Thuật số và linh phù, phong thuỷ trong văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 48 - 110)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Thuật số và linh phù, phong thuỷ trong văn học trung đại Việt Nam

Quỷ thần, kính nhi viễn chi” là một giáo điều của Khổng giáo luôn được các thế hệ Nho sĩ tâm niệm, bốn điều mà Khổng Tử đã không bao giờ đề cập đến: “Quái, lực, loạn, thần” cũng được các văn sĩ Việt Nam ghi nhớ. Tuy nhiên, trong văn học cổ điển Việt Nam, lai lịch và sức mạnh hiển linh của quỷ thần và những nhân vật kì bí được xem như là những bông hoa tô điểm thêm cho những câu chuyện kì ảo, nhuốm màu huyền thoại. Vì lẽ ấy, trong dòng văn học này, phép thuật, linh phù, thuật số, bói toán được miêu tả như là

những hiện thân cho sức mạnh của quỷ thần.

Trong Thiền uyển tập anh, những câu chuyện về thiền sư Đạo Hạnh, Minh Không được miêu tả như là sức mạnh của chánh pháp áp đảo bàng môn. Đó là những phép Nhâm, Độn, di chuyển trong mọi không gian. Đó là những linh phù trấn ếm, đó là những thuật phong thuỷ nhằm mang lại những lợi lộc vật chất cho con người… Tuy nhiên, trong văn học cổ, hai phép thuật được xem là trội bật đó là phép trảm yêu, trừ ma và phép chữa bệnh. Các thiền sư, đạo sĩ là những nhân vật đại diện cho hệ thống pháp thuật đó, họ mang sứ mệnh tiêu diệt ma quỷ mang lại ấm no, yên bình, hạnh phúc cho nhân gian. Đức Quan âm đại sĩ với cành dương và nước Cam lộ đã chữa lành đôi mắt mù của thiền sư Ma Ha (Thiền uyển tập anh). Thiền sư Minh Không đã trị bệnh cho vua Lý Thần Tông bằng cách “nấu nước để rửa”, “tay cọ đến đâu lông hết đến đấy, thân thể liền bình phục” (Nam Ông mộng lục) [19].

Trong truyện trung đại, nhất là loại truyện truyền kì, phép thuật biến hoá là loại phép thuật linh dị thường xuyên được nhắc đến. Cây cỏ, muông thú và tất cả những linh vật khác đều có thể hoá thân thành người để thụ hưởng những thú vui của nhân gian. Qua Truyền kì mạn lục, với những câu chuyện chí quái, chí dị, dường như Nguyễn Dữ đã để lại cho đời những câu chuyện thú vị, nhất là một cuộc hội thoại kì lạ ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ). Sự sáng taọ và độc đáo ở chỗ, thông qua sự uyên áo, kì ảo của phép thuật, tác giả đã dựng nên một cuộc thoại kì thú giữa Hồ Quý Ly và vượn tinh, cáo tinh. Bên cạnh những câu chuyện có màu sắc tích cực, phép thuật cũng được các tác giả sử dụng để tạo dựng những tình huống kì lạ về chuyện yêu ma gạt người. Thánh Tông di thảo kể lại một câu chuyện chuột tinh đã hoá phép lừa người thiếu phụ, nhưng phép thuật của nó có tài giỏi đến đâu cũng buộc phải hiện nguyên hình.

cũng được các văn sĩ trung đại khai thác. Thông thường, trong văn hoá cung đình, trước khi tiến hành một việc gì, nhà vua cũng phải hạ chỉ cho Khâm Thiên giám coi ngày giờ, cát hung. Ngay đến vua Quang Trung dẫn quân ra Bắc nhưng chưa ra bái tế Thái miếu cũng lệnh cho Nguyễn Hữu Chỉnh chọn ngày tốt để xuất đại binh. Trong Lục Vân Tiênca diễn cũng vậy, thầy bói gieo quẻ bằng mai rùa và cỏ thi:

Thầy bèn gieo quẻ đặng linh:

Chiêm tên tuổi ấy lộ trình mắc chi? Ứng vào rùa với cỏ thi,

Rồi thầy coi quẻ một khi mới tường.

Cùng với bói toán, thuật phong thuỷ cũng được khai thác triệt để trong các tác phẩm văn học trung đại. Việc xem dương trạch và âm trạch là điều hệ trọng trong văn hoá cổ điển Việt Nam. Câu chuyện Cao Biền, Đinh Bộ Lĩnh hay các vị đại khoa đã được sự hỗ trợ của các thầy phong thuỷ là những truyện thường được kể trong các tác phẩm. Một trong những lý do thiên đô mà Lý Công Uẩn đưa ra là phong thuỷ, ông cho rằng: “biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa” (xem khắp nước Việt, đây là chỗ thắng địa) vì nó được cái thế “rồng cuộn hổ ngồi”, có thể làm đại đô cho muôn đời vậy. Ở tác phẩm Tang thương ngẫu lục có 9/90 truyện bàn đến vấn đề âm trạch, huyệt mộ này. Cùng với mộng triệu, điềm báo, linh ứng,… cúng vái, cầu khẩn cũng là một dạng thức quan trọng và phổ biến của các nhân vật trong văn học trung đại. Đó dường như là một nhu cầu tâm linh khá lớn, nhất là cầu tự, cầu công danh, cầu gia đạo, cầu bình an, tiêu tai…

Tóm lại, các dạng thức tâm linh trong văn học trung đại rất đa dạng và nhiều kiểu thức khác nhau. Những kiểu thức đó là những biểu hiện cụ thể của các loại tín ngưỡng đã và đang tồn tại trong văn hoá Việt Nam. Thông qua những câu chuyện tâm linh thấm đẫm màu sắc huyền ảo, các tác giả muốn gửi

gắm những thông điệp của cuộc sống. Đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trọn vẹn và đầm ấm.

Tiểu kết Chương 1

Có thể nói đến Truyện Kiều, văn hoá tâm linh đã trở thành một phương diện quan trọng trong đời sống văn học, văn học cổ điển Việt Nam. Sự tiếp cận hệ thống này trong các tác phẩm thời trung đại, nhất là ở phương diện truyện Nôm, chúng ta cần phải xem xét đến các cơ sở hình thành và những biểu hiện cụ thể của văn hoá tâm linh. Hơn bất kì một yếu tố nào khác, văn hoá tâm linh đã thực sự mang lại cho những tác phẩm văn học những giá trị bất biến, giúp cho những tác phẩm này được tồn tại bền vững và vận động một cách hoàn bị trong lịch sử phát triển nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Chương 2. ỨNG XỬ VĂN HOÁ TÂM LINH CỦA NGUYỄN DU VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LINH TRONG

TRUYỆN KIỀU

2.1. Ứng xử văn hoá của Nguyễn Du với vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng

trong Truyện Kiều

2.1.1. Nghệ thuật dung hợp trong ứng xử với phật giáo và tín ngưỡng bản địa trong văn hóa Việt của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Dung hợp là một trạng thái dung hoà, không thái quá và cũng không bất cập, điều phối tiết chế một cách vừa phải hợp lý, đúng mục đích. Nhìn lại quá trình nghiên cứu tác gia Nguyễn Du cho thấy, những vấn đề văn chương trội bật, được quan tâm nhiều thì việc càng đào sâu suy nghĩ càng cho ta thấy những chiều kích vĩ đại mà ông để lại cho hậu thế qua gia tài nghệ thuật của mình, nhất là tuyệt phẩm Truyện Kiều. Với tư cách là một hành giả phật giáo, tác giả văn chương Nho giáo, những ứng xử của Nguyễn Du với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa là điều mà thật sự chưa mấy ai lưu tâm và khái quát. Với tư cách cá nhân, dường như ông không hẳn “thành tín” với bất kỳ tôn giáo, tín ngưỡng nào như một tu sĩ. Nhưng qua những sáng tác văn chương, đặc biệt là

Truyện Kiều, vẫn dễ dàng nhận thấy một thái độ dung hợp các hệ tư thưởng tam giáo và tín ngưỡng bản địa. Khảo sát trong Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy có những đoạn được thể hiện như một hình thức nghi lễ tín ngưỡng cụ thể nào đó:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời,

Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh.

Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Qua bức tranh Thanh Minh trong tháng quý xuân, một tập tục vốn có truyền thống, một tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được ông miêu tả khắc họa. Có thể đó là tập tục của người Hán, nhưng điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người Việt chúng ta. Tập tục tảo mộ, đạp thanh, đốt vàng mã … là những minh chứng rõ nhất cho quan niệm đó. Có điều, sự thể hiện hững hiện tượng văn hoá ấy không hoàn toàn mạch lạc, rõ ràng mà cứ bàng bạc ẩn sau câu chữ như chính con người nhiều tâm sự u uẩn, không dễ nói thành lời. Đi sâu và thi phẩm Truyện Kiều, chúng ta có thể nhận thấy nét bản sắc nổi bật của văn hóa Việt đó là sự dung hợp trong phương thức tiếp nhận, mềm dẻo trong tinh thần đối phó. Sự tương đồng trong nội dung tư tưởng cũng là một trong những nguyên nhân để Phật, Nho, Đạo cùng nhau tồn tại và phát triển. Nho giáo chủ trương dương Nhân, thủ Trung Tín, Nhà Phật chủ trương đề cao tư tưởng Từ bi, Bác ái, Sắc không…, Lão Trang nêu cao tinh thần Vô vi…, tất cả những sự tương đồng ấy dẫn đến hòa đồng.

Trong tâm thức của mình, người dân Việt Nam chúng ta vốn dĩ không nhiệt thành riêng biệt tôn giáo, tín ngưỡng nào mà luôn có xu hướng dung hòa chúng với nhau như một cứu cánh cho thế giới tinh thần. Cách ứng xử của Nguyễn Du có lẽ xuất phát từ tâm thức dân gian đầy tinh thần dân tộc ấy. Ông là một nhà nho chính hiệu, lại tự nhận rằng Thử tâm thường định

bất ly thiền (Lòng này thường định, chẳng xa Thiền), trong sáng tác văn chương cũng thấm sâu tinh thần cực lạc, siêu thoát của Đạo giáo, lại có cả những niềm tin tâm linh mang hơi hướng hòa trộn giữa Nho – Phật – Đạo và tín ngưỡng dân gian.

Có lẽ Nguyễn Du đã tìm thấy đâu đó một chút tương đồng giữa “thiên mệnh” và triết lý “nghiệp báo – nhân quả” của nhà Phật nên trong cách xây dựng con đường đời của nhân vật trong Truyện Kiều, người đọc khó nhận rõ ranh giới của chữ “mệnh” và chữ “nghiệp”. Tuy nhiên, cảm tình với Phật giáo lại rõ rệt hơn so với Nho giáo mỗi khi đường biên của hai tôn giáo này được Nguyễn Du ý thức rạch ròi. Ông luôn tỏ ra oán thán chữ “mệnh” nhưng lại để nhân vật bằng lòng với chữ “nghiệp” với thuyết “nhân quả” có pha trộn với quan niệm “quả báo” của dân gian. Cả tác phẩm, hễ khi nào Kiều đi đến tận cùng của bi kịch thì Nguyễn Du lại hạ bút kết luận những câu đầy chua xót về thiên mệnh. Khi Kiều chấp nhận kiếp bán thân ở lầu xanh lần thứ nhất:

Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân.

Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi.

Khi rơi vào lầu xanh lần thứ hai, ông mượn lời Kiều để tự thán:

Chém cha cái số hoa đào, Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi.

Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.

Chữ Mệnh của Nho giáo là vậy. Nhưng khi bàn về chữ Nghiệp trong luật Nhân quả của Phật giáo với tư duy quả báo nhỡn tiền của dân gian, ông lại để nhân vật coi đó như một cách ngâm nga làm phép giải tỏa tinh thần. Ông lý giải rằng kiếp này của Kiều chính là hệ quả cho những tội lỗi từ kiếp

trước. Kiều tự tử ở nhà Tú bà, Đạm Tiên hiện lên báo cho nàng biết:

Rỉ rằng: “Nhân quả dở dang, Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?

Số còn nặng nghiệp má đào, Người dù muốn quyết trời nào đã cho.

Cảm tình của Nguyễn Du với đạo Phật chắc chắn là có, nhưng ông có thực sự là người am hiểu Phật giáo không? Trả lời câu hỏi này cần căn cứ trên những trước tác văn chương mà ông để lại. Nội dung của Truyện Kiều cũng xoay quanh chữ nghiệp báo - nhân quả và bên cạnh đó là chữ Thân, Khổ,

Tâm. Có thể nói rằng, với tư cách là người ngoại đạo, Tố Như Tử đã đưa Phật giáo vào văn chương. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin chắc rằng Nguyễn Du không chỉ là người am hiểu Phật học mà còn là người am tường rất rõ những vấn đề nhân sinh, túc trái tiền duyên theo quan niệm nhân gian khi thể hiện qua tư tưởng Phật học. Điều này đã được Sư ông Thích Nhất Hạnh khẳng định trong Thả một bè lau - Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán [36].

Từ góc độ chữ Nghiệp của nhà Phật, Nguyễn Du đã phản ánh cuộc đời Thúy Kiều hoàn toàn theo quan niệm về chữ Nghiệp gắn với chữ Thân, chữ Khổ. Bởi lẽ, chúng sinh vì có thân nên tạo nghiệp, vì tạo nghiệp nên nhận quả báo. Vương Thúy Kiều chịu khổ ở kiếp này là do túc trái oan nghiệp tạo ra từ những tiền kiếp nhưng bằng tấm lòng hiếu hạnh, chất thiện căn, nàng Kiều đã thực sự chuyển được nghiệp, điều này như trên chúng tôi đã giải thích, nằm hoàn toàn trong quan niệm về của Phật giáo chứ không phải Nguyễn Du làm sai khác đi. Ông lý giải chữ Nghiệp của nhà Phật một cách khá cặn kẽ:

Đã mang lấy nghiệp vào thân, Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.

Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Nhìn chung với Nguyễn Du, thân đã mang nghiệp thì đừng trách trời đất mà phải tích thiện, phát triển các hạnh, lấy thiện căn, nuôi dưỡng cái thiện tâm. Chỉ có điều đó mới có thể chuyển được nghiệp xấu thành nghiệp tốt cho cuộc đời. Như vậy, trong ý thức của mình, Nguyễn Du rất am hiểu những nội dung của chữ Nghiệp – một nội dung quan trọng trong tư tưởng phật giáo. Ông sử dụng nó như một phương tiện cơ bản để lý giải số phận Thúy Kiều. Với cái nhìn thực chứng, quan điểm này có phần duy tâm nhưng lại khá hợp lý, đúng với quy luật tư duy của người dân Việt. Nếu xét từ góc độ xã hội học tôn giáo, quan niệm này dễ dàng được chấp nhận. Điều này càng chứng tỏ Nguyễn Du thực sự là người am tường và bày tỏ cảm tình rõ rệt với đạo Phật. Đặc biệt trong quá trình thể hiện tư tưởng phật giáo ông đã lồng kết và khẳng định tư tưởng của văn hoá bản địa trong tư tưởng nghệ thuật, tạo nên sự hấp dẫn và sâu sắc.

2.1.2. Sự vận dụng linh hoạt của tư tưởng phù thuật Đạo giáo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Trong thời đại của Nguyễn Du, xuất thân từ Nho giáo, các phần tử trí thức phong kiến cảm thấy mệt mỏi bởi những ràng buộc khắt khe của nó. Có lẽ vì điều ấy mà chúng ta ít thấy Nguyễn Du tỏ ra cổ vũ, nhiệt liệt tán dương tinh thần Trung quân, thượng trí quân, hạ trạch dân (trên thì hết lòng thờ vua, dưới thì ban ơn mưa móc cho dân chúng). Chỉ riêng chuyện dành tâm huyết trau chuốt cho nhân vật Từ Hải trong tâm thế “nghênh ngang một cõi biên thùy” với “triều đình riêng một góc trời” đã có thể minh chứng cho tâm tư mong mỏi được “tháo cũi sổ lồng” của ông. Có thể nói, niềm tin “thiên mệnh” là lực lượng siêu nhiên có sức mạnh chi phối và đẩy con người vào bi kịch khá mạnh trong tâm thức Nguyễn Du, khiến ông dù đã có phần chú trọng “những điều trông thấy” nhưng khi đi vào giải thích số mệnh con người thì lại cứ dằng dai, quanh quẩn trong lý thuyết siêu hình ấy của Nho giáo.

Đến với Đạo giáo, ông tiếp cận tôn giáo này chủ yếu ở tông phái Chính nhất giáo – một chi nhánh chuyên về phù thuật và ảnh hưởng khá mạnh trong văn hoá dân gian Việt Nam. Nguyễn Du cũng có xu hướng tâm linh, đặt cảm tình vào những phép bùa chú, bấm độn... nhiều hơn là những ý niệm triết học của nó. Ở khía cạnh này, bản chất của Đạo giáo ở nước ta trong sự pha trộn đến mức khó tìm ranh giới với tín ngưỡng dân gian đã thể hiện rõ trong quan niệm của ông. Truyện Kiều cũng là minh chứng rõ rệt nhất. Số phận nàng Kiều không chỉ được uốn theo quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nho giáo, quan niệm “nghiệp báo – nhân quả” của Phật giáo mà còn có xu hướng dựa theo thuật tướng số. Mới bắt đầu những giây phút đắm say trong tình yêu với Kim Trọng, nàng đã tự nhận phận mình mỏng như “cánh chuồn” để mông lung về sự “vuông tròn” hạnh phúc và kể lể với chàng Kim. Suốt những năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 48 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)