7. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh Bình Định có 11 đơn vị hành chính gồm 09 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố.
Dân số tỉnh Bình Định khoảng hơn 1,5 triệu người (chiếm khoảng 1,7% dân số cả nước). Mật độ dân số trung bình 251,1 người/km2, bằng khoảng 93% mật độ dân số trung bình của cả nước (274 người/km²); tỷ lệ dân số thành thị chiếm 30,8% (thấp hơn so với trung bình cả nước – 33,1%); tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 69,2% (cao hơn so với trung bình cả nước – 66,9%).
44
Bình Định có yếu tố đặc trưng về dân tộc, ngoài dân tộc Kinh (chiếm 98%), tỉnh còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.
Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, dân cư tập trung đông nhất tại khu vực thành phố Quy Nhơn (mật độ dân số trung bình khoảng 987 người/km2), tiếp đến là tại thị xã An Nhơn (mật độ dân số trung bình khoảng 800 người/km2), huyện Hoài Nhơn (mật độ dân số trung bình khoảng 750 người/km2), thấp nhất là huyện Vân Canh với mật độ dân số trung bình khoảng 30,9 người/km2.
Địa hình tỉnh Bình Định tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình 500 - 700m, kế tiếp là vùng trung du. Địa hình phổ biến là đồi thấp xen kẽ thung lũng hẹp có độ cao dưới 100m hướng vuông góc với dãy Trường Sơn. Vùng thấp là vùng đồng bằng rải rác có đồi thấp xen kẽ. Địa hình đồng bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi dẫn đến đất bị bạc màu và mặn hoá. Các địa hình chủ yếu của tỉnh là: vùng núi trung bình phía Tây (chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, cao từ 500 – 700m độ dốc trên 250 kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh bị chia cắt mạnh; vùng này có dãy núi cao trên 1.000m); vùng đồi tiếp giáp giữa vùng núi phía Tây và đồng bằng phía Đông (chiếm khoảng 10% diện tích, độ cao dưới 100m, độ dốc 10 - 150); vùng đồng bằng ven biển (chiếm 20% diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ; ven biển có nhiều đầm, vịnh, cửa biển).
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 270C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 2.185mm. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên
45
gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 80%.
Giá trị tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của tỉnh tăng bình quân hàng năm 9,2%. GRDP bình quân đầu người khoảng 40 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng giá trị nông, lâm, ngư nghiệp 27,7%; công nghiệp – xây dựng 30,4%; dịch vụ 41,9%.
Sản xuất công nghiệp được duy trì và có bước phát triển; sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, công tác xây dựng nông thôn mới đạt một số kết quả bước đầu; các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu tiếp tục được đầu tư xây dựng; các chính sách phát triển các thành phần kinh tế được quan tâm thực hiện; chú trọng khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển các vùng kinh tế; sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ phát triển tương đối toàn diện; chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin – truyền thông, thể dục – thể thao, y tế tiếp tục được nâng cao; các chính sách an sinh xã hội và các vấn đề xã hội được chú trọng thực hiện; quốc phòng được đảm bảo; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
GRDP tăng khá nhưng chưa bền vững, chủ yếu dựa vào sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm, thiếu ổn định do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh.Hoạt động văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao ở cơ sở còn yếu. Tình trạng quá tải trong khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập vẫn còn cao. Kết quả công tác đào tạo, tập huấn nghề chất lượng chưa cao; đào tạo nghề chưa đáp ứng theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh; xuất khẩu lao động đạt thấp.