7. Cấu trúc luận văn
2.3. Tình hình Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Định
2.3.1. Tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thông (Số liệu năm học 2016-2017; Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định)
Toàn tỉnh có 53 trường THPT, trong đó có 01 trường phổ thông dân tộc nội trú, 01 trường THPT chuyên, 02 trường PTDTNT cấp 2,3.
46
Số phòng học cấp THPT: 1.745 phòng, trong đó:
- Phòng học kiên cố: 1.694 phòng, chiếm tỷ lệ 97%; - Phòng học bán kiên cố: 51 phòng, chiếm tỷ lệ 3%.
Số trường THPT đạt chuẩn quốc gia: 11 trường, đạt tỷ lệ 21,1%. Số HS THPT: 51.642 HS.
Tỉnh đang đầu tư xây dựng, hiện đại hóa trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, xây dựng mới trường THPT chuyên Chu Văn An .
2.3.2. Chất lượng giáo dục trung học phổ thông (Số liệu năm học 2016- 2017; Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định)
- Về học lực: + Giỏi: 8,87%; + Khá: 50,17%; + Trung bình: 36,82%; + Yếu: 4,07%; + Kém: 0,07%. - Về hạnh kiểm: + Tốt: 71,17%; + Khá: 23,81%; + Trung bình: 4,45%; + Yếu: 0,57%.
2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông (Số liệu năm học 2016-2017; Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định)
Tổng số CBQL của 53 trường THPT: 126 người.
Tổng số GV THPT: 2.629 người, đạt trình độ trên chuẩn là 310 người, chiếm tỷ lệ 11,7%.
2.3.4. Định hướng phát triển Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bình Định đến năm 2020
Theo Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
47
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của tỉnh Bình Định (Ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 20/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định), đã xác định các mục tiêu đối
với các cấp học, bậc học, loại hình đào tạo:
- Giáo dục mầm non:
Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Trong đó, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; có 100% GV và CBQL đạt chuẩn, trong đó 95% đạt trình độ trên chuẩn; 30,9 % trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 20%, trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi đến trường mẫu giáo đạt tỷ lệ 90%, trẻ em 5 tuổi đến trường mẫu giáo đạt 100%; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.
- Giáo dục phổ thông:
+ Cấp Tiểu học: 100% đội ngũ GV và CBQL đạt chuẩn, trong đó 95% đạt trình độ trên chuẩn; 85% trường đạt chuẩn quốc gia và 85% số trường tổ chức học 2 buổi/ngày; 100% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 01 và 50% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 02.
+ Cấp Trung học cơ sở: 100% đội ngũ GV và CBQL đạt chuẩn, trong đó 90% đạt trình độ trên chuẩn; trên 75% trường đạt chuẩn quốc gia; giữ vững phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
+ Cấp THPT: 100% đội ngũ GV và CBQL đạt chuẩn, trong đó có trên 17% đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ, tiến sĩ); 30% trường đạt chuẩn quốc gia; có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.
48
Thực hiện công tác phổ cập giáo dục bậc trung học ở những nơi có điều kiện (15% số xã, phường, thị trấn).
Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Chuẩn hóa, nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, tin học, phấn đấu HS tốt nghiệp THPT có thể sử dụng thành thạo 01 ngoại ngữ và có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.
- Giáo dục thường xuyên:
Đẩy mạnh công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; tạo cơ hội cho mọi người dân, nhất là khu vực nông thôn, các đối tượng diện chính sách được học tập ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trình độ. Củng cố vững chắc mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình, hình thức học tập phong phú, xây dựng xã hội học tập ngày càng hoàn thiện và phát triển.
- Đào tạo nghề và giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:
Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, có kiến thức, kỹ năng, và trách nhiệm nghề nghiệp; phát triển và nâng cao năng lực, chất lượng dạy nghề; hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động tỉnh và khu vực, đến năm 2020 thu hút 20%-30% số HS tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, phấn đấu đến năm 2020 có 95% công nhân được qua đào tạo nghề.
Hoàn thành việc nâng cấp Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; xây dựng Trường Cao đẳng nghề
49
Quy Nhơn thành một trường đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia, trong đó có một số ngành đạt chuẩn khu vực và quốc tế; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 46%.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Trường Đại học Quy Nhơn thành trường đại học có chất lượng cao, đào tạo đa ngành theo hướng nghiên cứu, tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực.
Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Quang Trung; trong đó có việc liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ một số ngành phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về trình độ của giảng viên của các trường đại học: 100% giảng viên có trình độ sau đại học; các trường cao đẳng 70% GV có trình độ sau đại học; các trường trung cấp 50% GV có trình độ sau đại học.
- Công tác xây dựng Đảng: Chú trọng công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong trường học; đẩy mạnh phát triển đảng viên trong GV, sinh viên và HS. Đến năm 2020 có 100% các trường học có chi bộ, đảng bộ.
2.4. Thực trạng về công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường trong trường trung học phổ thông ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định hiện nay
2.4.1. Thực trạng nhận thức về công tác định hình và phát triển văn hóa nhà trường
Khảo sát lấy ý kiến CBQL, GV ở 03 trường THPT trên địa bàn 03 huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định, nhận thức về mức độ cần thiết của công tác định hình và phát triển VHNT trong quá trình giáo dục và trong các trường THPT được thể hiện ở bảng 2.1 và bảng 2.2.
50
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về công tác định hình và phát triển VHNT trong quá trình giáo dục hiện nay
Đối tượng
Mức độ
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL 6 75,0 2 25,0 0 0 0 0 GV 45 39,82 50 44,25 18 15,93 0 0
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về công tác định hình và phát triển VHNT trong trường THPT hiện nay
Đối tượng
Mức độ
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) CBQL 7 87,5 1 12,5 0 0 0 0 GV 48 42,48 52 46,02 13 11,5 0 0
Qua số liệu khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy đại đa số CBQL, GV đều thống nhất cho rằng công tác định hình và phát triển VHNT trong quá trình giáo dục và trong các trường THPT là cần thiết và rất cần thiết (100% CBQL, trên 88% GV thống nhất). Vì định hình và phát triển VHNT sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của văn hóa nhà trường
Khảo sát lấy ý kiến CBQL, GV ở 03 trường THPT trên địa bàn 03 huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định, nhận thức về vai trò của VHNT được thể hiện ở bảng 2.3, 2.4, 2.5.
51
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự ảnh hưởng của VHNT lành mạnh đối với HS
S T T Nội dung Mức độ ảnh hưởng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém S L TL (%) S L TL (%) S L TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Tạo ra môi trường học tập
có lợi nhất cho HS 73 60,33 25 20,66 23 19,01 0 0 0 0
2 Tạo ra môi trường thân
thiện, an toàn cho HS 75 61,98 27 22,31 19 15,70 0 0 0 0
3
Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò
71 58,68 29 23,97 21 17,36 0 0 0 0
Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự ảnh hưởng của VHNT lành mạnh đối với GV
S T T Nội dung Mức độ ảnh hưởng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém S L TL (%) S L TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1
Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV
60 49,59 55 45,45 6 4,96 0 0 0 0
2
Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập
52
Bảng 2.5: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự ảnh hưởng của VHNT lành mạnh đối với CBQL
S T T Nội dung Mức độ ảnh hưởng Tốt Khá Trung bình Yếu Kém S L TL (%) S L TL (%) S L TL (%) S L TL (%) SL TL (%) 1
Tạo bầu không khí dân chủ, thu hút được sự ủng hộ của mọi thành viên để hoạch định sự phát triển của nhà trường đúng hướng
57 47,11 50 41,32 14 11,57 0 0 0 0
2
Giúp người CBQL tin tưởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của GV, HS trong mọi hoạt động, cùng nhau đưa nhà trường phát triển
55 45,45 47 38,84 19 15,70 0 0 0 0
3 Hỗ trợ điều phối và kiểm
soát 35 28,93 40 33,06 30 24,79 16 13,22 0 0
4 Hạn chế tiêu cực và xung
đột trong quá trình quản lý 38 31,40 42 34,71 28 23,14 13 10,74 0 0
Qua số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy đại đa số CBQL, GV cho rằng VHNT lành mạnh có ảnh hưởng tích cực đối với CBQL, GV và HS.
- Đối với HS: Trên 80% CBQL, GV cho rằng VHNT lành mạnh sẽ có tác dụng tích cực đối với HS, tạo môi trường thuận lợi để HS học tập, rèn luyện, phát huy năng lực bản thân, tạo dựng mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau.
- Đối với GV: Trên 95% CBQL, GV cho rằng VHNT lành mạnh sẽ tạo bầu không khí tin cậy, hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hướng tới chất lượng giáo dục.
53
- Đối với CBQL: Khoảng 70% CBQL, GV cho rằng VHNT lành mạnh là cơ sở để người CBQL thu hút được sự ủng hộ của mọi thành viên trong nhà trường trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong quá trình quản lý.
2.4.3. Thực trạng nhận thức về vai trò của các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường
Khảo sát lấy ý kiến CBQL, GV ở 03 trường THPT trên địa bàn 03 huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định, nhận thức về vai trò của các yếu tố cấu thành VHNT được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của các yếu tố cấu thành VHNT
Các yếu tố cấu thành VHNT Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Triết lý mang lại ý nghĩa tồn tại của nhà trường và quan hệ của nhà
trường đối với CB, GV, NV và những người liên quan 27 22,31 2. Các giá trị chủ đạo mà nhà trường dựa vào đó để xác định các mục
tiêu hoặc các phương tiện đạt được mục tiêu đó 30 24,79 3. Chuẩn mực được chia sẻ bởi các thành viên trong nhà trường và quy
định các nguyên tắc quan hệ qua lại trong tập thể 15 12,4 4. Các quy tắc của ”trò chơi” diễn ra trong tập thể 4 3,31
5. Bầu không khí tồn tại trong tập thể 36 29,75
6. Các nghi thức ứng xử, ký hiệu, dấu hiệu được sử dụng trong nhà
trường 9 7,44
Qua số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy các yếu tố cấu thành VHNT đều có vai trò quan trọng. Trong đó yếu tố Bầu không khí tồn tại trong tập thể được 29,75% CBQL, GV xác định là yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là các yếu tố Các giá trị chủ đạo mà nhà trường dựa vào đó để xác định các mục
54
tiêu hoặc các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó (24,79%), Triết lý mang lại ý nghĩa tồn tại của nhà trường và quan hệ của nhà trường đối với CB, GV, NV và những người liên quan (22,31%).
2.4.4. Biểu hiện tiêu cực trong văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông hiện nay
Khảo sát lấy ý kiến CBQL, GV ở 03 trường THPT trên địa bàn 03 huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định, chúng tôi thống kê được các biểu hiện tiêu cực trong VHNT tại các trường THPT trên địa bàn khảo sát gồm:
- Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau;
- Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ cá nhân; - Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc;
- Trách mắng HS vì các em không có sự tiến bộ; - Thiếu sự động viên, khuyến khích;
- Thiếu sự cởi mở, tin cậy;
- Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời.
Ý kiến của CBQL, GV về sự cần thiết phải ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong VHNT hiện nay được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực trong VHNT hiện nay
Biểu hiện
Mức độ Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết
Không cần thiết S L TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1. Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau 72 59,5 36 29,75 13 10,74 0 0 2. Sự kiểm soát quá chặt chẽ
55 chủ cá nhân
3. Quan liêu, nguyên tắc một
cách máy móc 65 53,72 47 38,84 9 7,44 0 0
4. Trách mắng HS vì các em
không có sự tiến bộ 17 14,05 39 32,23 45 37,19 20 16,53 5. Thiếu sự động viên, khuyến
khích 37 30,58 50 41,32 24 19,83 10 8,26
6. Thiếu sự cởi mở, tin cậy 24 19,83 48 39,67 38 31,4 11 9,09 7. Mâu thuẫn xung đột nội bộ
không được giải quyết kịp thời 65 53,72 45 37,19 8 6,61 3 2,48
Qua số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy đại đa số CBQL, GV nhận thức việc ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực của VHNT hiện nay là cần thiết và rất cần thiết (90% trở lên). Riêng biểu hiện Trách mắng HS vì các em không có sự tiến bộ có 53,72% CBQL, GV cho rằng ít cần thiết và không cần thiết để ngăn ngừa, vì trong thực tế dù muốn hay không ở bất kỳ trường học nào cũng tồn tại một bộ phận HS không có sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện, nếu