Những cơ sở hình thành văn hoá tâm linh trong văn học trung đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 39 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Những cơ sở hình thành văn hoá tâm linh trong văn học trung đạ

đại Việt Nam

Khi khảo sát các giá trị của văn hoá tâm linh trong văn học cổ điển Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những cơ sở hình thành nên các giá trị của vấn đề này chính là từ trong cội nguồn tín ngưỡng dân gian, sự hoà quyện của ý thức tam giáo và sự dung hoà, ứng xử của con người trước các vấn đề tôn giáo ở thời kì cổ trung đại Việt Nam.

Hệ thống tín ngưỡng được xem xét trong nội dung nghiên cứu này là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng sùng bái vật tổ... những cơ sở này bắt nguồn từ sự chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, tâm lí, thói quen và tính cách dân tộc Việt. Dân tộc chúng ta cư trú trên một địa bàn có điều kiện sinh thái đầy khắc nghiệt, khí

hậu và thời tiết thay đổi thất thường. Điều này tất yếu sinh ra tâm lí phụ thuộc, nể sợ, e ngại các hiện tượng tự nhiên và ý thức tôn sùng, sống hoà hợp với tự nhiên. Do vậy, sự quan sát thiên tượng đã trở thành kinh nghiệm sinh tồn cần có của mỗi người dân:

Trông trời, trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

Từ tâm lý này, việc thờ cúng thần sông, thần nước, thần sấm, thần mưa… tục tế thiên, tế địa, chư vị thiên thần khá phổ biến. Vì vậy, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên được hình thành và rất phổ biến trong nhân dân. Theo Phan Đại Doãn:

Ở góc độ vũ trụ quan, người Việt Nam và cả một số nước Đông Á quan niệm về quan hệ giữa con người và thiên nhiên có ba yếu tố: Trời – Đất – Người (Thiên, địa, nhân) mà trong đó con người là bộ phận của thiên nhiên, đúng như tục ngữ của người Việt Nam đã nói con người là hoa của đất, nghĩa là con người là tinh hoa của đất nhưng không tách khỏi đất. Trời và đất, theo cách nói ngày nay là thiên nhiên, được xem như một thức tế ngoài con người. Con người là cao quý, nhưng không thể thoát ly khỏi thiên nhiên mà chính là do thiên nhiên tạo nên. [Dẫn lại theo 10, tr.125]

Trong mối quan hệ tam tài này, thì trong ý thức của nhân dân, thiên vẫn là đối tượng được tôn kính nhất. Trong hệ tư tưởng của mình, người Việt thường sử dụng cặp phạm trù thiên (trời) và nhân (người) để khảo sát thiên nhiên và xã hội. Trong quan hệ đó, thế ứng xử của con người là phải giữ mối hài hoà, tạo thế cân bằng, tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, trong đời sống tâm linh của người Việt, hệ thống tín ngưỡng về thiên nhiên dần được hình thành

bên cạnh niềm tin, tâm thức và sinh hoạt văn hoá. Giao tiếp tín ngưỡng là một quá trình sàng lọc qua tâm thức, nền nếp sinh hoạt của lưu dân trên những vùng đất thiêng liêng gắn bó máu thịt với các cộng đồng người Việt.

Ngoài tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực cũng bao hàm tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm - dương, đất - trời, non - nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển. Trong mọi thời đại, con người vẫn có ước nguyện được tìm hiểu, nắm bắt mọi điều về thế giới xung quanh. Thực tiễn đó đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng đa dạng và phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người trong nguyện cầu được sinh sôi nảy nở, phát triển giống nòi, ước mong được sản xuất phồn thịnh, mùa màng được bội thu. Nhân gian xưa còn quan niệm qua trực giác, năng lượng thiêng liêng được tích tụ trong thiên nhiên hay trong bản thân mỗi người có khả năng chuyển sang vật nuôi và cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển.

Trong văn hoá Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Đây là tín ngưỡng mang tính biểu tượng linh thiêng được thể hiện rõ nhất trong các lễ hội diễn ra vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà đặc trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang sắc thái phồn thực, thể hiện ước mong một cuộc sống viên mãn như tranh đàn gà, đàn lợn, đàn cá. Có thể nói, dù ở bất kỳ dạng thức nào, dù mang tính thiêng hay tính trần tục thì tín ngưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống của người dân Việt. Qua đây chúng ta hiểu thêm phần nào về văn hóa dân gian Việt Nam giàu triết lý nhân văn.

Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người. Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và phần linh hồn. Một số dân tộc Đông Á coi linh hồn gồm hồn và vía. Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Dân tộc Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. Ba hồn gồm Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động), Thần (nguyên thần, tức thần thái của sự sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi, và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng thêm hai núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Cho nên nam có "ba hồn bảy vía" còn nữ có "ba hồn chín vía".

Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp khác còn vía nặng hơn sẽ bay là là mặt đất rồi tiêu tan. Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên cần phải đi bằng thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong những chiếc thuyền. Người Việt là người có tục thờ cúng tổ tiên phát triển nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo Đạo ông bà. Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trong ngày mất vì họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn, khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất, như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó là sự hòa quyện giữa Nước và Lửa (âm và dương) và Trời - Đất – Người (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.

hoá tâm linh Việt Nam. Nho giáo đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam suốt hai mươi thế kỷ. Sự có mặt tất yếu và vai trò lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam không tách rời sự hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo đã đáp ứng được những yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Khi chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, Nho giáo Việt Nam cũng trở nên lỗi thời, lạc hậu và có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Đạo giáo đi vào Việt Nam, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, tìm thấy ngay rất nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên Đạo giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng. Trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Tương truyền Hùng Vương vì giỏi phù phép nên có uy tín thu thập được 15 bộ để lập nên nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc, Đạo giáo rất phát triển ở Việt Nam. Nhiều quan lại Trung Hoa sang Việt Nam cai trị đều thích phương thuật thần bí, ví dụ như truyền thuyết Cao Biền đời Đường từng "cưỡi diều tìm long mạch" để triệt nguồn nhân tài Việt Nam. Nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới.

Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tính dung hòa trong Phật giáo Việt Nam được thể hiện qua sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống. Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Vân – Vũ – Lôi – Điện (Mây – Mưa - Sấm - Chớp). Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật giáo hóa". Các pho tượng này thường được gọi tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu". Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.

Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo Bắc truyền tiếp nhận Đạo giáo. Rồi cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyênTam giáo đồng quy truyền vào Việt Nam vào thời kì Bắc thuộc. Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau một cách rõ nét trong văn hoá Việt. Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh (Trang 39 - 44)