đầu tƣ…
- Công tác quy hoạch cần đi trƣớc một bƣớc, các dự án, lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ cần phải chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng để khi có nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ không phải chờ đợi, có thể xem xét chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ trong thời gian sớm nhất. Hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật tại các Cụm công nghiệp (CCN), KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nên chuẩn bị trƣớc mặt bằng sạch hoặc tiến hành nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm tránh làm mất “hứng thú” và cơ hội của nhà đầu tƣ trong huy động và giải ngân nguồn vốn của dự án. Thực tế tại Bình Định đã xảy ra trƣờng hợp dự án phải chấm dứt do công tác GPMB gặp trở ngại phải kéo dài, sau đó khi kinh tế thế giới và khu vực khủng hoảng, nhà đầu tƣ gặp khó khăn trong huy động vốn, có mặt bằng thì cơ hội đã trôi qua.
- Sớm xây dựng đƣợc quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo cơ sở quan trọng cho việc định hƣớng thu hút đầu tƣ. Đồng thời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ, lập danh mục dự án kêu gọi vốn FDI. Chính sách ƣu đãi đầu tƣ hƣớng tới chấm dứt tình trạng mọi dự án FDI đều đƣợc ƣu đãi nhƣ nhau, cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tƣ tiềm năng vào ngành, nghề lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích đầu tƣ, tạo rào cản kỹ thuật đối với những dự án công nghệ thấp không thân thiện với môi trƣờng. Triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tƣ FDI. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả công tác tƣ vấn và xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cần có chính sách thu hút và đáp ứng yêu cầu của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs)
hàng đầu thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ với các TNCs cùng các chính sách ƣu đãi đầu tƣ hấp dẫn. Cần tập trung vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trƣờng. Chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, coi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.
Tiểu kết chƣơng 1:
Trong chƣơng 1 này đã trình bày các khái niệm, đặc điểm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, về doanh nghiệp có vốn dầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, cũng nhƣ tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp FDI đến địa bàn tiếp nhận đầu tƣ. Nêu rõ vai trò, chức năng của QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Ngoài ra, chƣơng này còn trình bày các nội dung của QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định giai đoạn 2016- 2020 giai đoạn 2016- 2020
Giai đoạn 2016 – 2020 là năm có nhiều biến động với những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến bối cảnh khu vực và thế giới phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội trong nƣớc nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng: Cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc trên thế giới và trong khu vực ngày càng gay gắt; xung đột thƣơng mại và rủi ro trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Bên cạnh đó, tình hình chính trị, xung đột ở nhiều nơi vẫn còn biến động mạnh, diễn biến căng thẳng ở Biển Đông đe dọa hòa bình, bất ổn chính trị tác động tiêu cực đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã xuất hiện và bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hƣởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng 1929 - 1933.
Trong nƣớc, giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Bình Định nhận đƣợc nhiều thuận lợi cơ bản nhƣ: Kế thừa thành tựu 30 năm đổi mới, thế và lực đất nƣớc ngày càng lớn mạnh, chính trị trong nƣớc ổn định, quốc phòng an ninh đƣợc đảm bảo, nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội đã đƣợc ghi nhận. Đáng chú ý nhất, đây còn là giai đoạn các cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ mạnh và hoàn thiện đƣa vào sử dụng tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi, Bình Định cũng gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội: xuất
phát điểm của nền kinh tế thấp, nguồn lực đầu tƣ phát triển còn hạn chế; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân; đáng kể nhất là sự bùng phát dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, ngày càng diễn biến phức tạp, khó lƣờng với tốc độ lây lan nhanh trên phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ, Chính phủ nhiều nƣớc hạn chế di chuyển, đóng cửa biên giới, nhiều nền kinh tế lớn bị thiệt hại, làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và hàng hóa trên toàn thế giới và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.
Trƣớc tình hình đó, tỉnh Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, đề ra các cơ chế, chính sách áp dụng đúng tình hình thực tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực, tận dụng nội lực kết hợp ngoại lực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tăng cƣờng liên kết, hợp tác với các địa phƣơng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc; lựa chọn các vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm để xây dựng, triển khai thực hiện và đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Theo Báo cáo số 123/BC-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Kế hoạch 5 năm 2021-2025 của tỉnh Bình Định; một số chỉ tiêu đạt đƣợc nhƣ sau:
2.1.1 Về phát triển kinh tế
Giai đoạn 2016 - 2020, trong 16 chỉ tiêu chủ yếu, Bình Định đã phấn đấu đạt và vƣợt 11 chỉ tiêu, nếu đặt trong bối cảnh kinh tế chung của cả nƣớc, kinh tế tỉnh Bình Định có tốc độ tăng trƣởng khá, hoạt động kinh tế có nhiều khởi sắc qua từng giai đoạn. Tổng sản phẩm địa phƣơng (GRDP) giai đoạn
2016 - 2020 của tỉnh tăng bình quân hàng năm 6,2%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (8%); trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,08%, vƣợt chỉ tiêu đề ra (3,5%), công nghiệp - xây dựng tăng 9,07%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (12,5%), dịch vụ tăng 5,76%, thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra (6,5%), thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,19%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (10%).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy không đạt so với chỉ tiêu đề ra nhƣng có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 29,69%, công nghiệp - xây dựng đạt 28,26%, dịch vụ đạt 37,63%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 4,42% .So với năm 2015, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 1,9 điểm phần trăm, công nghiệp - xây dựng tăng 3,4 điểm phần trăm, dịch vụ giảm 1,8 điểm phần trăm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,3 điểm phần trăm, (chỉ tiêu đề ra tƣơng ứng là: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 6,7 điểm phần trăm, công nghiệp - xây dựng tăng 6,6 điểm phần trăm, dịch vụ tăng 0,8 điểm phần trăm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,7 điểm phần trăm). Tốc độ tăng trƣởng GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 ƣớc đạt 2.591 USD, tuy không đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 3.200 - 3.500 USD), nhƣng đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 ƣớc đạt 1.093,7 triệu USD, tăng 59,67% so với năm 2015; lũy kế giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4.280,77 triệu USD, đạt 95,13% chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 đạt 4.500 triệu USD), tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn ƣớc đạt 9,8%/năm. Thu ngân sách nhà nƣớc năm 2020 đạt 13.007 tỷ đồng, vƣợt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đến 2020 là 11.000 tỷ đồng); trong đó, thu nội địa khoảng 12.088 tỷ đồng, vƣợt chỉ tiêu đề ra (9.000 tỷ đồng).
Tuy không đạt hoàn toàn các chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 – 2020, nhƣng năm 2020 Bình Định là địa phƣơng có tốc
độ tăng trƣởng tổng GRDP cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung thu ngân sách vƣợt 23,6% và hoàn thành tốt mục tiêu "kép” - quyết tâm phòng, chống, cơ bản kiểm soát và khống chế đƣợc dịch bệnh Covid - 19, vừa quyết tâm phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho ngƣời dân.
2.2. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bình Định trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bình Định
2.2.1. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km2
, là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam và có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao lƣu kinh tế quốc tế. So với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Bình Định có nhiều tiềm năng và lợi thế trong thu hút đầu tƣ. Năm 2016 – 2020 có thể nói đây là giai đoạn Bình Định đang ở trong thời điểm chín muồi để thu hút đầu tƣ, khi Bình Định đã hội tụ đủ các yếu tố giúp thị trƣờng phát triển bền vững.
Tính đến năm 2020, tỉnh Bình Định đã tiếp tục công tác mời gọi đầu tƣ toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời hỗ trợ cung cấp thông tin các dự án mời gọi đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan, phối hợp với Hiệp hội Thƣơng mai và Công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) cập nhật thông tin về các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Đáng kể có Tập đoàn Mitsubishi tại Việt Nam (Nhật Bản), Tập đoàn Cammsys, Huyndai (Hàn Quốc), Tập đoàn PNE (Đức), Tập đoàn Kurz (Đức) đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ các dự án về lắp ráp ô tô điện và năng lƣợng điện gió ngoài khơi tại Bình Định. Lũy kế từ đầu năm đến 31/12/2020, toàn tỉnh thu hút đƣợc 155 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ 51.598 tỷ đồng (tăng 28,63% về số dự án, tăng 4,03% về tổng mức đầu tƣ so với năm 2019).
Các KKT, KCN đã thu hút đƣợc 60 dự án với vốn đăng ký 11.496 tỷ đồng, trong đó, KKT Nhơn Hội thu hút 23 dự án với tổng vốn đăng ký 10.602 tỷ đồng; các KCN thu hút 37 dự án với vốn tổng vốn đăng ký 894 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI của tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020
Năm Cả tỉnh Riêng KKT, KCN Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) 2016 08 30,16 03 26,36 2017 08 115,95 03 69,2 2018 08 134,45 04 97,15 2019 06 83,75 03 43,44 2020 05 12,92 02 8,14 Tổng 45 377,25 15 244,29
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định)
8 8 8 6 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8