Hình tượng thánh thần trong văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 47 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Hình tượng thánh thần trong văn học trung đại Việt Nam

Đây là hình tượng thứ cấp, sau trời phật nhưng cũng được xem là một lực lượng có quyền năng tuyệt đối. Trong tín ngưỡng thần thánh của người Việt, hệ thống tôn thần khá phong phú và đa dạng. Thiện có ác có, chánh có tà có. Xuất thân của chư vị này cũng khá đa dạng, từ thiên nhiên, từ nhân gian, từ truyền thuyết… nhìn chung hệ thống này phổ quát khắp mọi hình thức tín ngưỡng, đảm bảo sự đa dạng trong tâm lý thờ cúng của người Việt. Những câu chuyện được ghi chép trong Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái truyện, Truyền kì mạn lục, Lan trì kiến văn lục, Truyền kì tân phả…đã minh chứng rõ điều ấy. Đặc biệt, những câu chuyện về tình người – tiên đã tạo nên một dòng truyện ít nhiều mang màu sắc của văn chương trung đại. Câu chuyện Tú Uyên – Giáng Kiều, Từ thức lấy vợ tiên, truyện Tiên chúa Ngọc Tiên… là những đại diện tiêu biểu nhất. Trong Truyền kì mạn lục, câu chuyện Từ Thức tiên hôn lục đã kể rõ về tình yêu và sự kết hôn giữa tài tử Từ Thức và tiên nương Giáng Hương. Hay câu chuyện giữa Đào Sinh và Thần nữ Liễu Hạnh trong Vân Cát thần nữ (Truyền kì tân phả) cũng mang mầu sắc diễm tình và huyền ảo.

Đối với người Việt, thần thánh cũng như trời phật, là những đối tượng có thể thấu hiểu mọi nỗi đau của thế gian. Chính niêm tin ấy khiến cho con người luôn trông cậy vào sự gia hộ của thần thánh. Trong tình cảnh sắp lâm bồn, nàng Cúc Hoa chỉ biết trông cậy vào sự hộ trì của chu vị tôn thần:

Vái cùng thiên địa chứng tri, Tôi còn thơ dại tiểu nhi một mình. Ví dù nhị nở thai sinh,

Quỷ thần phù hộ thoát mình nở hoa. Trước sau không có người ta,

Chồng thì cách trở đường xa chưa về…

Vì lẽ ấy, trong suy nghĩ của người Việt, thánh thần còn xuất hiện giữa đời thực để tỏ rõ oai nghiêm:

Lòng thành thấu đến thiên tào

Sai Văn Xương xuống kíp vào đầu thai.

(Tống Trân Cúc Hoa)

Trong lịch sử phát triển của văn hoá phong kiến, chư vị tôn thần, liệt thánh luôn được các triều đại gia phong và lập đền thờ để muôn dân chiêm bái, vọng ngưỡng. Bên cạnh đó, một số nhân sĩ có đời sống ẩn dật, tu đạt được cảnh giới thiên tiên, hiển thánh giúp đời, được nhân dân tôn kính không khác gì thần thánh và truyền tai nhau những câu chuyện linh ứng xung quanh những nhân vật đó. Truyện Hồng Sơn chân nhân, Chân nhân sừng hươu (Hội Chân biên), Dật sự ông tiên họ Phạm, Bùi Cầm Hổ (Tang thương ngẫu lục),

Áp lãng chân nhân (Nam Ông mộng lục)… trong văn xuôi truyền kì Việt Nam là những câu chuyện như vậy.

Có thể nói, mỗi hoạt động trong đời sống của người Việt đều nghĩ thần thánh. Thế giới siêu nhiên do đó đã trở thành một thành tố quan trọng của đời sống trần thế. Trong thế giới siêu nhiên ấy, liệt thánh là các vị anh hùng dân tộc luôn được nhân dân tôn trọng. Đó là Đức Thánh Trần, Phù Đổng thiên vương…, những biểu tượng của lòng yêu nước trong mạch ngầm văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)