6. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Ảnh hưởng của văn hóa Truyện Kiều đến đời sống văn chương và xã
xã hội Việt Nam
Trong chuyên luận Thi pháp Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng thế giới văn hoá Truyện Kiều có nhiều mối quan hệ với văn hoá cổ điển Trung Quốc. Có thể trước khi viết Truyện Kiều, nhà thơ đã hình thành một nhãn quan văn hoá, thẩm mỹ đậm nét cổ điển Đông phương và đã từng thể hiện một cách sâu sắc trong các thi phẩm Hán văn. Nguyễn Du dẫn dụng nhiều thi liệu văn hóa có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc. Chính điều này đã tác động một cách sâu sắc và mạnh mẽ đến ngôn ngữ văn học giai đoạn này. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định nó cũng góp phần tạo nên một phong cách nghệ thuật của trường phái Tập Kiều, Hậu Truyện Kiều.
Sau khi ra đời, Truyện Kiều đã thực sự trở thành món ăn tinh thần cho bao thế hệ người đọc Việt Nam. Cùng với Lục Vân Tiên ở Nam Bộ, Truyện Kiều đã trở thành hai đại tuyệt phẩm của dòng truyện Nôm bác học. Sự ra đời của Truyện Kiều đã góp phần to lớn làm đa dạng hoá đời sống văn hóa dân tộc. “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà Chính Thái, xem nôm Thúy Kiều” đã trở thành một nét vănhóa đặc sắc của người dân Việt. Thế giới văn hoá trong
Truyện Kiều đã đạt đến độ tinh xảo, chính xác, là điển hình tiêu biểu cho sự phát triển toàn thịnh của văn hoá, văn học dân tộc và những tác động của nó, đã hình thành nên lớp từ ngữ văn hóa Truyện Kiều. Hệ thống ngữ liệu này đã đi vào ngôn ngữ văn học và trở thành những chất liệu làm tô đậm thêm vẻ đẹp duyên dáng của văn học Việt Nam.
hoạt chịu ảnh hưởng của văn hoá Kiều như đố Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều, hoạt cảnh, ca tài tử, cải lương liên quan các tuồng tích trong Truyện Kiều đều in đậm dấu ấn của sự giao lưu tiếp biến văn hoá. Có thể nói rằng, dấu ấn của sinh hoạt dân gian xứ Nghệ “địa linh nhân kiệt”, đất Hồng Sơn văn hiến, phong cách Hồng Sơn và đô thành Thăng Long đã hun đúc nên vẻ đẹp đài các nhưng mộc mạc, quý phái nhưng chân chất của các khung cảnh không gian, thời gian trong tác phẩm. Và một lần nữa, những nét đẹp văn hóa ấy đã bước ra từ những trang văn Kiều và đi vào đời sống dân tộc, tạo nên những cung bậc tiếp nhận mới cho việc thưởng thức một tuyệt phẩm của mọi thời đại. Các nhà Kiều học như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Quảng Tuân…và nhất là Phạm Đan Quế, là những chuyên gia đã tâm huyết một đời với văn hóa Kiều đã chứng minh được những ảnh hưởng sâu đậm của Truyện Kiều đối với các sinh hoạt văn hóa dân tộc. Có thể nhận thấy, từ nền văn hóa Kiều, các hình thức sinh hoạt văn hoá như bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều đã dần được định hình và trở thành những thú chơi tao nhã của biết bao văn nhân thi sĩ Việt Nam.
Trong văn học hiện đại Việt Nam, Lê Thu Yến là người đã cất công tìm kiếm và phác thảo diện mạo thơ hiện đại đã ảnh hưởng của văn hoá Kiều. Bà đã luôn tâm đắc và trăn trở với thế giới văn hoá trong Truyện Kiều. Với bà, Nguyễn Du và Truyện Kiều hầu như là nguồn cảm hứng vô tận, Truyện Kiều
là một sự không cùng. Văn hoá Kiều dường như đã len lỏi vào máu thịt của các tầng lớp nhân dân. Nhà thơ Phạm Thiên Thư đã thật sự thể hiện điều ấy khi viết Đoạn Trường Vô Thanh. Theo ông, tác phẩm này được như một sự
lý giải, sự tiếp nối, phân tích về hậu thân của Kiều theo luật Nhân quả của nhà Phật vẫn không thoát khỏi bóng cả của câu thơ Kiều: “Đoạn trường sổ gói tên hoa, xưa là giọt lệ nay là hạt châu”. Bên cạnh đó, cũng có người diễn xuôi thơ Kiều như một sự ngược dòng, nhưng đó là một cuộc lội ngược văn hóa,
dường như những câu thơ đã không đủ để cho họ hiểu rõ về Truyện Kiều và để dễ dàng thuyết phục lòng người, chứng minh cho các chủ thuyết của Phật môn. Sư ông Thích Nhất Hạnh bên cạnh Thả một bè lau, ông còn phóng tác Truyện Kiều văn xuôi (dành cho người trẻ tuổi) (2007). Tác phẩm của Phạm Thiên Thư và Thích Nhất Hạnh, các bản dịch Trung văn của Hoàng Dật Cầu, La Trường Sơn, bản dịch pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh, bản tiếng Anh của Xuân Thuỷ và đặc biệt số lần xuất bản của Truyện Kiều cũng đã minh chứng cho sự thành công và sức sống của Truyện Kiều
trong đời sống văn hóa. Như vậy, dù có những quan điểm khác, đứng trên những lập trường khác nhau nhưng người ta vẫn thấy ở Truyện Kiều những hơi ấm của tình dân tộc, tình người.
Xuất phát từ một nhãn quan đặc biệt đến một phong cách văn hoá thâm thuý, qua những giọng văn đặc trưng, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hoàn thành sứ mệnh văn hoá cao cả của nó. Truyện Kiều đã hình thành nên một nền văn hoá Kiều trong dòng chảy văn hoá Việt Nam. Nó đã mang đến cho văn hoá dân tộc những hương vị mới, đậm đà và đa thanh sắc. Việc tiếp nhận
Truyện Kiều trong một bối cảnh giao lưu văn hoá không chỉ giúp cho người đọc các thế hệ hiểu thêm về một tuyệt tác văn học, một điển hình tiêu biểu cho văn chương Việt Nam. Và trong dòng chảy văn hoá, Truyện Kiều vẫn là sinh mệnh của dân tộc, là món ăn tinh thần quý giá của nhân dân ta.