Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông ở các huyện miền núi tỉnh bình định (Trang 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm

* Mục đích của biện pháp

- Xây dựng trường, lớp, thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác dạy và học; đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tạo ra môi trường dạy và học an toàn, thân thiện.

* Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, trên cơ sở đó lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng đảm bảo số lượng, chất lượng, hiệu quả. Cụ thể:

86

+ Xây dựng các khối công trình trường học:

. Khối phòng học: Đủ số lượng phòng học và phòng học bộ môn; đảm bảo về số lượng, diện tích…

. Khối phục vụ học tập: Gồm nhà đa năng, thư viện, phòng truyền thống, phòng hoạt động Đoàn – Hội.

. Khối hành chính quản trị: Gồm phòng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Kế toán, Văn thư, Công đoàn, Đoàn thanh niên,…

. Khu sân chơi bãi tập. . Khu vệ sinh và khu để xe. . Khối phục vụ sinh hoạt. . Cổng trường, tường rào.

+ Đảm bảo trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.

- Xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn; trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS; có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; giáo dục HS tích cực bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.

- Nhà trường tích cực làm tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Nhà trường làm tốt công tác huy động các lực lượng xã hội đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cảnh quan môi trường.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn…của các cấp liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để CB, GV, NV học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời; tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó

87 phải sử dụng thiết bị dạy học.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh - sạch - đẹp, đảm bảo các điều kiện về phòng học, lớp học, trang thiết bị dạy và học.

- Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức xây dựng môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường.

- Nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, phát triển cảnh quan sư phạm nhà trường.

3.2.6. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong định hình và phát triển văn hóa nhà trường

* Mục đích của biện pháp

- Thực hiện công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục; quy định về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Hiệu trưởng tích cực định hình những mong đợi của cộng đồng đối với nhà trường, tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ những hoạt động của mình và xây dựng hình ảnh với công chúng.

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác có lợi với các đối tác dựa trên sự tin cậy, chia sẻ kiến thức và tích hợp các nỗ lực; thiết lập tầm nhìn chung và các giá trị với mục đích cốt lõi là để HS phát triển hết tiềm năng.

* Nội dung

- Xã hội hóa giáo dục, huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng nhà trường. Gắn nhà trường với xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp cho nhà trường, kiểm tra, giám sát nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Thực hiện phương châm

88

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” để phát triển nhà trường.

- Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục (môi trường nhà trường, gia đình và xã hội). Huy động các lực lượng xã

hội để xây dựng môi trường nhà trường, từ cảnh quan, cơ sở hạ tầng của nhà trường, đến nề nếp, kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò với nhân dân địa phương… Tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người, từ khi sơ sinh đến lúc trưởng thành, là một môi trường chính yếu trong việc hình thành, phát triển nhân cách, là nhân tố quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do đó, huy động các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng môi trường gia đình của HS chính là huy động các lực lượng xã hội chăm lo cho giáo dục. Huy động lực lượng của toàn xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đến cá nhân tham gia vào việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh: Phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao các giá trị xã hội chân chính, xây dựng nếp sống văn minh, tạo ra dư luận đúng đắn về giá trị của học vấn, về động cơ, thái độ học tập và thi cử v.v… Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục; giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục; đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường, lớp, tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, giúp đỡ HS nghèo, HS con em các gia đình thuộc diện chính sách khó khăn, khuyến khích khen thưởng HS giỏi, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV.

- Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi của HS. Nhà trường phối hợp với chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ HS, các

89

tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho nhà trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến HS; tạo điều kiện để HS được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với cộng đồng. Hiệu trưởng đề xướng và thúc đẩy các hoạt động cộng tác trong cộng đồng, tạo lập các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức để xây dựng nhà trường; thu hút mọi người tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động của nhà trường phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cũng như vào việc huy động và phân bổ nguồn lực, xác định các vấn đề và giải quyết vấn đề; xây dựng, phát triển và gìn giữ mối quan hệ đối tác với các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng nhằm hỗ trợ nhà trường đáp ứng nhu cầu của HS, gia đình và xã hội.

- Hiệu trưởng chủ động phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ HS vững mạnh; tổ chức sự cộng tác với Ban đại diện cha mẹ HS; chỉ đạo đội ngũ GV phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS và gia đình HS.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Mọi tổ chức, gia đình và nhân dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.

- Hiệu trưởng có năng lực thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục.

90

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường hóa nhà trường

* Mục đích của biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn tồn tại, hạn chế để khắc phục, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Nắm được “mối liên hệ nghịch” trong quá trình định hình và phát

triển VHNT.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác định hình và phát triển VHNT.

* Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác truyền thông cho mọi thành viên trong nhà trường hiểu đầy đủ, chính xác về lý do, mục đích và kế hoạch định hình và phát triển VHNT.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc định hình và phát triển VHNT tích cực, lành mạnh. Căn cứ kế hoạch của nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác định hình và phát triển VHNT. Xây dựng hệ thống thông tin trong công tác quản lý định hình và phát triển VHNT.

- Đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện; đề xuất biện pháp khắc phục, điều chỉnh. Tổ chức đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện, đối chiếu, so sánh với kết quả khảo sát và với giá trị văn hóa mong muốn. Từ đó, nhà trường xác định sự tiến bộ, mức độ tiến tới văn hóa mong muốn cũng như những điểm còn sai sót, lệch lạc so với các giá trị văn hóa mong muốn để có các biện pháp thích hợp điều chỉnh, uốn nắn.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

91

nhìn chiến lược, phải có lòng nhiệt tình và linh hoạt.

- Xây dựng hệ thống thông tin thông suốt, hiệu quả trong công tác quản lý định hình và phát triển VHNT.

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Tuy mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, nhưng nếu được thực hiện một cách hệ thống, đồng bộ thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong quản lý định hình và phát triển VHNT.

Biện pháp Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác

định hình và phát triển VHNT nhằm tạo sự đồng thuận trong nhà trường để

thực hiện hiệu quả kế hoạch định hình và phát triển VHNT.

Biện pháp Định hướng cho công tác định hình và phát triển VHNT để

xác định các giá trị cốt lõi, sứ mạng, tầm nhìn để từ đó định hình và phát triển VHNT đúng hướng, phù hợp với mong đợi của CB, GV, NV, HS và xã hội.

Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường; quản lý các hoạt động giáo dục trong định hình và phát triển VHNT; xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm; phối hợp các lực lượng giáo dục trong định hình và phát triển VHNT vừa là nội dung, vừa là cơ sở để công tác định hình và phát triển VHNT đạt hiệu quả tốt.

Trong quản lý định hình và phát triển VHNT cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá kết quả thực hiện, xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình thực hiện.

3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.3.1. Lý do khảo nghiệm

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp nêu trên, song đó mới chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan, do đó, cần phải được khảo nghiệm trong thực tiễn.

92

3.3.2. Cách thức triển khai

Gặp gỡ, trao đổi với 08 CBQL, 113 GV của 03 trường THPT trên địa bàn các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định để trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

3.3.3. Kết quả

Bảng 3.1: Điều tra tính cần thiết của các biện pháp

STT Biện pháp

Mức độ

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác định hình và phát triển VHNT

105 86,78 16 13,22 0 0

2 Định hướng cho công tác định

hình và phát triển VHNT 90 74,38 31 25,62 0 0 3 Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường 109 90,08 12 9,92 0 0 4

Quản lý các hoạt động giáo dục trong định hình và phát triển VHNT

97 80,17 24 19,83 0 0

5 Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh

quan môi trường sư phạm 93 76,86 28 23,14 0 0

6

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong định hình và phát triển VHNT

89 73,55 32 26,45 0 0

7

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác định hình và phát triển VHNT

93

Bảng 3.2: Điều tra tính khả thi của các biện pháp

STT Biện pháp

Mức độ

Khả thi Có khó khăn Không khả thi SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác định hình và phát triển VHNT

90 74,38 31 25,62 0 0

2 Định hướng cho công tác định

hình và phát triển VHNT 85 70,25 36 29,75 0 0 3 Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường 87 71,90 34 28,10 0 0 4

Quản lý các hoạt động giáo dục trong định hình và phát triển VHNT

80 66,12 41 33,88 0 0

5 Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh

quan môi trường sư phạm 79 65,29 42 34,71 0 0

6

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong định hình và phát triển VHNT

75 61,98 46 38,02 0 0

7

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác định hình và phát triển VHNT

87 71,90 34 28,10 0 0

Qua bảng thống kê tổng hợp các ý kiến đánh giá cho thấy:

- Về tính cần thiết của các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Bình Định:

94

Tất cả CBQL, GV đều đánh giá cả 7 biện pháp đều cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ cần thiết và rất cần thiết của các biện pháp có sự khác nhau. Trong đó, biện pháp Hoàn thiện hệ thống chế định xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường; Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và HS về công tác định hình và phát triển VHNT được đánh giá cao nhất về mức độ rất

cần thiết.

- Về tính khả thi của các biện pháp quản lý định hình và phát triển VHNT ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Bình Định: Đa số CBQL, GV đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp. Không có biện pháp nào CBQL, GV đánh giá không có tính khả thi. Tuy nhiên, các biện pháp CBQL, GV đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Từ kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 08 CBQL và 113 GV thuộc 03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông ở các huyện miền núi tỉnh bình định (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)