7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu là cái đích mà hoạt động cần hướng tới để thực hiện, là cơ sở định hướng cho hoạt động. Mục tiêu của đề tài: “Quản lý định hình và phát triển VHNT trong trường THPT ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định” chính là tìm ra các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp quản lý phải lấy đó làm cái đích để hướng tới, để đạt được.
3.1.2.2. Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống
Các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT phải được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ mới có thể nâng cao được chất lượng giáo dục ở nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp khi xây dựng cần đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau và được tiến hành một cách đồng bộ trong một hệ thống.
3.1.2.3. Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục
Nguyên tắc này đòi hỏi, việc xây dựng các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT đều phải đảm bảo được các chức năng quản lý, từ khâu lập kế hoạch, thiết lập bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra và đánh giá.
3.1.2.4. Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp quản lý đề xuất chỉ có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường nếu nó đảm bảo tính khả thi, có thể triển khai thực hiện trong thực tế. Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý
74
định hình và phát triển VHNT đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý hiện có, nhưng phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường trên địa bàn nghiên cứu.
Các nguyên tắc trên có liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng trong chừng mực độc lập tương đối với nhau. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp cần vận dụng để đảm bảo tính hài hòa giữa các nguyên tắc, nhằm thực hiện thành công các biện pháp.
3.2. Các biện pháp quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định
Dựa trên các phân tích và khái quát hóa cơ sở lý luận ở chương 1, khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Bình Định.
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường
* Mục đích của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và HS, tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức trong nhà trường đối với công tác định hình và phát triển VHNT; cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của CBQL, GV, NV; đồng thời, chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác, tự chủ, lòng kiên trì, tinh thần chịu trách nhiệm, không khí lành mạnh… trong nhà trường khi thực hiện nhiệm vụ.
* Nội dung của biện pháp
- Tổ chức các cuộc hội thảo về công tác định hình và phát triển VHNT. Định kỳ hàng năm Hiệu trưởng tổ chức ít nhất một lần hội thảo, nói chuyện về vấn đề VHNT, bồi dưỡng kỹ năng về công tác định hình và phát triển
75
VHNT cho CBQL, GV và HS trong nhà trường. Khi tổ chức cần mời những chuyên gia am hiểu về công tác quản lý định hình và phát triển VHNT ở các trường THPT, những người am hiểu về đối tượng HS ở các vùng miền núi về tâm tư, nguyện vọng, thói quen... Tổ chức các cuộc tọa đàm về văn hóa học đường. Qua đó, đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
- Tuyên truyền, vận động CBQL, GV, NV và HS tích cực tham gia công tác định hình và phát triển VHNT thông qua các phong trào thi đua, như: phong trào thi đua dạy tốt – học tốt; xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp…
- Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ đi đôi với việc thực hiện chế độ, chính sách phù hợp. Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL, xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của CB, GV, NV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời và tương xứng với nhiệm vụ phải làm để động viên CBQL, GV, NV, HS khi tham gia công việc.
- Bằng hành động cụ thể, Hiệu trưởng thể hiện uy tín của mình và tạo điều kiện cho CB, GV thể hiện uy tín của họ về chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp; khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để GV phát triển tối đa khả năng của họ; khuyến khích GV tích cực hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; tạo điều kiện để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân; tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác định hình và phát triển VHNT xác định là công tác thường xuyên, nhiệm vụ trọng tâm mà cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện; phải có sự ủng hộ của
76
Chi bộ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cả về chủ trương và cơ sở vật chất.
- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, có tính dân chủ và kỷ luật cao.
- Hiệu trưởng phải gương mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, giữa Hiệu trưởng và GV, NV, giữa thầy cô giáo và HS, giữa nhà trường với gia đình HS cũng như với cộng đồng xã hội.
3.2.2. Định hướng cho công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường
* Mục đích của biện pháp
- Khảo sát, đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường: đâu là giá trị tích cực, tiêu cực; xác định rõ các giá trị văn hóa mà đa số CBQL, GV, NV và HS mong muốn nhất; xác định tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch phát triển VHNT, trong đó nêu rõ các giá trị văn hóa cần vun trồng, phát triển, các giá trị văn hóa cần ngăn ngừa, loại bỏ, những công việc và biện pháp cần thực hiện.
* Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng tổ chức khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường và các giá trị văn hóa mà đội ngũ CB, GV, NV và HS của trường mong đợi; xác định rõ những giá trị đặc trưng, cốt lõi nhất mà nhà trường cần phải tập trung vun trồng, phát triển (giá trị tích cực); khắc phục,
loại bỏ những biểu hiện tiêu cực trong VHNT (giá trị tiêu cực).
- Hiệu trưởng thành lập Tổ khảo sát trong đó Hiệu trưởng là Tổ trưởng, các thành viên gồm phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn và các thành viên khác tùy theo tình
77 hình thực tế của nhà trường.
- Tổ chức khảo sát bằng phiếu câu hỏi cho CBQL, GV, NV và HS nhà trường; tổng hợp kết quả khảo sát; tham khảo ý kiến của các thành viên Tổ khảo sát; xác định các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường và các giá trị văn hóa đa số CBQL, GV, NV và HS mong muốn.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, Hiệu trưởng tổ chức thảo luận để xác định những công việc cần làm, biện pháp, lộ trình, kế hoạch cụ thể mà nhà trường cần thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường. Hiệu trưởng đề xuất ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng; khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trường, các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ của nhà trường sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục HS.
- Hiệu trưởng chủ trì soạn thảo kế hoạch xây dựng và phát triển VHNT; tổ chức thảo luận lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch, trong đó tập trung vào những giá trị văn hóa hiện tại và giá trị văn hóa mong đợi; lôi cuốn mọi người tham gia vào kế hoạch định hình và phát triển VHNT.
- Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của CBQL, GV, NV, Hiệu trưởng hoàn chỉnh kế hoạch; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Hiệu trưởng chỉ đạo các cá nhân, bộ phận trong nhà trường thực hiện theo kế hoạch định hình và phát triển VHNT đã đề ra.
- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch định hình và phát triển VHNT của tổ chức, cá nhân trong nhà trường.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Để đảm bảo việc tổ chức khảo sát mang lại hiệu quả cao thì cần có sự thống nhất trong lãnh đạo trường, trong cấp ủy chi bộ và các tổ chức, đoàn thể; đồng thời có sự đồng thuận cao của CBQL, GV, NV và HS khi tham gia khảo sát.
78
- Các thành viên Tổ khảo sát phải là những người có năng lực, có kiến thức về VHNT, nhiệt tình, trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch khảo sát, bộ câu hỏi khảo sát, việc tổ chức tổng hợp, đánh giá kết quả khảo sát...
- Kế hoạch định hình và phát triển VHNT phải phù hợp với các kế hoạch công tác của nhà trường, Công đoàn, Đoàn thanh niên,..
- Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo trường phải gương mẫu đi đầu; tất cả CBQL, GV, NV và HS tích cực tham gia và thực hiện nhiệm vụ này thường xuyên, lâu dài. Mỗi người, mỗi bộ phận phải nuôi dưỡng các giá trị truyền thống, các nghi lễ, chuẩn mực cần được bảo tồn, đồng thời truyền đạt, thực hiện các giá trị mới trong sinh hoạt hàng ngày.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường trường
* Mục đích của biện pháp
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy và học và trong các hoạt động khác của nhà trường.
* Nội dung của biện pháp
- Nhà trường xây dựng các quy chế làm việc, quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ,.. và triển khai thực hiện nghiêm túc; tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, Điều lệ nhà trường, những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, của các cấp các ngành liên quan đến từng CB, GV, NV; giúp họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Hàng năm, các quy chế được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Về phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV: Việc phân công nhiệm vụ cho GV phải căn cứ vào năng lực, sở trường của từng người; nhiệm vụ được phân công phù hợp với khả năng sẽ giúp GV hoàn thành tốt công việc được
79
giao. GV luôn chú trọng kỷ cương – tình thương – trách nhiệm trong giáo dục HS.
- Nhà trường xây dựng nề nếp trong hội họp, sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức hội họp, sinh hoạt chuyên môn theo quy định. Khi tham dự hội họp, sinh hoạt chuyên môn, tất cả CB, GV, NV phải thực hiện nghiêm túc về giờ giấc, ghi chép đầy đủ, không nói chuyện hoặc làm việc riêng, tập trung và tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch…
- Đẩy mạnh công tác phối kết hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ Đảng phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện; đảng viên luôn gương mẫu trước quần chúng, đi đầu trong các hoạt động và luôn chấp hành tốt các quy định của nhà trường, của ngành…Tổ chức Công đoàn phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho CB, GV, NV; giáo dục, động viên, khuyến khích CB, GV, NV thực hiện tốt nề nếp , kỷ cương nhà trường. Đoàn thanh niên phát huy vai trò nòng cốt, giáo dục đoàn viên thanh niên gương mẫu, tích cực trong học tập, rèn luyện và các hoạt động giáo dục khác, góp phần tăng cường nề nếp, kỷ cương nhà trường. Nhà trường phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ HS, đây là lực lượng quan trọng trong việc tham gia quá trình giáo dục của nhà trường; đồng thời cha mẹ HS tích cực tham gia xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, hỗ trợ GV, HS về tinh thần và vật chất.
- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương nhà trường bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt động giáo dục và điều kiện dạy - học; đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong nhà trường; phân tích nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục
80
nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người GV và HS nói riêng. Nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp Hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Qua đó, kỷ cương nề nếp của nhà trường sẽ càng được tăng cường.
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của CBQL. Người CBQL tổ chức, điều hành, quản lý tốt thì GV, NV mới làm tốt nhiệm vụ của mình. Người CBQL thường xuyên chăm lo đời sống cho CB, GV, NV; cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường; tuyên truyền, giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Đối với HS, từ đầu năm học nhà trường tổ chức cho HS học tập nội quy của nhà trường, ký cam kết thực hiện nội quy nhà trường, luật ATGT, quy định về phòng chống các tệ nạn xã hội,…; xây dựng nội quy HS, quy chế khen thưởng kỷ luật HS, phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng quy chế phối hợp giáo dục HS; tăng cường xây dựng tổ chức đoàn, chú trọng công tác phát triển đoàn viên; tổ chức các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa giáo dục; phối kết hợp với cha mẹ HS, với các lực lượng giáo dục trong quản lý, giáo dục HS; kịp thời biểu dương, khen thưởng HS đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện, đồng thời xử lý nghiêm khắc HS vi phạm nội quy trường lớp, quy định về học tập…
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- CB, GV, NV nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm, bổn phận, quy định về đạo đức nghề nghiệp; tạo sự đồng thuận cao trong tập thể nhà